Lịch phòng bệnh của trại lợn nái

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại công ty greenfeed, huyện văn lâm, hưng yên (Trang 45)

Loại lợn Thời điểm

phòng bệnh Bệnh được phòng Loại vắc xin, thuốc phòng Đường đưa thuốc Liều lượng (ml/con) Lợn con

1 ngày tuổi Cầu trùng Nova-coc 5% uống 1

2 ngày tuổi Thiếu sắt Nova Fe + B12 Tiêm bắp 2

3 ngày tuổi Cầu trùng,

sắt

Nova-coc 5%,

Noca Fe + B12 Uống-tiêm 1-2

7 ngày tuổi Suyễn Mycoplasma Tiêm bắp 2

14 ngày tuổi Circo Fostera Tiêm bắp 2

21 ngày tuổi Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2

Lợn hậu bị

24 tuần tuổi Tai xanh PRRS Tiêm bắp 2

25, 29

tuần tuổi Khô thai Pavo Tiêm bắp 2

26 tuần tuổi Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2

27, 30

tuần tuổi Giả dại Begonia Tiêm bắp 2

28 tuần tuổi LMLM Aftopor Tiêm bắp 2

Lợn nái sinh sản

10 tuần chửa Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2

12 tuần chửa LMLM Aftopor Tiêm bắp 2

Thực hiện tiêm phòng vắc xin cho lợn hậu bị và lợn nái sinh sản, sử dụng nhiều nhất chủ yếu là lợn hậu bị vì quá trình tuyển chọn lợn hậu bị lên làm giống rất là khắt khe. Để thay thế cho nái sinh sản đã lâu, già yếu, sức đề kháng kém, khả năng sinh sản không còn đạt tiêu chuẩn đề ra thì tiêm phòng vắc xin là biện pháp thiết thực và hiệu quả nhất nhằm tạo miễn dịch cho đàn nái mới lên giống chống lại mầm bệnh, phòng bệnh cho đàn nái đang sinh sản tránh được các mầm bệnh lây nhiễm.

* Phương pháp chẩn đoán bệnh cho đàn lợn tại trại - phương pháp chẩn đoán bệnh cho đàn lợn nái sinh sản

Để xác định được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại, hàng ngày, em tiến hành theo dõi, quan sát về những biểu hiện của đàn lợn nái thông qua các bước sau:

- Kiểm tra tình trạng ăn uống bằng cách trực tiếp quan sát, theo dõi con vật hàng ngày.

+ Trạng thái cơ thể bình thường: con vật ăn uống bình thường, vận động nhanh nhẹn.

+ Trạng thái bệnh lý: ăn uống giảm hoặc bỏ ăn. - Kiểm tra thân nhiệt:

+Quan sát, cảm nhận bằng tay:

Trạng thái bình thường: toàn thân lợn nái có màu bình thường, không đỏ, dùng mu bàn tay sờ không nóng.

Trạng thái bệnh lý: toàn thân đỏ ửng, dùng mu bàn tay sờ thấy nóng ran. + Đo thân nhiệt qua trực tràng bằng nhiệt kế 43ºC:

Trước khi đo nhiệt độ phải vẩy nhiệt kế cho cột thủy ngân tụt xuống hết thang độ.

Cho từ từ nhiệt kế vào trực tràng theo hướng hơi xiên xuống dưới để tránh niêm mạc bị tổn thương.

Để nhiệt kế ở trực tràng từ 5 - 10 phút, rồi lấy ra xem nhiệt độ trên thang nhiệt kế.

Trạng thái bình thường: thân nhiệt bình thường, ổn định ở 38 – 40ºC. Trạng thái bệnh lý: hơi sốt hoặc sốt cao 41 – 42ºC.

Dùng bông cồn lau nhiệt kế trước và sau khi sử dụng. - Quan sát bên ngoài cơ quan sinh dục:

+ Trạng thái bình thường: màu sắc âm hộ bình thường, không sưng, không sung huyết hay thủy thũng.

+ Trạng thái bệnh lý: âm hộ sưng, sung huyết, thủy thũng, có dịch viêm chảy ra từ âm hộ, gốc đuôi có dính nhiều dịch viêm.

- Kiểm tra âm đạo:

+ Rửa sạch và sát trùng mép âm môn.

+ Dùng mỏ vịt có hệ thống đèn soi đã được vô trùng để kiểm tra.

Trạng thái bình thường: con vật không đau, màu sắc niêm mạc âm đạo, màu và mùi niêm dịch bình thường.

Trạng thái bệnh lý: con vật đau đớn, niêm mạc âm đạo đỏ, tổn thương, niêm dịch đục, có mùi tanh, hôi.

- Kiểm tra nước tiểu:

+ Trạng thái bình thường: nước tiểu trong, mùi khai tự nhiên, không có mùi tanh, hôi thối.

+ Trạng thái bệnh lý: nước tiểu đục, lẫn tổ chức hoại tử, dịch viêm, mùi tanh, hôi thối.

Trên cơ sở biểu hiện lâm sàng khác thường của lợn nái chúng em tiến hành ghi số tai hoặc đánh dấu từng con bằng cách phun sơn màu đỏ, sau đó tiến hành chẩn đoán lâm sàng, ghi rõ tuổi, thân nhiệt, triệu chứng lâm sàng và ghi vào sổ nhật ký thực tập. Từ những triệu chứng thu thập được chúng em tiến hành điều trị cho lợn nái bị bệnh theo sự hướng dẫn của kỹ sư phụ trách tại trại.

- Phương pháp chẩn đoán bệnh cho đàn lợn con theo mẹ

Để xác định được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con theo mẹ tại trại, hàng ngày, em tiến hành theo dõi, quan sát về những biểu hiện của đàn lợn nái thông qua các bước sau:

- Kiểm tra tình trạng ăn, bú bằng cách trực tiếp quan sát, theo dõi con vật hàng ngày.

+ Trạng thái cơ thể bình thường: con vật bú, ăn bình thường, vận động nhanh nhẹn.

+ Trạng thái bệnh lý: giảm bú, giảm ăn. - Kiểm tra thân nhiệt:

+Quan sát, cảm nhận bằng tay:

Trạng thái bình thường: toàn thân lợn nái có màu bình thường, không đỏ, dùng mu bàn tay sờ không nóng.

Trạng thái bệnh lý: toàn thân mẩn đỏ, dùng mu bàn tay sờ thấy nóng ran. + Đo thân nhiệt qua trực tràng bằng nhiệt kế 41-42ºC:

Trên cơ sở biểu hiện lâm sàng khác thường của lợn con chúng em tiến đánh dấu từng con bằng cách phun sơn màu đỏ, sau đó tiến hành chẩn đoán lâm sàng, ghi rõ bao nhiêu ngày tuổi, thân nhiệt, triệu chứng lâm sàng và ghi vào sổ nhật ký thực tập. Từ những triệu chứng thu thập được chúng em tiến hành điều trị cho lợn con bị bệnh theo sự hướng dẫn của kỹ sư phụ trách tại trại.

3.4.3. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu

- Tỷ lệ lợn mắc bệnh: 𝑻ỷ 𝒍ệ 𝒍ợ𝒏 𝒎ắ𝒄 𝒃ệ𝒏𝒉 (%) = ∑ 𝒔ố 𝒍ợ𝒏 𝒎ắ𝒄 𝒃ệ𝒏𝒉 ∑ 𝒔ố 𝒍ợ𝒏 𝒕𝒉𝒆𝒐 𝒅õ𝒊 × 𝟏𝟎𝟎 -Tỷ lệ khỏi: 𝑻ỷ 𝒍ệ 𝒌𝒉ỏ𝒊 (%) = ∑ 𝒔ố 𝒄𝒐𝒏 𝒌𝒉ỏ𝒊 𝒃ệ𝒏𝒉 ∑ 𝒔ố 𝒄𝒐𝒏 đ𝒊ề𝒖 𝒕𝒓ị × 𝟏𝟎𝟎

-Tỷ lệ chết:

𝑻ỷ 𝒍ệ 𝒄𝒉ế𝒕 (%) = ∑ 𝒔ố 𝒍ợ𝒏 𝒄𝒉ế𝒕

∑ 𝒔ố 𝒍ợ𝒏 𝒎ắ𝒄 𝒃ệ𝒏𝒉× 𝟏𝟎𝟎

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại

Đối tượng nuôi của trại là lợn nái sinh sản, lợn hậu bị, lợn đực giống và lợn thương phẩm. Các giống lợn được nhập từ nước ngoài như Yorkshire, Landrace, Duroc.

Qua điều tra từ số liệu sổ sách theo dõi của trại trong 3 năm (6/2019 – 6/2021) thì cơ cấu đàn lợn nái được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi của trại từ năm 6/2019 đến tháng 6/2021

STT Loại lợn 6/2019 (con) 6/2020 (con) 6/2021 (con) 1 Lợn đực khai thác 5 4 4 2 Lợn nái sinh sản 195 187 210 3 Lợn hậu bị 20 40 20 4 Lợn con 5.175 4.845 5.661 5 Lợn đực hậu bị 6 7 10 Tổng 5401 5083 5905

Qua bảng 4.1 cho thấy: Số lượng lợn nái sinh sản tương đối ổn định qua các năm. Cụ thể 6/2019 là 195 con, 6/2020 giảm xuống còn 187 con, do trong năm này dịch bệnh xảy ra nhiều nên trại không tăng đàn chỉ giữ đầu lợn ổn định, đến 6/2021 số nái sinh sản tăng lên 210 con, có thể thấy sau 3 năm số lượng lợn nái sinh sản tăng lên 15 con. Nái hậu bị lại có xu hướng tăng giảm qua các năm từ 20 con 6/2019 đến 6/2020 là 40 con nhưng đến 6/2021 số nái hậu bị giảm xuống còn 20 con, mục đích chính là nhằm thay thế số lợn loại thải hàng năm vì nhiều nguyên nhân như già yếu, sức sinh sản kém, bệnh tật... nên trại giảm số nái nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra. Số lợn con và

lợn nái sinh sản ở trại là cao nhất vì đây là trang trại sản xuất giống hạt nhân do đó cơ cấu của trại chủ yếu là lợn nái và lợn con theo mẹ. Số lợn đực giống khai thác cũng giảm qua các năm còn lợn đực giống hậu bị có xu hướng tăng dần, mục đích để thay thế lợn đực giống đến thời kì loại thải.

4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng trên đàn lợn nuôi tại trại

4.2.1. Kết quả thực hiện biện pháp chăm sóc đàn lợn

Trong thời gian thực tập tại cơ sở, em trực tiếp tham gia nuôi dưỡng lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ. Kết quả thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả số lượng lợn trực tiếp chăm sóc Tháng Nái đẻ, nái nuôi con Tháng Nái đẻ, nái nuôi con

(con)

Lợn con theo mẹ (con)

Lợn con sau cai sữa (con) 12 32 368 344 1 37 403 370 2 39 420 381 3 34 391 365 4 33 376 355 5 35 399 375 Tổng 210 2357 2190

Kết quả bảng 4.2 cho ta thấy: số lượng lợn em trực tiếp chăm sóc trong 6 tháng thực tập là: lợn nái đẻ và nuôi con: 210 con, lợn con theo mẹ: 2357 con, lợn con sau cai sữa là: 2190 con. Có thể thấy tỷ lệ lợn con đẻ ra trung bình là 11,22 con/nái.

Từ việc chăm sóc đàn lợn hằng ngày em đã học được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản là phải giữ chuồng trại luôn sạch sẽ, cho lợn ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn theo quy định. Lợn nái chửa kỳ cuối, nái đẻ và nuôi con được cho ăn 4 lần/ngày. Ta cần lưu ý các điểm sau:

+ Cách cho ăn: ăn đúng 3 bữa và ăn theo khẩu phần ăn trên bảng cám đã được chính sửa liên tục theo ngày.

+ Nhu cầu dinh dưỡng trong từng thời kỳ: trước đẻ 3 ngày lượng thức ăn sẽ giảm dần 0,5kg/con/ngày, sau đẻ lượng thức ăn sẽ tăng dần từ 0,5 - 1 kg/con/ngày tuỳ thuộc vào giai đoạn mang thai, thể trạng lợn nái, tình trạng sức khoẻ, nhiệt độ môi trường, chất lượng thức ăn…

+ Khi tắm lợn mẹ cần nhốt lợn con vào úm và đợi đến khi sàn khô rồi mới thả lợn con ra. Vì khi tắm cho lợn mẹ sẽ làm ướt sàn lợn con dẫn đến bệnh phân trắng ở lợn con theo mẹ. Đảm bảo chuồng luôn khô ráo, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp.

Nuôi dưỡng lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, cần chú ý các công việc sau: khi cho lợn ăn phải trộn thức ăn với thuốc sau đó cho thức ăn vào nước để đảm bảo thuốc được hoà đều với thức ăn một cách tốt nhất, máng lợn con phải luôn có thức ăn,đối với lợn con tập ăn thì cho vào máng ít cám và phải thay hằng ngày nếu lợn không ăn hết, sàn phải khô ráo sạch sẽ và nhiệt độ phải thích hợp.

Ngoài ra em còn học được cách chăm sóc lợn sau cai sữa: luôn phải chú ý đến nhiệt độ và độ thông thoáng trong chuồng; khi đổi thức ăn thì cần chuyển từ từ tránh trường hợp chuyển đột ngột gây tiêu chảy hoặc một số bệnh khác trên lợn; luôn đảm bảo chuồng sạch sẽ, nơi nằm của lợn phải khô ráo và cần sử dụng đèn úm thêm 1-2 tuần sau cai sữa.

4.2.2. Tình hình sản xuất của đàn lợn nái nuôi tại trại

Để đánh giá về quá trình sinh đẻ của đàn lợn nái nuôi tại cơ sở, chúng em đã thu thập số liệu và theo dõi thông tin của đàn lợn nái sinh sản tại trại. Kết quả trình bày tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại Tháng Số nái đẻ Tháng Số nái đẻ (con) Nái đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Số nái đẻ khó phải can thiệp

(con) Tỷ lệ (%) 12 32 30 93,75 2 6,25 1 37 36 97,29 1 2,71 2 39 37 94,87 2 5,13 3 34 32 94,12 2 5,88 4 33 32 96,97 1 3,03 5 35 31 88,57 4 11,43 Tổng 210 198 94,29 12 5,71

Qua bảng 4.3 cho thấy: Số lượng lợn đẻ bình thường và số con đẻ phải can thiệp tại cơ sở. Tỷ lệ nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ cao dao động từ 88,57 - 97,29%, trung bình là 94,29 %. Tỷ lệ nái đẻ phải can thiệp thấp, dao động chỉ từ 2,71 – 11,43%, trung bình là 5,71%. Số lợn nái đẻ phải can thiệp với tỷ lệ trên là chủ yếu tập trung nhiều ở nái đẻ lứa đầu, cổ tử cung chưa giãn nở, một số ít là do lợn mẹ trong quá trình mang thai quá béo, ít vận động và do lợn nái đã già sắp đưa vào loại thải làm ảnh hưởng đến quá trình đẻ. Ngoài ra trường hợp đẻ khó còn do các nguyên nhân khác như chiều hướng, tư thế của bào thai không bình thường, thai quá to, thai dị hình.

Trong quá trình đỡ đẻ cho lợn nái, em rút ra được một số bài học kinh nghiệm đó là: Việc ghi chép chính xác ngày phối giống cho lợn nái là rất quan trọng, sẽ giúp cho người chăn nuôi xác định được thời điểm lợn sắp đẻ để có kế hoạch chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ quá trình đẻ, chuẩn bị ổ úm cho lợn con. Trong thời gian lợn sắp đẻ thì phải thường xuyên theo dõi, quan sát lợn, không nên để lợn tự đẻ vì lợn mẹ có thể sẽ đè con, cắn con hoặc khi lợn mẹ đẻ khó sẽ không kịp thời xử lý.

Khi đỡ đẻ cho lợn, người thực hiện phải thao tác nhẹ nhàng, khéo léo, để tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn mẹ, toàn bộ dụng cụ, tay của người thực hiện đỡ đẻ phải được sát trùng, người đỡ đẻ cho lợn không được để móng tay dài có thể làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn nái trong quá trình can thiệp đẻ khó.

4.3. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn tại trại

4.3.1. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại

Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại… Trong thời gian thực tập chúng em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày, chúng em tiến hành thu gom phân thải, rửa chuồng, quét lối đi lại giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng, đường đi nhằm đảm bảo vệ sinh. Kết quả thực hiện thể hiện ở bảng 4.4

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại

STT Công việc Đơn vị tính

Số lượng yêu cầu (lần) Kết quả Tỷ lệ (%)

1 Vệ sinh chuồng trại

hằng ngày 2 lần/ngày 360 351 97,50

2

Phun sát trùng trong chuồng và xung quanh chuồng trại

2 lần/tuần 51 46 90,20

3 Rắc vôi trong chuồng

và xung quanh chuồng 1 lần/tuần 26 24 92,31

Kết quả bảng 4.4 có thể thấy việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hằng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng hằng ngày được thực hiện (2 lần/ngày), trong 6 tháng thực tập tại trại em đã thực hiện được 351 lần, đạt tỷ lệ 97,50% số lượng yêu cầu ; phun sát trùng trong chuồng và xung quanh chuồng là định kỳ (2 lần/tuần), em đã thực hiện được 51 lần việc phun sát trùng (chiếm 90,20%), rắc vôi trong chuồng và xung quanh chuồng là định kì (1 lần/tuần), em đã thực hiện được24 lần việc rắc vôi (chiếm 92,33%); việc vệ sinh tổng trại định kỳ là 2 tuần thực hiện 1 lần, trong 6 tháng cần thực hiện 12 lần và em đã tham gia đầy đủ tất cả các buổi, đạt tỷ lệ 100%. Vệ sinh sát trùng chuồng trại được coi là một khâu hết sức quan trọng, nhận thức được điều này, chúng em luôn nỗ lực hoàn thành tốt tất cả các công việc do quản lý, kỹ sư và các cán bộ kỹ thuật của trang trại giao cho.

Qua đó, em đã biết được cách thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

4.3.2. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin

Mầm bệnh có ở khắp mọi nơi, mọi lúc và sẵn sàng xâm nhập vào cơ thể

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại công ty greenfeed, huyện văn lâm, hưng yên (Trang 45)