Đối với HS: dựa vào các kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG dạy – học LỊCH sử gắn với TRẢI NGHIỆM THỰC tế CHO học SINH THPT về ẢNH HƯỞNG của đạo PHÂT TRONG đời SỐNG HIỆN NAY của NHÂN dân HUYỆN yên THÀNH, NGHỆ AN (Trang 48 - 51)

+ HS đã tích cực, chủ động tham gia vào tìm hiểu những ảnh hưởng của Đạo Phật trong đời sống nhân dân, là một phần của lịch sử văn hóa dân tộc, văn hóa truyền thống địa phương. Các giải pháp mà đề tài sử dụng kết hợp phương pháp dạy học tích cực đã kích thích được sự ham tìm tòi, sáng tạo của HS, các hoạt động trải nghiệm trở thành một hình thức được học hỏi, được thử nghiệm bản thân, được giải tỏa một phần áp lực rất hiệu quả và trở nên nguồn động lực cho HS trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng cho môn lịch sử.

+ HS giải quyết vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo, hợp lý, biết vận dụng tổng hợp kiến thức các môn học để hoàn thành mục tiêu cụ thể trong đời sống. Tinh thần hợp tác, tự học được phát huy và nâng cao. HS không những hiểu sâu hơn về lịch sử dân tộc mà còn hiểu sâu sắc về lịch sử văn hóa địa phương mình. Hoàn chỉnh các kỉ năng đã đạt được, hình thành, phát triển thêm nhiều phẩm chất và năng lực cần thiết cho các em để sau này lập nghiệp, đối diện thực tiễn, tiếp thu thực tiễn một cách mạnh dạn, tự tin.

Đối với giáo viên: Các GV sử dụng các biện pháp này đều đánh giá cao tính hiệu quả của đề tài. Vì thế, từ cấp quản lý đến giáo viên đều thống nhất tiếp tục sử dụng và nhân rộng hơn ở bộ môn khác, địa bàn khác vì ở đâu cũng có sự ảnh hưởng của Đạo Phật đối với đời sống của mọi tầng lớp nhân dân. Cũng từ kết quả thực nghiệm cho thấy chất lượng bộ môn và sự yêu thích bộ môn tăng lên trong HS.

Phần III. KẾT LUẬN

1. Từ các kết quả thu được ở trên, có thể kết luận đề tài

- Trình bày được cơ sở lý luận về dạy - học lịch sử gắn với trải nghiệm thực tế cho HS THPT về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống hiện nay của nhân dân huyện Yên Thành theo định hướng dạy học phát triển phẩm chất năng lực.

- Xác định được mục tiêu, nội dung giáo dục, truyền thống lịch sử của dân tộc của địa phương mà Phật giáo góp phần làm nên một phần giá trị đó.

- Tích hợp giáo dục tổng thể kết hợp trải nghiệm cho HS THPT qua ảnh hưởng của Đạo Phật trong đời sống hiện nay của nhân dân huyện Yên Thành.

- Đề xuất được giải pháp về dạy - học Lịch sử gắn với trải nghiệm thực tế cho HS THPT về ảnh hưởng của đạo Phật đối với đời sống hiện nay của nhân dân.

Nâng cao ý thức về thái độ giữ gìn và phát huy, tôn tạo các di tích lịch sử ở địa phương như các ngôi chùa cổ, chùa phục dựng..

Về khả năng nhân rộng đề tài: Đề tài tuy mới chỉ triển khai trong phạm vi ở 1 trường THPT Bắc Yên Thành (2 năm học liên tiếp), do tình hình dịch bệnh cản trở việc liên kết thực hiện giữa các trường trên địa bàn, nhưng có thể cung cấp một mô hình đưa ảnh hưởng của đạo Phật trong đời sống nhân dân vào các hoạt động giáo dục, kết hợp học đi đôi với giải quyết vấn đề thực tiễn để nâng cao hiệu quả thiết thực việc tổ chức dạy học gắn với trải nghiệm. Hơn nữa, trên địa bàn các trường THPT, kể cả THCS của Tỉnh Nghệ An hầu như địa phương nào cũng có ảnh hưởng của đạo Phật, làng quê nào cũng có những ngôi chùa thờ Phật tiêu biểu, cũng có những đóng góp của Phật giáo cho địa phương. Vì thế đề tài này có khả năng áp dụng cho tất cả các trường THPT, THCS không chỉ ở Yên Thành, mà còn có thể ở nhiều địa phương khác.

2. Kiến nghị và đề xuất

-Đối với Ban quản lý di tích Nghệ An cung cấp các nguồn tư liệu cụ thể, số lượng các di tích các ngôi chùa trên địa bàn cho các trường THPT, THCS để GV và HS có nguồn tư liệu chính thống, tin cậy để tìm hiểu. Hiện nay có một số di tích bị xuống cấp và những người thiếu hiểu biết lấy trộm đồ và phá hoại vật chất vì vậy chính quyền một số xã liên quan cần có biện pháp tuyên truyền, xử lý các đối tượng. việc bảo tồn và trân trọng các giá trị văn hóa tâm linh như các ngôi chùa là nét đẹp truyền thống của xứ Nghệ nhằm phát triển du lịch tâm linh.

-Đối với Gv THPT cần có sự tìm tòi, biện pháp để nâng cao năng lực dạy học tích hợp, năng lực tổ chức các chủ đề trải nghiệm để thực hiện tốt các chuyên đề dạy học trong chương trình GDPT mới 2018 sắp tới.

-Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đặc biệt là trẻ vị thành niên. Qua việc tự tìm hiểu khám phá từ trải nghiệm thực tế, các em sẽ đăng lên các trang mạng xã hội như facebook, zalo…sẽ tác động rất lớn đến tư tưởng, hành vi về giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống như đạo đức, lối sống văn hóa theo tinh thần Phật giáo.

- Đối với HS cần tích cực, chủ động trong học tập, biết hợp tác, có kế hoạch tự học, tự trải nghiệm để có thêm vốn hiểu biết về kiến thức thực tế, về tình yêu thương đối với gia đình, quê hương, bạn bè, thầy cô, trường lớp.

-Bản thân tôi nhận thấy đề tài này tuy nội dung còn hẹp nhưng có ý nghĩa thiết thực về cả việc dạy chữ và dạy người cho HS, cho việc giảng dạy kiến thức ở các bộ môn chiếm ưu thế về giáo dục phẩm chất như Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, GDCD, tiếng Anh…

Xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018) Môđun 2 Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học phổ thông. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006) Chương trình giáo dục phổ thông môn

Lịch sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội

3. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An, Viện nghiên cứu tôn giáo (2013), Văn hóa Phật giáo xứ Nghệ: Quá khứ, hiện tại và tương lai, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

4. Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long, (2013), Chùa Việt Nam,

Nxb Thế giới.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường đại học sư phạm Hà Nội, tài liệu tập huấn: Hướng dẫn thực hiện chương trình môn Lịch sử (trong chương giáo dục phổ thông 2018, Hà Nội, 2019

6. Đoàn Trung Còn (2015), Lịch sử nhà Phật, Nxb Tôn giáo.

7. Hòa thượng Thích Thiện Hòa, (2011) Phật học phổ thông, quển I, II, III, IV, Nxb Phương Đông

8. Phạm Kim Khánh – Việt dịch, (2019), Đức Phật và Phật Pháp,, Nxb Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG dạy – học LỊCH sử gắn với TRẢI NGHIỆM THỰC tế CHO học SINH THPT về ẢNH HƯỞNG của đạo PHÂT TRONG đời SỐNG HIỆN NAY của NHÂN dân HUYỆN yên THÀNH, NGHỆ AN (Trang 48 - 51)