Mức độ thực hiện quản lý thực hiện nội dung chương trình giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh yên bái đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực nghề nghiệp​ (Trang 63 - 120)

của Bộ giáo dục và Đào tạo.

Bảng 2.12: Mức độ thực hiện quản lý thực hiện nội dung chương trình giảng dạy. chương trình giảng dạy.

TT Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện

X Thứ bậc 1

Thống nhất với giáo viên nhưng quy định về cách ghi giáo án, sổ chủ nhiệm và nhận xét đánh giá học sinh ngay từ đầu năm.

168 2,58 1

2

Phân công Phó hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra sổ điểm, kế hoạch giảng dạy để kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên.

159 2,51 2

3 Ủy quyền cho tổ trưởng chuyên môn kiểm tra và ký

giáo án hàng tuần. 145 2,34 4 4

Hiệu trưởng có kế hoạch kiểm tra đột xuất việc soạn giáo án, sổ chủ nhiệm, sổ điểm của của giáo viên để nắm bát tình hình chung.

148 2,38 3

X 2,45

Nhận xét:

- Mức độ thực hiện việc quản lý việc thực hiện nội dung chương trình giảng dạy của tổ chuyên môn đạt mức khá, thể hiện ở điểm trung bình chung của các biện pháp đang thực hiện X= 2.45 và điểm chung bình của các biện pháp dao động từ dao động 2,34 < X < 2,58.

- Biện pháp quản lý nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn được đánh giá là thực hiện tốt hơn cả là " Thống nhất với giáo viên nhưng quy định về cách ghi giáo án, sổ chủ nhiệm và nhận xét đánh giá học sinh ngay từ đầu năm” với X= 2,58, xếp bậc 1/4

Biệp pháp “Phân công Phó hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra sổ điểm, kế hoạch giảng dạy để kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên” có mức độ thực hiện thấp hơn với X= 2,51 xếp bậc 2/4.

2.3.4. Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của tổ và tự bồi dưỡng của giáo viên của giáo viên

Bảng 2.13: Kết quả thực hiện biện pháp kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của tổ và tự bồi dưỡng của giáo viên.

TT Nội dung thực hiện quy chế chuyên môn

Mức độ thực hiện

X Thứ bậc 1

Thống nhất các loại sổ sách, hồ sơ chuyên môn của giáo viên, cách ghi chép từng loại, quy định việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên ngay từ đầu năm học.

170 2,50 2

2 Giao cho tổ trưởng ký duyệt giáo án của giáo viên,

kiểm tra hồ sơ chuyên môn theo quy định. 172 2,52 1 3

Phân công hiệu phó chuyên môn dự giờ, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, giáo án của giáo viên thường xuyên và đột xuất.

160 2,40 3

4

Hiệu trưởng trực tiếp dự giờ đột xuất cùng tổ trưởng chuyên môn, kiểm tra hồ sơ chuyên môn để nắm bắt tình hình chung.

157 2,38 4

5

Phân công Hiệu phó thực hiện theo kế hoạch kiểm tra hoạt động nhà giáo theo quy định để thúc đẩy việc học tập thự bồi dưỡng nâng cao kiến thức của giáo viên.

155 2,32 5

Nhận xét:

Mức độ thực hiện biện pháp kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của tổ và tự bồi dưỡng của giáo viên được đánh giá thực hiện ở mức độ trung bình thể hiện ở điểm trung bình X = 2.42 và điểm chung bình của các biện pháp dao động 2,32 < X < 2,52 và 2/5 biện pháp có điểm trung bình X= 2.50 trở lên.

Mức độ thực hiện các biện pháp kiểm tra cụ thể mà hiệu trưởng thực hiện gồm 5 biện pháp. Các biện pháp kiểm tra được đánh giá thực hiện tốt nhất là “Giao cho tổ trưởng ký duyệt giáo án của giáo viên, kiểm tra hồ sơ chuyên môn theo quy định" có điểm trung bình X= 2.52 xếp bậc 1/5, Biện pháp " Thống nhất các loại sổ sách, hồ sơ chuyên môn của giáo viên, cách ghi chép từng loại, quy định việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên ngay từ đầu năm học" được đánh giá thực hiện tốt với X = 2.52 xếp bậc 2/5.

Các biện pháp kiểm tra được đánh giá thực hiện thấp hơn là " Phân công Hiệu phó thực hiện theo kế hoạch kiểm tra hoạt động nhà giáo theo quy định để thúc đẩy việc học tập thự bồi dưỡng nâng cao kiến thức của giáo viên” điểm trung bình X= 2.32.

2.3.5. Quản lý việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy trong tổ chuyên môn

Bảng 2.14: Mức độ thực hiện biện pháp quản lý sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học của Giáo viên

TT Nội dung sử dung thiết bị dạy học

Mức độ thực hiện

X Thứ

bậc 1

Thống nhất với giáo viên cách ghi sổ đầu bài, lịch báo giảng, sổ theo dõi hoặc phiếu đăng ký mượn thiết bị sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy ngay từ đầu năm.

141 2,01 3

2 Bố trí đủ phòng thiết bị, thư viện sắp xếp hợp lý dễ lấy thuận lợi

cho việc sử dụng 138 1,97 4

3 Phân công giáo viên có năng lực, có tinh thần trách nhiệm phụ

trách phòng thư viện, thiết bị. 135 1,92 5

4 Bố trí phòng học bộ môn đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ

giáo dục và Đào tạo. 142 2,07 2

5 Trường có kế hoạch mua sắm, tổ lên kế hoạch sử dụng thiết bị

dạy học ngay từ đầu năm học. 145 2,34 1

Nhận xét:

Nhìn một cách khái quát đánh giá về mức độ thực hiện biện pháp chỉ đạo việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học của giáo viên là mức độ trung bình, thể hiện điểm trung bình chung X = 2.06 và các biện pháp chỉ đạo cụ thể có điểm trung bình dao động 1,92 < X < 2,34

Mức độ thực hiện các biện pháp kiểm tra sinh hoạt tổ chuyên môn được đánh giá thực hiện không đồng đều nhau.

Biện pháp “Trường có kế hoạch mua sắm, tổ lên kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học ngay từ đầu năm học” được đánh giá là thực hiện tốt nhất với X= 2,34 xếp bậc 1/5.

Biện pháp "Bố trí phòng học bộ môn đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo” được đánh giá khá tốt với X= 2,07 xếp bậc 2/5.

Các biện pháp được đánh giá thực hiện thấp hơn là “Thống nhất với giáo viên cách ghi sổ đầu bài, lịch báo giảng, sổ theo dõi hoặc phiếu đăng ký mượn thiết bị sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy ngay từ đầu năm”, “Bố trí đủ phòng thiết bị, thư viện sắp xếp hợp lý dễ lấy thuận lợi cho việc sử dụng”, “Phân công giáo viên có năng lực, có tinh thần trách nhiệm phụ trách phòng thư viện, thiết bị.” đều bị đáng giá ở mức độ X < 2,0.

Kết quả phân tích cụ thể thực trạng mức độ thực hiện biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở tầm vi mô trên là cơ sở thực tiễn chắc chắn để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Phổ thông DTNT tỉnh Yên Bái.

2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trƣởng trƣờng Phổ thông DTNT tỉnh Yên Bái

2.4.1. Các yếu tố chủ quan

Bảng 2.15: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lý hoạt động của tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường Phổ thông DTNT

TT Các yếu tố chủ quan

Mức độ thực hiện

X Thứ

bậc

1 Mức độ ủy quyền cho phó hiệu trưởng trong công

tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn. 187 2,59 6

2 Thời gian thường xuyên dành cho quản lý hoạt động

tổ chuyên môn của hiệu trưởng 172 2,56 7

3 Tự bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng 188 2,60 4

4 Tự bồi dưỡng về trình độ văn hóa chuyên môn của

hiệu trưởng 198 2,75 3

5 Năng lực quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động

dạy và học 208 2,88 1

6 Những đóng góp, sáng tạo kịp thời của hiệu trưởng

đối với tổ chuyên môn 197 2,74 5

7 Quan niệm của hiệu trưởng về vị trí, vai trò của tổ

trưởng chuyên môn trong trường THPT 200 2,77 2

X = 2,70

Nhận xét:

Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn được khảo sát gồm 7 yếu tố. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan được đánh giá ảnh hưởng rất nhiều thể hiện ở điểm trung bình chung

X = 2,70 và có 7 yếu tố có điểm chung bình chung dao động trong khoảng 2,56 < X < 2,88.

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố không đồng đều nhau, yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng nhiều nhất là " Năng lực quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy và học” với X = 2,88 xếp thứ 1/7. Đây là yếu tố chủ quan mang tính quyết định cho hiệu quả quản lý nhà trường nói chung và hoạt động tổ chuyên môn nói riêng. Yếu tổ có ảnh hưởng thứ hai là " Quan niệm của hiệu trưởng về vị trí, vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong trường THPT” với X

= 2,77 xếp thứ 2/7, vì nhận thức như thế nào sẽ dẫn lối cho hành vi quản lý của hiệu trưởng như thế đó.

Các yếu tố ảnh hưởng ít hơn là "Tự bồi dưỡng về trình độ văn hóa chuyên môn của hiệu trưởng” xếp bậc 3/7 và "Tự bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng” xếp bậc 4/7.

Các yếu tố có ảnh hưởng ít hơn là “Mức độ ủy quyền cho phó hiệu trưởng trong công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn” xếp thứ 6/7 và “Thời gian thường xuyên dành cho quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng” xếp thứ 7/7.

2.4.2. Các yếu tố khách quan

Bảng 2.16: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng.

TT Các yếu tố khách quan

Mức độ thực hiện

X Thứ

bậc

1 Nề nếp sinh hoạt theo tổ, nhóm của giáo viên 190 2,63 3

2 Điều kiện thực thi nhiệm vụ của giáo viên 184 2.55 6

3 Năng lực quản lý của tổ trưởng chuyên môn 193 2,68 1

4

Trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của tổ trưởng và việc tự bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý thường xuyên cho tổ trưởng chuyên môn.

192 2,66 2

5 Cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường cho

hoạt động tổ chuyên môn. 185 2.56 5

6 Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của

hoạt động tổ chuyên môn 188 2,60 4

Nhận xét:

Từ bảng 2.12 cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan là

rất nhiều thể hiện ở điểm trung bình chung X = 2.61. Với 6/6 yếu tố khảo sát có điểm trung bình trong khoảng 2,55 < X < 2,6.

Hai yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất là "Năng lực quản lý của tổ trưởng chuyên môn” với X = 2.68 xếp bậc 1/6; và yếu tố "Trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của tổ trưởng và việc tự bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý thường xuyên cho tổ trưởng chuyên môn” với X = 2.66 xếp bậc 2/6. Hai yếu tố này đều thuộc lĩnh vực quản lý chuyên môn của bản thân người tổ trưởng chuyên môn.

Các yếu tố có mức độ ảnh hưởng thấp hơn nhưng cũng ảnh hưởng nhiều là "Nề nếp sinh hoạt theo tổ, nhóm của giáo viên” với X = 2.63 xếp bậc 3/6.

Qua nghiên cứu cho thấy mức độ ảnh hưởng của hai yếu tố chủ quan và khách quan đều ảnh hưởng rất nhiều đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn, nhưng yếu tố chủ quan có mức độ ảnh hưởng cao hơn, thể hiện ở X Chủ quan = 2.70 so với X khách quan = 2.61 . Đây chính là một trong những cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường Phổ thông DTNT tỉnh Yên Bái

2.5. Thành công, hạn chế trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trƣởng trƣờng Phổ thông DTNT tỉnh Yên Bái trƣởng trƣờng Phổ thông DTNT tỉnh Yên Bái

2.5.1. Thành công và nguyên nhân

Kết quả phân tích thực trạng ở trên cho thấy công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường Phổ thông DTNT tỉnh Yên Bái đã đạt được:

* Việc xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn đã đi vào nề nếp hàng năm trước khi bước vào năm học mới.

Đã chú ý đến tính thiết thực của nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, thúc đẩy việc nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên trong tổ, giảm bớt tính hình thức khi sinh hoạt tổ chuyên môn.

Cơ bản đã phát huy được tính tự giác, trách nhiệm của tổ trưởng và các thành viên trong tổ thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, hồ sơ giáo án đầy đủ, có chất lượng. Việc kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh đảm bảo tính chính xác, công bằng.

Quản lý sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học, góp phần thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông đã khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất để đảm bảo nâng cao chất lượng dạy học.

Nguyên nhân: Sự thành công trong công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường Phổ thông DTNT là sự huy động tổng hợp của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan:

- Sự chỉ đạo sát sao cùa Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái. Có quy định cụ thể về hồ sơ quản lý của tổ chuyên môn. Duyệt kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn vào cuối tháng 9. Có đánh giá kiểm tra, thanh tra trong các đợt thanh tra của nhà trường.

- Đội ngũ cán bộ quản lý từ Ban Giám hiệu đến các tổ chuyên môn đều nhận thức đầy đủ vai trò của tổ chuyên môn, trách nhiệm của từng thành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ. Do đó phát huy tính tự giác, tích cực và có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ của từng thành viên.

- Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo và năng lực sư phạm. Có ý thức tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, đồng thời có trách nhiệm giảng dạy cũng như thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên.

- Được sự quan tâm của chính quyền các cấp đầu tư trang bị cơ sở vật chất phục vụ dạy học nên đã đáp ứng được yêu cầu hoạt động dạy và học trong trường Phổ thông DTNT, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.

2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh đó còn có một số hạn chế bộc lộ qua việc khảo sát thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường Phổ thông DTNT tỉnh Yên Bái:

Việc duyệt kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn chưa thật đảm bảo chất lượng, vẫn mang tính hình thức nên chưa tạo ra định hướng rõ nét cho tổ chuyên môn.

Hiệu trưởng, hiệu phó dự sinh hoạt tổ chuyên môn còn ít, nhiều khi

khoán trắng cho tổ tự hoạt động, tự điều hành. Hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra việc cho điểm, đánh giá xếp loại học sinh còn ít. Khâu kiểm tra hồ sơ, sổ điểm còn chưa thường xuyên, mà khoán cho hiệu phó dẫn đến chưa thực sự sâu sát trong việc quản lý chỉ đạo chuyên môn.

Việc ủy quyền cho tổ trưởng kí duyệt giáo án, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, kém, kiểm tra việc thực hiện sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên còn chưa thật thường xuyên sâu sắc, còn mang tính hình thức dẫn đến tỏ trưởng chưa phát huy được hết khả năng trách nhiệm của mình trong công việc quản lý tổ chuyên môn.

Việc tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm hàng năm còn hình thức, chưa phát huy tác dụng thực sự việc nghiên cứu khoa học ứng dụng vào thực tiễn quản lý, giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Nguyên nhân: Có thể nêu ra một số nguyên nhân cơ bản sau:

Việc duyệt kế hoạch theo dõi và kiểm tra kế hoạch trong suốt năm của hiệu trường chưa thường xuyên, thành nề nếp. Công việc này đòi hỏi trước hết sự quan tâm của hiệu trưởng trực tiếp duyệt. Phải có định hướng cho tổ chuyên môn. Hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh yên bái đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực nghề nghiệp​ (Trang 63 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)