Giáo viên yêu thương, phát hiện những điểm tiến bộ của HS khuyết tật, gây hứng thú cho học sinh, không chê bai, trách mắng

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác GIÁO dục hòa NHẬP CHO học SINH KHUYẾT tật ở TRƯỜNG THPT ANH sơn 2 BẰNG BIỆN PHÁP xây DỰNG môi TRƯỜNG lớp học THÂN THIỆN THÔNG QUA CÔNG tác CHỦ NHIỆM lớp (Trang 43)

4. Biện pháp xây dựng môi trường lớp học thân thiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập.

4.4. Giáo viên yêu thương, phát hiện những điểm tiến bộ của HS khuyết tật, gây hứng thú cho học sinh, không chê bai, trách mắng

gây hứng thú cho học sinh, không chê bai, trách mắng

Công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật là điều không phải dễ dàng. nó đòi hỏi phải có tình yêu thương đủ lớn thì chúng ta mới có thể vượt qua tất cả khó khăn, trở ngại để làm tốt được. Học sinh khuyết tật thường rất nhạy cảm và tự ti, bởi vậy chỉ có tình yêu thương mới có thể kéo các em xích lại gần với cuộc sống bình thường, mới hòa nhập được với xã hội.Tình yêu thương được biểu lộ qua ánh mắt trìu mến, cử chỉ gần gũi, sự quan tâm , chở che, giúp đỡ và đôi khi nó đơn giản chỉ là sự lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi có tình thương với học sinh giáo viên mới có thể nhẫn nại để chỉ bảo các em, mới đầu tư thời gian công sức để tìm hiểu, giúp đỡ.

Trong giáo dục hòa nhập, việc phát hiện những điểm tiến bộ của học sinh, khen ngợi kịp thời có ý nghĩa rất to lớn, vừa kích thích các em phấn đấu, vừa tạo niềm vui, sự hứng thú, sự tự tin của các em. Để làm được điều này giáo viên cần phải đầu tư thời gian, công sức, phối hợp với đội ngũ cán bộ lớp, với giáo viên bộ môn để bám sát các em, theo dõi mọi hoạt động của học sinh khuyết tật ở mọi lúc, mọi nơi và trên tất cả các khía cạnh từ nhận thức, kĩ năng vận động (với học sinh khuyết tật vận động), kĩ năng giao tiếp và ngôn ngữ, kĩ năng xã hội và tình cảm, kĩ năng thích ứng…Việc phát hiện, khen ngợi những tiến bộ dù rất nhỏ là điều nên làm và đừng bao giờ chê bai, miệt thị học sinh bởi điều đó sẽ làm tổn thương các em, làm cho các em cảm thấy mặc cảm, tự ti hơn

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác GIÁO dục hòa NHẬP CHO học SINH KHUYẾT tật ở TRƯỜNG THPT ANH sơn 2 BẰNG BIỆN PHÁP xây DỰNG môi TRƯỜNG lớp học THÂN THIỆN THÔNG QUA CÔNG tác CHỦ NHIỆM lớp (Trang 43)