Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá rô phi thâm canh ứng dụng công nghệ biofloc (BFT) trong môi trường nước lợ (Trang 35 - 37)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.2. Bố trí thí nghiệm

3.2.4. Phương pháp phân tích

Các yếu tố môi trường nền được đo bằng máy đo nhanh: Nhiệt độ, DO đo bằng máy đo DO hiệu YSI 55 - Mỹ; pH đo bằng máy cầm tay - hiệu pH315i/set - Đức; độ mặn đo bằng khúc xạ kế - hiệu ATAGO - Nhật.

Các yếu tố môi trường dinh dưỡng gồm, tổng nitơ dạng amonia (TAN), Tổng chất răn lơ lửng (TSS), nitorite (NO2-N), nitorate (NO3 –N), amoniac ( NH3- N), Nhu cầu ô xy sinh hóa (BOD), nhu cầu ô xy hóa học (COD) được thu, phân tích mẫu và xử lý số liệu đối với từng thông số theo tài liệu hướng dẫn của APHA (1998) “Standard methods for the examination of the water and wastewater (22nd ed.)

Cụ thể:

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) được xác định bằng phương pháp trọng lượng (lọc- sấy - cân).

Các chất dinh dưỡng: TAN, nitorite (NO2 -N), nitorate (NO3 – N), ammonia

(NH3 -N), được xác định bằng phương pháp so mầu trên quang phổ kế DR/2000

(hãng HACH, USA).

Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD5) được xác định theo TCVN 6001-1 : 2008 ISO

5815-1 : 2003

Nhu cầu Oxy hóa học (COD) được xác định bằng theo TCVN 6491: 1999; ISO 6060: 1989

Phương pháp xác định chỉ số thể tích Biofloc (FVI): Chỉ số thể tích biofloc được xác định theo mô tả De Schryver (2008). Đong 1000 ml nước bể nuôi đưa vào phễu đo Imhoff để lắng 20 -30 phút, ghi thể tích biofloc lắng.

Thành phần dinh dưỡng của biofloc được phân tích theo phương pháp sau:

-Xác định hàm lượng protein thô (P) theo TCVN 4328-86

-Xác định hàm lượng Lipid (L) theo TCVN 4331-86

-Xác định hàm lượng tro thô (T) theo TCVN 4327-1993

-Xác định độ ẩm (W) theo TCVN-4326-86

Phương pháp đánh giá tăng trưởng của cá nuôi và hiệu quả sử dụng thức ăn:

+ Tăng trưởng khối lượng của cá (WG) (g) = Khối lượng cá trung bình lúc

thu Wf (g) − Khối lượng trung bình cá lúc thả Wi (g)

+ Tốc độ sinh trưởng tương đối của cá (SGR - %/ngày) tính theo công thức sau:

SGR (%.ngày-1) =

+ Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của cá (DGR – g/ngày) tính theo công thức sau: DGR g. ngày 1 –

Wi và Wf theo thứ tự là khối lượng lần trước và khối lượng lần sau t là số ngày theo dõi thí nghiệm.

+Xác định tỷ lệ sống (%) và năng suất cá nuôi sau khi kết thúc thí nghiệm.

Tỷ lệ sống (%) = (số cá còn sống/số cá thả nuôi) x 100

Năng suất (tấn/ha) = Tổng khối lượng cá trong ao/diện tích ao

FCR= Tổng lượng thức ăn đã cho cá ăn /tổng lượng cá tăng thêm lúc thu hoạch.

+ Thức ăn tiêu thụ theo trọng lượng khô (DFI)

DFI (g/con)= Tổng lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày (g)/số cá nuôi

+ Hiệu quả sử dụng protein (PER): PER = WG /protein tiêu thụ (g)

+ Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

+ Tỷ suất lợi nhuận (%) = Lợi nhuận/Tổng chi phí x 100

+ Lơi nhuận biên (%) = Lợi nhuận/Tổng doanh thu x 100

+ Giá thành sản phẩm (đồng/kg) =Tổng chi phí/ sản lượng cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá rô phi thâm canh ứng dụng công nghệ biofloc (BFT) trong môi trường nước lợ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w