Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.2. Bố trí thí nghiệm
3.2.1. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của
của cá rô phi nuôi thâm canh trong môi trường nước lợ bằng BFT
Các thí nghiệm nuôi cá rô phi áp dụng theo Quy trình kỹ thuật nuôi cá rô phi bằng công nghệ biofloc (BFT) được Viện Tài nguyên và Môi trường biển ban hành nội bộ. Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức mật độ khác nhau ứng dụng BFT và nghiệm thức đối chứng không ứng dụng BFT nuôi theo công nghệ thay nước hiện nay với mật độ nuôi của công nghệ này, mỗi nghiệm thức bố trí 3 lần lặp lại.
Các nghiệm thức mật độ thí nghiệm là:
Nghiệm thức I: 6 con/m2; Nghiệm thức II: 8 con/m2; Nghiệm thức III:10
con/m2; Nghiệm thức IV (Đối chứng): 3 con/m2 (nghiệm thức đối chứng, nuôi
theo quy trình thông thường, không áp dụng BFT. Quy trình kỹ thuật nuôi cá rô phi
nước lợ thông thường hiện nay đang được áp dụng nuôi với mật độ 3 con/m2, nước
được thay thường xuyên, trung bình 1 tuần thay nước 1 lần, lượng nước thay bằng 1/3 lượng trong ao để bảo đảm chất lượng nước). Sơ đồ bố trí các thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ cá rô phi thể hiện tại hình 3.1.
Cá giống đưa vào làm thí nghiệm là giống cá rô phi đơn tính đực, kết quả
lai xa khác loài giữa cá bố Oreochromis aureus và cá mẹ Oreochromis niloticus.
Cá giống đã được thuần hóa độ mặn, kích thước 4 – 6 cm, khối lượng:3 – 4 g/con.
Thí nghiệm được bố trí trong bể có thể tích 4 m2, theo phương pháp ngẫu
nhiên hoàn toàn. Nước trong bể nuôi cá có độ mặn ban đầu 7‰ đã được tạo biofloc. Các yếu tố phi thí nghiệm như điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ mặn, DO..) Sử dụng thức ăn công nghiệp dạng nổi, không tan trong nước của tập đoàn thức ăn thủy sản CP group, khẩu phần ăn ở mỗi thí nghiệm là tương đương nhau.
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ
Hệ thống bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi nuôi bằng BFT trong môi trường nước lợ tại hình 2.
Hình 3.2. Hệ thống bể bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ
Trong quá trình nuôi tùy từng điều kiện thực tế tiến hành cấp thêm lượng nước do quá trình bốc hơi hoặc xả bỏ biofloc lắng đọng, đảm bảo độ sâu mức nước trong bể ổn định 1 m.
Theo dõi thí nghiệm
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, DO, độ mặn được quan trắc liên tục hàng ngày, để kịp thời điều chỉnh trong ao nuôi.
Các yếu tố TAN, TSS , NO2-N, NO3 –N, NH3 –N quan trắc 1 tuần/lần Kiểm
tra tốc độ sinh trưởng của cá nuôi 15 ngày/ lần mỗi lần cân đo ngẫu nhiên 30 cá thể.
Theo dõi đầy đủ lượng thức ăn cho cá ăn hàng ngày ở các bể thí nghiệm
Đánh giá các thí nghiệm
Các chỉ tiêu đánh giá thí nghiệm gồm:
+ Tỷ lệ sống của cá (S - %)
+ Tăng trưởng khối lượng của cá (WG)
+ Tốc độ sinh trưởng tương đối của cá (SGR - %/ngày)
+ Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của cá (DGR - gr/ngày)
+ Thức ăn tiêu thụ theo trọng lượng khô (DFI) (g/con)
+ Hiệu quả sử dụng thức ăn: hệ số thức ăn (FCR)
+ Hiệu quả sử dụng protein ((PER = WG /protein tiêu thụ (g))
+ Hiệu quả làm sạch môi trường được đánh giá thông qua các chỉ số của các
yếu môi trường nằm trong giới hạn cho phép
+ Biến động chỉ số thể tích FVI.