Cách tổ chức dạy học tiết ôn tập chương có sử dụng BĐTD

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) sử DỤNG bản đồ tư DUY TRONG dạy học TOÁN ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 41 - 46)

1.3.8 .Kết hợp sử dụng nhiều hình ảnh minh họa

2. Cách sử dụng BĐTD trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học

2.2. Cách tổ chức dạy học tiết ôn tập chương có sử dụng BĐTD

Hiện nay khi soạn - giảng kiểu bài dạy: “ Có sử dụng bản đồ tư duy trong tiết ơn tập chương môn Tốn THPT” thầy cơ giáo cần thực hiện như sau:

+ Nghiên cứu chuẩn kiến thức và kỹ năng do Bộ giáo dục quy định. Xây dựng đúng đủ, chính xác kế hoach bộ mơn và mục tiêu chương.

+ Nghiên cứu kỹ trước nội dung từng bài, từng chương từ đó xác định nội dung trọng tâm của chương và những kiến thức bổ trợ kiến thức trọng tâm từ chuẩn kiến thức và kỹ năng, sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo.

+ Dựa trên những nội dung đã chuẩn bị thầy cô giáo tiến hành xây dựng BĐTD cho từng bài ôn tập.

+ Thiết kế các hoạt động dạy học thích hợp khi có sử dụng BĐTD

+ Để thực hiện tốt việc soạn - giảng theo các yêu cầu trên chúng ta nên thực hiện đầy đủ các bước sau:

a. Chuẩn bị của GV và HS: + Chuẩn bị của GV:

- Xác đinh đúng mục tiêu của chương . Nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức của chương đồng thời bám sát theo chuẩn kiến thức kỹ năng do bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, xác định đúng, đủ chủ đề của chương các mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng và mối quan hệ giữa các kiến thức

- Hệ thống kiến thức của chương và phân loại bài tập theo từng dạng để vận dụng ( chuẩn và trên chuẩn), mối quan hệ giữa kiến thức – kỹ năng từng bài.

- Bảng phụ, giấy khổ A0, phấn màu để vẽ BĐTD và các đồ dùng dạy học có liên quan.

- Giáo án điện tử có vẽ BĐTD dùng làm tài liệu tham khảo cho HS ( nếu dạy có ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào tiết dạy nên soạn trên Power Point có hiệu ứng từng nhánh để tăng tính trực quan, sinh động).

- Chia HS thành các nhóm.

- Yêu cầu và hướng dẫn HS chuẩn bị trước nội dung ôn tập gồm ôn tập lý thuyết và các dạng bài tập có trong tiết ơn tập chương thể hiện qua việc vẽ BĐTD

+ Chuẩn bị của HS:

- Đọc, nghiên cứu trước nội dung và tiếp cận bài tập của chương đó.Tìm hiểu các chủ đềkiến thức đã học mà GV hướng dẫn qua BĐTD đã dạy trong từng tiết để thấy được mối quan hệ giữa các kiến thức. Tự xây dựng BĐTD theo cách hiểu của cá nhân

- Bảng nhóm, giấy khổ A4, phấn màu, bút tơ để vẽ BĐTD. - Bầu, chọn nhóm trưởng đại diện cho nhóm.

b. Về nội dung và phương pháp dạy học:

- Hệ thống kiến thức, xác định kiến thức trọng tâm.

- Các dạng bài tập theo từng đơn vị kiến thức được hệ thống ở BĐTD.

- BĐTD được vẽ trên giấy khổ A0, hoặc bảng phụ, hoặc trên máy vi tính để trình chiếu khi dạy có ứng dụng cơng nghệ thơng tin.

- Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, … và các kỹ thuật dạy học bổ trợ khác. Để hướng dẫn HS hoạt động nhóm hình thành BĐTD củng cố bài học hoặc tổ chức cho HS hoạt động nhóm tự hình thành BĐTD

Trong q trình soạn - giảng tiết ôn tập chương thầy cô giáo thường thực hiện phương pháp này theo hai phương án sau:

2.2.1. Ơn tập tồn bộ lý thuyết của chương xong mới làm bài tập luyện tập

Khi soạn - giảng kiểu bài dạy: “ Có sử dụng BĐTD trong tiết ôn tập mơn Tốn ” theo phương án này thầy cô giáo cần thực hiện như sau:

a.Ôn tập lý thuyết:( 12 phút)

+ GV kiểm tra sự chuẩn bị ôn tập ở nhà của HS:

1. Kiểm tra khoảng 3 đến 4 HS việc chuẩn bị BĐTD nội kiến thức ôn tập chương mà GV yêu cầu làm trong tiết trước bằng cách nộp BĐTD đã chuẩn bị ở nhà cho GV.

2.Lựa chọn hai HS lên trình bày BĐTD đã chuẩn bị ở nhà (GV nên chọn học sinh khá hoặc giỏi ) để việc vẽ nhanh chóng đỡ tốn thời gian. Sau đó, cho HS cả lớp nhận xét , bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của bài học đó. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD.

3.Chuẩn bị sẵn (vẽ ở bảng phụ hoặc ở bìa, hoặc trình chiếu powerpoir,...) BĐTD

chính xác , hợp lý cho HS quan sát và yêu cầu HS nhìn vào BĐTD nêu các chủ đề kiến thức và các dạng bài tập.

Lưu ý: BĐTD là một sơ đồ mở HS có thể vẽ theo ý thích về hình dạng , màu sắc miễn sao đầy đủ các kiến thức và các dạng bài tập không nên yêu cầu tất cả các nhóm HS có chung một kiểu BĐTD, thầy cơ giáo chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt nội dung kiến thức

4. Kiểm tra việc ôn tập kiến thức lý thuyết của HS qua các chủ đề kiến thức trong BĐTD.

b.Luyện giải bài tập (30 phút)

* Hướng dẫn HS giải bài tập tự luận : ( 20 phút ) Giáo viên thường phải:

+ Lựa chọn bài trong SGK, SBT, hoặc ở sách tham khảo sao cho bài tập đó phải là bài tập tổng hợp các dạng toán của chương.

+ Mỗi dạng bài tập phải nêu rõ phương pháp giải và kiến thức cần sử dụng thuộc kiến thức nào của chương thể hiện trên BĐTD.

+ Hướng dẫn HS phân tích kỹ nội dung đề tốn xác định rõ bài tập đã cho gì ? cần tìm gì ? và phải tự trả lời được bài tốn đó thuộc dạng bài tập nào, cần kiến thức nào để giải và giải bằng phương pháp nào?

+ Hướng dẫn HS biết quy bài tập chưa biết cách giải hay còn gọi là bài tập “lạ” về bài tập quen mà HS đã biết cách giải

+ Cần phải cho HS phát hiện hoặc hướng dẫn HS đưa ra các phương án giải quyết bài toán khác nhau (khai thác các cách giải khác của bài tập nếu có).

+ Yêu cầu HS trình bày được lời giải của một số dạng bài tập điển hình một cách hồn chỉnh ( Nếu HS quá yếu , GV hướng dẫn trình bày lời giải hồn chỉnh).

+ Từ bài tốn đã cho biết khai thác mở rộng bài tập ,đưa bài tập nâng cao. * Hướng dẫn HS giải bài tập trắc nghiệm khách quan : (10 phút)

GV cần chuẩn bị:

+ Phiếu học tập có bài tập trắc nghiệm khách quan củng cố kiến thức yêu cầu HS trao đổi nhóm trong 5 phút

+ Treo bảng phụ hoặc trình chiếu Powerpoir nội dung các câu trắc nghiệm + Cho HS kiểm tra chéo kết quả các câu trắc nghiệm. Sau đó, GV thơng báo kết quả các câu đúng, hướng dẫn các câu HS đã làm sai và lưu ý những sai lầm mắc phải khi làm bài tập trắc nghiệm.

c.Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2 phút)

+Yêu cầu HS về nhà thực hiện tiếp các bài tập còn lại trong chương theo BĐTD

+ Yêu cầu HS làm các bài tập trong SGK, SBT, hoặc bài tập cho làm thêm. +Tự ôn tập chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra 45 phút hoặc tiếp tục ôn tập kiến thức và các dạng bài tập cịn lại tiếp tục ơn tập cho tiết học sau.

Lưu ý: tùy theo tình hình HS, GV có thể điều chỉnh cách tổ chức ôn tập chương và thời gian ôn tập cho phù hợp đểđạt hiệu quả cao.

Đối với phương án này GV thường áp dụng cho bài dạy ôn tập chương có nội dung của chương tập trung một chủ đề với lượng kiến thức tương đối ít

- Ví dụ minh họa:

Khi dạy bài “ Ơn tập chương V:Tổ hợp – xác suất ” – đại số 11 - GV chuẩn bị

+Bảng phụ 1: Vẽ sẵn BĐTD với chủ đề “Tổ hợp – xác suất ”theo hiểu biết và các dạng bài tập có trong chương.

+ Bảng phụ 2 :Ghi bài tập 1

+ Bảng phụ 3: Ghi bài tập 2 ( bài tập trắc nghiệm khách quan)và chuẩn bị phiếu học tập cho 6 nhóm HS.

- HS chuẩn bị

+ Vẽ BĐTD hệ thống các kiến thức trong chương với chủ đề “Tổ hợp – xác suất” trên giấy A4theo hiểu biết và phân dạng các loại bài tập có trong chương. + Làm các bài tập trong ôn tập chương II ở Sgk.

- Ổn định tình hình lớp - Giảng bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’) Trong tiết ôn tập chương này ta sẽ hệ thống các kiến thức trong chương II với chủ đề “Tổ hợp - xác suất” và làm các dạng bài tập có trong chương

b.Tiến trình giảng dạy - Hoạt động 1:Ôn tập lý thuyết

+ Yêu cầu 4 HS nộp BĐTD chuẩn bị sẵn ở nhà.

+ Yêu cầu 2 HS lên bảng trình bàyBĐTD các kiến thức của chương chủ đề “Tổ hợp – xác suất”

+ Yêu cầu HS nhận xét và bổ sung sửa chữa

+ GVnhận xét chung và giới thiệu về BĐTD đã chuẩn bị trước của mình cho HS tham khảo

+ Kiểm tra việc ôn tập kiến thức ở nhà của HS với chủ đề : “Tổ hợp – xác suất” + Nhận xét chung về sự chuẩn bị ôn tập ở nhà của HS và ghi điểm cho các HS được kiểm tra.

- Hoạt động 2 : Vận dụng các chủ đề kiến thức giải các dạng bài tập + Bài tập tự luận ( 20’ )

+ Bài tập trắc nghiệm (10’)

2.2.2. Ôn tập lý thuyết trọng tâm của chương kết hợp làm bài tập luyện tập tập

Đây là phương án thực hiện mang lại hiệu quả tương đối cao, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của HS theo phương pháp dạy học tích cực, được GV trong trường hết sức chú trọng. Xây dựng BĐTD ngay từ đầu và hoàn thiện xuyên suốt trong cả tiết ôn tập đã lôi cuốn HSvào trạng thái tự hệ thống, tự tìm ra các dạng bài tập và kiến thức cần sử dụng để giải quyết dạng bài tập tương ứng .Trong qua trình soạn - giảng GV thường thực hiện theo quy trình sau:

GV đưa ra hệ thống câu hỏi ôn tập và hình thành hình ảnh của BĐTD trên bảng hoặc bảng phụ, dưới lớp học HS suy nghĩ trả lời câu hỏi ôn tập và xây dựng BĐTD theo hướng của HS trên khổ giấy A4 (mẫu ngang), quá trình hình thành và bổ sung cho BĐTD trong suốt tiết dạy. Đến phần củng cố GV tổ chức hoạt động nhóm để HS hệ thống lại kiến thức và các dạng bài tập

Tương úng với đơn vị kiến thức bằng BĐTD, thống nhất ý kiến các bạn trong nhóm và hình thành BĐTD trên bảng phụ . GV thu kết quả các nhóm và gọi một vài nhóm lên thuyết trình, đai diện các nhóm góp ý, bổ sung. GV giới thiệu về BĐTD đã chuẩn bị trước của mình cho HS tham khảo .

- Kiểu bài vận dụng: Đối với phương án này ta thường vận dụng cho tất cả các bài ôn tập chương

- Giáo viên huẩn bị

+ Bảng phụ 1 : Vẽ sẵn bản đồ tư duy với chủ đề “Vecto ” + Bảng phụ 2 : Ghi bài tập

- Học sinh chuẩn bị

+ Vẽ bản đồ tư duy hệ thống các kiến thức trong chương với chủ đề “Vecto” theo hiểu biết và các dạng bài tập có trong chương.

+ Làm các bài tập trong ôn tập chương 1 SGK. - Tiến trình giảng dạy

+ Lần lượt các treo bảng phụ.Hướng dẫn HS làm các bài tập. Và yêu cầu HS nêu các kiến thức đã sử dụng để giải quyết các bài trên

+ Yêu HS thảo luận nhóm 5 phút vẽ BĐTD theo chủ đề :Vecto.

+ Gọi đại diện vài nhóm lên thuyết trình BĐTD. Đại diên nhóm khác nhận xét + Giáo viên nhận xét và treo BĐTD đã chuẩn bị cho HS tham khảo

BĐTD cho bài vecto

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) sử DỤNG bản đồ tư DUY TRONG dạy học TOÁN ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)