PHẦN III KẾT LUẬN 1 Kết luận

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác GIÁO dục hòa NHẬP CHO học SINH KHUYẾT tật ở TRƯỜNG THPT ANH sơn 2 BẰNG BIỆN PHÁP xây DỰNG môi TRƯỜNG lớp học THÂN THIỆN THÔNG QUA CÔNG tác CHỦ NHIỆM lớp (Trang 50 - 52)

7. Hướng phát triển của đề tài.

PHẦN III KẾT LUẬN 1 Kết luận

1. Kết luận

Giáo dục hòa nhập không chỉ là nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục mà còn là mục tiêu phát triển của đất nước ta hiện nay. Giáo dục hòa nhập thúc đẩy sự khoan dung, gắn kết văn hóa và sự bình đẳng trong xã hội. Giáo dục hòa nhập không chỉ mang lại kết quả học tập tốt hơn cho trẻ em khuyết tật mà còn cho tất cả trẻ em. Trong trường học hòa nhập, việc nâng cao hiệu quả GDHN là mục tiêu quan trọng cần đầu tư để đạt được. Đó là nhiệm vụ của toàn hệ thống giáo dục trong nhà trường trong đó giáo viên chủ nhiệm có vai trò nòng cốt.

Với quy trình nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, khoa học, huy động được nhiều nguồn tư liệu, các thông tin cần thiết với tính pháp lý và độ tin cậy cao chúng tôi đã phản ánh tương đối đầy đủ về điều kiện tiến hành, thực trạng thực hiện công tác giáo dục hòa nhập của Trường trước thời điểm nghiên cứu. Trên cơ sở đó đề xuất và áp dụng các biện pháp phù hợp vào công tác GDHN và đã đạt được những kết quả hết sức tích cực.

Với những kết quả đã đạt được, chúng tôi nhận thấy việc xây dựng môi trường lớp học thân thiện góp phần rất lớn trong vấn đề nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập. Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà cấp trên giao phó, GVCN lớp học hòa nhập cần coi trọng nội dung giáo dục hòa nhập, nhận thức được vai trò tiên phong của mình trong công tác này để từ đó không ngừng tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm, tích lũy kiến thức, phối hợp với nhiều tổ chức khác trong nhà trường và chia sẻ với đồng nghiệp nhằm thực hiện nhiệm vụ tốt hơn, giúp đỡ được nhiều học sinh hòa nhập hơn nữa, góp phầm làm giảm đi số trẻ em “bị bỏ lại phía sau” do khuyết tật

2. Kiến nghị

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác GDHN, bên cạnh việc xây dựng trường học thân thiện Nhà trường cần chủ động bồi dưỡng chuyên môn cho GV thông qua các sinh hoạt chuyên môn; tăng cường kiểm tra giám sát và tạo điều kiện để GV chủ động, sáng tạo trong việc giáo dục HSKT; có biện pháp khắc phục triệt để các hiện tượng cố tình trêu chọc HSKT, quan tâm cải thiện môi trường vật lý phù hợp với HSKT thông qua xã hội hóa giáo dục; phối hợp với gia đình trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch GD cá nhân; tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương trong việc huy động TKT đi học và xác nhận HS KT.

Đối với HSKT, việc trang bị kĩ năng sống và dạy nghề cho các em cần được nhà trường quan tâm đặc biệt để các em có thể hòa nhập thực sự và có thể sống độc lập khi trưởng thành. Tùy từng loại khuyết tật và mức độ khuyết tật mà xác định nội dung giáo dục KNS và nghề phù hợp với nhu cầu và khả năng của các em. Thực hiện được nhiệm vụ này đảm bảo công bằng trong giáo dục đối với TKT; cần có chính sách về chế độ phụ cấp cho GV dạy hòa nhập.

Trong phạm vi hạn hẹp về thời gian cũng như các điều kiện khác, đề tài mà chúng tôi trình bày có thể còn thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong được sự thông cảm, chia sẻ và góp ý của mọi người, nhất là của các chuyên gia để tôi có thể bố sung hoàn thiện hơn.

Anh Sơn 2, tháng 4.2022

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác GIÁO dục hòa NHẬP CHO học SINH KHUYẾT tật ở TRƯỜNG THPT ANH sơn 2 BẰNG BIỆN PHÁP xây DỰNG môi TRƯỜNG lớp học THÂN THIỆN THÔNG QUA CÔNG tác CHỦ NHIỆM lớp (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)