Hoạt động vận dụng

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG dạy – học LỊCH sử gắn với TRẢI NGHIỆM THỰC tế CHO học SINH THPT về ẢNH HƯỞNG của đạo PHÂT TRONG đời SỐNG HIỆN NAY của NHÂN dân HUYỆN yên THÀNH, NGHỆ AN (Trang 25 - 29)

Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:

1. Chiến thắng Đông Xuân năm 1953-1954 và Điện Biên Phủ 1954 có tác động như thế nào đến sự phát triển của cách mạng Việt Nam giai đoạn sau?

2. “Một dân tộc dù nhỏ, đất không rộng, người không đông nhưng nếu biết đoàn kết chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của một đảng chân chính thì nhất định sẽ đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược” (Hồ Chí Minh). Em hiểu câu nói trên như thế nào?

3. Tìm hiểu những đóng góp của nhân dân huyện Yên Thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp?

- Hướng dẫn HS tự học:

+ Học bài cũ.

+ Ôn tập nội dung đã học chuẩn bị cho thi cuối kì I.

Với việc sử dụng hình thức, các phương pháp và kỉ thuật dạy trong ví dụ trên, học sinh được phát triển các năng lực, phẩm chất, được rèn luyện các năng lực đặc thù môn Lịch sử, biết liên hệ, vận dụng và xác định mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương, biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết thực tế cuộc sống. HS còn được phát huy các năng khiếu bản thân, rèn luyện năng lực giao tiếp, hợp tác nhóm. Đặc biệt vừa học trực tiếp vừa trải nghiệm tại di tích giúp HS có nhận thức về ảnh hưởng của đời sống tâm linh Phật giáo trong xã hội vừa có hiểu biết sâu sắc về lịch sử văn hóa địa phương.

Ví dụ 2. Sử dụng kĩ thuật phòng tranh và phương pháp sử dụng tài liệu nhằm giáo dục thái độ trân trọng giữ gìn những di sản của tôn giáo tín ngưỡng truyền thống Việt Nam nói chung và di sản, truyền thống quê hương Yên Thành nói riêng khi dạy học chủ đề “sự phát triển lịch sử và nền văn hóa truyền thống Ấn Độ (Lịch sử 10)

Tổ chức thực hiện

Công tác chuẩn bị: Gv giao nhiệm vụ trước tiết học 10 ngày yêu cầu các nhóm sưu tầm tranh ảnh, những sinh hoạt cộng đồng trong ngôi chùa nơi em sinh sống, nét độc đáo nổi bật về các ngôi chùa trên địa bàn huyện Yên Thành.

Nhóm 1. Sưu tầm tranh ảnh về các ngôi chùa trên địa bàn huyện Yên Thành? Nhóm 2. Quan niệm của em của mọi người về ngôi chùa? Chùa là gì? Đến chùa để làm gì? Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về những sinh hoạt cộng đồng tại ngôi chùa em sinh sống?

Trải nghiệm thực tế là làm video quảng bá du lịch về chùa Thiên Tạo ở xã Phúc Thành.

GV đã phân công HS nhóm 1 và nhóm 2 Thiết kế Infographic giới thiệu các ngôi chùa trên địa bàn huyện Yên Thành, sinh hoạt cộng đồng tại ngôi chùa em sinh sống với các hướng dẫn cụ thể như sau:

- Infographic giới thiệu các ngôi chùa trên địa bàn huyện Yên Thành như: Chùa tiêu biểu cụm di tích Đền – chùa Gám (Chí Linh tự) xã Xuân Thành, Chùa Bảo Lâm xã Hoa Thành, Chùa Hương xã Mỹ Thành, Chùa Tạnh (Long Tĩnh tự), chùa Bi xã Hợp Thành, chù Thượng Sơn xã Lăng Thành, chùa Tuyền Thạch xã Mã Thành, cụm đền Hoàng - chùa Yên Lạc, chùa Thiên Tạo xã Phúc Thành, chùa Hậu xã Bắc Thành; chùa Non Nước xã Khánh Thành; chùa Trung xã Trung Thành; chùa Bảo Lương xã Bảo Thành; chùa Văn Sơn xã Vĩnh Thành; chùa Thiên Tâm xã Lý Thành; chùa Kim Liên xã Liên Thành; chùa Yên xã Nhân Thành.

* Đối với mỗi ngôi chùa, HS cần có các thông tin: -Tên chữ của chùa.

-Tên thường gọi và hình ảnh kiến trúc của chùa -Năm xây dựng hoặc triều đại phục dựng.. -Hoạt động tôn giáo tại chùa

* Đối với hoạt động sinh hoạt cộng đồng, HS cần có các thông tin, yêu cầu - Đa dạng các hoạt động

- Tên hoạt động, địa chỉ hoạt động diễn ra ở ngôi chùa cụ thể - Thời gian diễn ra hoạt động.

GV hỗ trợ HS kĩ thuật thiết kế infographic. HS thiết kế infographic theo định hướng sau:

-Thiết kế 1 infographic trình bày tổng quan tất cả các ngôi chùa nêu trên. -Thiết kế 1 inforgraphic cho những hoạt động sinh hoạt cộng đồng tại chùa.

Tiến hành tại tiết học. Khi dạy mục 1 chủ đề Vương triều Gúp ta và sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ.

Gv cho hs các nhóm trưng bày và trình bày sản phẩm tạo thành phòng triển lãm về những ngôi chùa trên địa bàn huyện và những sinh hoạt văn hóa cộng đồng trên ngôi chùa nơi mình sinh sống. Các nhóm báo cáo, trình bày về sản phẩm của nhóm mình.

Hs tham quan phòng tranh, xem video và bỏ phiếu bình chọn để chọn ra sản phẩm chất lượng nhất theo các tiêu chí: Đúng, đủ về nội dung theo yêu cầu, đẹp về hình thức, sáng tạo, sắp xếp đúng trình tự thời gian, mức độ hợp tác đóng góp của các thành viên trong nhóm.

Học sinh thuyết trình sản phẩm phòng tranh và tham gia bình chọn

https://www.youtube.com/watch?v=BpG9lxKhFxQ

Thông qua việc vận dụng kỉ thuật phòng tranh về bài học trên, HS hình thành được năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, năng lực giao tiếp và hợp tác.

Ví dụ 3: Sử dụng dạy học khám phá, trải nghiệm thực tế nhằm tích hợp giáo dục đạo đức và truyền thống lịch sử văn hóa Phật giáo địa phương trong dạy học bài Chủ đề: Xây dựng và phát triển văn hóa trong các thế kỉ X – XVIII. (Lịch sử 10 – Ban cơ bản)

Nội dung tìm hiểu về Phật giáo, giáo viên áp dụng phương pháp dạy học khám phá như sau:

Bước 1. Dựavào mục tiêu, yêu cầu cần đạt của nội dung bài học, GV thiết kế nhiệm vụ học tập cho học sinh như sau:

Nhiệm vụ khám phá: Chỉ ra những biểu hiện về ảnh hưởng của Phật giáo trên các mặt tư tưởng, văn hóa, đời sống, xã hội, giáo dục của nhân dân ta từ thế kỉ X – XVIII và của nhân dân ở địa phương em giai đoạn hiện nay?

Phương tiện, học liệu: Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam (Nguyễn Khắc Thuần), Lịch sử nhà Phật (Hoàn Trung Còn), tư liệu mạng internet

Bước 2: GV giao nhiệm vụ khám phá cho HS, thực hiện trình bày theo nhóm học tập.

Nhóm 1. Tìm hiểu và phân tích ảnh hưởng của Phật giáo về nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật kiến trúc trong nhân dân ta từ thế kỉ X – XVIII và ở địa phương em ở giai đoạn hiện nay?( kèm hình ảnh và tư liệu để chứng minh)

Nhóm 2. Tìm hiểu và phân tích ảnh hưởng của Phật giáo về tư tưởng, đời sống xã hội của nhân dân ta từ thế kỉ X – XVIII và ở địa phương em ở giai đoạn hiện nay? (kèm hình ảnh và tư liệu để chứng minh)

Nhóm 3. Tìm hiểu và phân tích ảnh hưởng của Phật giáo về đạo đức của nhân dân ta từ thế kỉ X – XVIII và ở địa phương em ở giai đoạn hiện nay? (kèm hình ảnh và tư liệu để chứng minh)

Nhóm 4. Tìm hiểu và phân tích ảnh hưởng của Phật giáo về phong tục tập quán của nhân dân ta từ thế kỉ X – XVIII và ở địa phương em ở giai đoạn hiện nay? (kèm hình ảnh và tư liệu để chứng minh)

GV yêu cầu HS đọc tài liệu, chọn thông tin để điền vào phiếu học tập, chuẩn bị bài ảnh để trình bày, chuẩn bị tài liệu, khai thác tài liệu, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.

Bước 3: Học sinh trình bày kết quả nghiên cứu theo nhóm

Bước 4: HSđánh giá, nhận xét lẫn nhau theo kỉ thuật 321

Bước 5: GV nhận xét, đánh giá, tổng kết Gợi ý sản phầm: xem phụ lục 1

Thông qua việc vận dụng PPDH khám phá trong ví dụ bài Chủ đề: Xây dựng và phát triển văn hóa trong các thế kỉ X – XVIII. (Lịch sử 10 – Ban cơ bản), HS hình thành được năng lực đặc thù môn lịch sử đó là: năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, kỉ năng kết nối quá khứ với hiện tại, vận dụng kiến thức lịch sử để lý giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống.

Thông qua việc vận dụng PPDH khám phá trong ví dụ bài Chủ đề: Xây dựng và phát triển văn hóa trong các thế kỉ X – XVIII. (Lịch sử 10 – Ban cơ bản), HS hình thành được năng lực đặc thù môn lịch sử đó là: năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, kỉ năng kết nối quá khứ với hiện tại, vận dụng kiến thức lịch sử để lý giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống.

Ví dụ 4: GV sử dụng hình thức dạy học dự án nhằm tích hợp giáo dục đạo đức, định hướng nghề nghiệp và định hướng các em vượt qua những trở ngại, thách thức trong cuộc sống qua tìm hiểu về ảnh hưởng của đạo Phật khi học các bài “Bài 17. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến XV) và Bài 24. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII.” và trải nghiệm thực tế tại đền - chùa Gám, Thiền viện Trúc lâm Yên Thành.

GV sử dụng PP dự án theo quy trình:

Giới thiệu dự án: Quảng bá du lịch tâm linh ở Yên Thành thông qua một số di tích văn hóa tiêu biểu.

Dự án được thực hiện chủ yếu từ hoạt động trải nghiệm, sáng tạo của học sinh tại 2 công trình lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Nghệ An trên địa bàn huyện Yên Thành là: Đền – Chùa Gám và Thiền Viện Trúc Lâm Yên Thành.

Thành phần tham gia dự án là lớp 10A2 và 10D3 và lớp 10A5 trường THPT Bắc Yên Thành.

Dự án được lên kế hoạch và thực hiện trong 2 tuần.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG dạy – học LỊCH sử gắn với TRẢI NGHIỆM THỰC tế CHO học SINH THPT về ẢNH HƯỞNG của đạo PHÂT TRONG đời SỐNG HIỆN NAY của NHÂN dân HUYỆN yên THÀNH, NGHỆ AN (Trang 25 - 29)