Tình hình mắc bệnh trên lợn nái sinh sản tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại công ty greenfeed, huyện văn lâm, hưng yên (Trang 57 - 59)

STT Tên bệnh Số nái theo dõi

(con) Số nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 Viêm tử cung 210 33 15,71

2 Bại liệt sau đẻ 3 1,42

3 Viêm vú 6 2,86

4 Sát nhau 12 5,71

Qua bảng 4.6. cho thấy: Đàn lợn nái của trại thường mắc một số bệnh như: Viêm tử cung, viêm vú, sát nhau, bại liệt sau đẻ. Trong đó bệnh viêm vú là cao nhất: trong tổng số210 nái thì có 33 con mắc bệnh viêm tử cung chiếm 15,71%.

Theo Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh (2016) [15] cho biết tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lợn nái là 76,38%, biến động từ 62,10 - 86,96. Như vậy, so với kết quả này, thì kết quả theo dõi của em có tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung thấp hơn kết quả thông báo của tác giả. Theo em sở dĩ tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại thấp là do môi trường nuôi dưỡng sạch sẽ thoáng mát, khâu vệ sinh trước và sau khi đẻ sạch sẽ, người can thiệp bằng tay có trình độ chuyên môn cao, lựa chọn con giống tốt…

Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh bại liệt chiếm 1,42% theo em thấy nguyên nhân gây nên bệnh là do dinh dưỡng trong quá trình mang thai chưa cung cấp đủ, cơ thể lợn mẹ gầy yếu thiếu hụt lượng canxi trong cơ thế dẫn đến bại liệt sau khi đẻ.

Số lợn nái mắc bệnh viêm vú là 6 con chiếm 2,86% trong tổng số con mắc bệnh, theo em thấy nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, vi khuẩn theo máu đến vú gây viêm vú, ngoài ra còn có thể do trong quá trình mài nanh ở lợn con sơ sinh chưa thực sự tốt, trong quá trình lợn con bú sữa gây tổn thương đầu núm vú lợn mẹ.

Số lợn nái mắc bệnh sát nhau là 12 con chiếm 5,71% tổng số con mắc bệnh, nguyên nhân gây nên bệnh này có thể là lợn nái bị viêm niêm mạc tử cung nên sau khi đẻ nhau không ra hết. Can thiệp vội vàng, thô bạo, không đúng kỹ thuật nên nhau thai bị đứt và sót lại hoặc bào thai quá to, dịch thai nhiều, tử cung co bóp kém, có thể do lợn nái quá già, đẻ nhiều lứa đuối sức nên không đẩy được nhau thai ra được. Ngoài ra cũng có thể do trong thời gian có thai lợn mẹ ít vận động, nhất là giai đoạn cuối thai kỳ, khẩu phần ăn thiếu khoáng, nhất là canxi.

Như vậy, tại trang trại đàn lợn nái thường mắc một số bệnh như: viêm tử cung, sát nhau, viêm vú, viêm phổi. Để hạn chế điều này theo em cần thực hiện một số biện pháp phòng bệnh sau đây:

- Trước khi lợn nái sinh phải sát trùng kỹ chuồng trại. Dùng Benkocid pha loãng với tỷ lệ 2,5ml/lít nước, phun thật kỹ vào nền, vách chuồng để tiêu diệt vi trùng.

- Tắm cho heo nái thật kỹ trước khi cho vào chuồng sinh.

- Nái phải được giảm khẩu phần (khoảng 50%) trước ngày đẻ và nhịn ăn vào ngày đẻ để phòng viêm vú. Thức ăn phải đầy đủ dinh dưỡng, phẩm chất tốt (tránh hiện tượng thiếu canxi).

- Kiểm tra và thu nhặt hết số nhau thai, không để cho heo mẹ ăn vì sẽ sinh ra chứng sốt sữa.

- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ trước và sau khi đẻ.

- Tay người đỡ đẻ và dụng cụ đỡ đẻ phải được sát trùng thật kỹ.

- Sau khi đẻ phải thụt rửa tử cung khoảng 5 - 6 lần, trong vòng 3 ngày. - Thức ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng.

4.4.2. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại

Dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại, em đã trực tiếp tham gia điều trị cho các lợn mắc bệnh tại trại:

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại công ty greenfeed, huyện văn lâm, hưng yên (Trang 57 - 59)