Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại công ty greenfeed, huyện văn lâm, hưng yên (Trang 49)

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại

Đối tượng nuôi của trại là lợn nái sinh sản, lợn hậu bị, lợn đực giống và lợn thương phẩm. Các giống lợn được nhập từ nước ngoài như Yorkshire, Landrace, Duroc.

Qua điều tra từ số liệu sổ sách theo dõi của trại trong 3 năm (6/2019 – 6/2021) thì cơ cấu đàn lợn nái được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi của trại từ năm 6/2019 đến tháng 6/2021

STT Loại lợn 6/2019 (con) 6/2020 (con) 6/2021 (con) 1 Lợn đực khai thác 5 4 4 2 Lợn nái sinh sản 195 187 210 3 Lợn hậu bị 20 40 20 4 Lợn con 5.175 4.845 5.661 5 Lợn đực hậu bị 6 7 10 Tổng 5401 5083 5905

Qua bảng 4.1 cho thấy: Số lượng lợn nái sinh sản tương đối ổn định qua các năm. Cụ thể 6/2019 là 195 con, 6/2020 giảm xuống còn 187 con, do trong năm này dịch bệnh xảy ra nhiều nên trại không tăng đàn chỉ giữ đầu lợn ổn định, đến 6/2021 số nái sinh sản tăng lên 210 con, có thể thấy sau 3 năm số lượng lợn nái sinh sản tăng lên 15 con. Nái hậu bị lại có xu hướng tăng giảm qua các năm từ 20 con 6/2019 đến 6/2020 là 40 con nhưng đến 6/2021 số nái hậu bị giảm xuống còn 20 con, mục đích chính là nhằm thay thế số lợn loại thải hàng năm vì nhiều nguyên nhân như già yếu, sức sinh sản kém, bệnh tật... nên trại giảm số nái nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra. Số lợn con và

lợn nái sinh sản ở trại là cao nhất vì đây là trang trại sản xuất giống hạt nhân do đó cơ cấu của trại chủ yếu là lợn nái và lợn con theo mẹ. Số lợn đực giống khai thác cũng giảm qua các năm còn lợn đực giống hậu bị có xu hướng tăng dần, mục đích để thay thế lợn đực giống đến thời kì loại thải.

4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng trên đàn lợn nuôi tại trại

4.2.1. Kết quả thực hiện biện pháp chăm sóc đàn lợn

Trong thời gian thực tập tại cơ sở, em trực tiếp tham gia nuôi dưỡng lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ. Kết quả thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả số lượng lợn trực tiếp chăm sóc Tháng Nái đẻ, nái nuôi con

(con)

Lợn con theo mẹ (con)

Lợn con sau cai sữa (con) 12 32 368 344 1 37 403 370 2 39 420 381 3 34 391 365 4 33 376 355 5 35 399 375 Tổng 210 2357 2190

Kết quả bảng 4.2 cho ta thấy: số lượng lợn em trực tiếp chăm sóc trong 6 tháng thực tập là: lợn nái đẻ và nuôi con: 210 con, lợn con theo mẹ: 2357 con, lợn con sau cai sữa là: 2190 con. Có thể thấy tỷ lệ lợn con đẻ ra trung bình là 11,22 con/nái.

Từ việc chăm sóc đàn lợn hằng ngày em đã học được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản là phải giữ chuồng trại luôn sạch sẽ, cho lợn ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn theo quy định. Lợn nái chửa kỳ cuối, nái đẻ và nuôi con được cho ăn 4 lần/ngày. Ta cần lưu ý các điểm sau:

+ Cách cho ăn: ăn đúng 3 bữa và ăn theo khẩu phần ăn trên bảng cám đã được chính sửa liên tục theo ngày.

+ Nhu cầu dinh dưỡng trong từng thời kỳ: trước đẻ 3 ngày lượng thức ăn sẽ giảm dần 0,5kg/con/ngày, sau đẻ lượng thức ăn sẽ tăng dần từ 0,5 - 1 kg/con/ngày tuỳ thuộc vào giai đoạn mang thai, thể trạng lợn nái, tình trạng sức khoẻ, nhiệt độ môi trường, chất lượng thức ăn…

+ Khi tắm lợn mẹ cần nhốt lợn con vào úm và đợi đến khi sàn khô rồi mới thả lợn con ra. Vì khi tắm cho lợn mẹ sẽ làm ướt sàn lợn con dẫn đến bệnh phân trắng ở lợn con theo mẹ. Đảm bảo chuồng luôn khô ráo, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp.

Nuôi dưỡng lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, cần chú ý các công việc sau: khi cho lợn ăn phải trộn thức ăn với thuốc sau đó cho thức ăn vào nước để đảm bảo thuốc được hoà đều với thức ăn một cách tốt nhất, máng lợn con phải luôn có thức ăn,đối với lợn con tập ăn thì cho vào máng ít cám và phải thay hằng ngày nếu lợn không ăn hết, sàn phải khô ráo sạch sẽ và nhiệt độ phải thích hợp.

Ngoài ra em còn học được cách chăm sóc lợn sau cai sữa: luôn phải chú ý đến nhiệt độ và độ thông thoáng trong chuồng; khi đổi thức ăn thì cần chuyển từ từ tránh trường hợp chuyển đột ngột gây tiêu chảy hoặc một số bệnh khác trên lợn; luôn đảm bảo chuồng sạch sẽ, nơi nằm của lợn phải khô ráo và cần sử dụng đèn úm thêm 1-2 tuần sau cai sữa.

4.2.2. Tình hình sản xuất của đàn lợn nái nuôi tại trại

Để đánh giá về quá trình sinh đẻ của đàn lợn nái nuôi tại cơ sở, chúng em đã thu thập số liệu và theo dõi thông tin của đàn lợn nái sinh sản tại trại. Kết quả trình bày tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại Tháng Số nái đẻ (con) Nái đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Số nái đẻ khó phải can thiệp

(con) Tỷ lệ (%) 12 32 30 93,75 2 6,25 1 37 36 97,29 1 2,71 2 39 37 94,87 2 5,13 3 34 32 94,12 2 5,88 4 33 32 96,97 1 3,03 5 35 31 88,57 4 11,43 Tổng 210 198 94,29 12 5,71

Qua bảng 4.3 cho thấy: Số lượng lợn đẻ bình thường và số con đẻ phải can thiệp tại cơ sở. Tỷ lệ nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ cao dao động từ 88,57 - 97,29%, trung bình là 94,29 %. Tỷ lệ nái đẻ phải can thiệp thấp, dao động chỉ từ 2,71 – 11,43%, trung bình là 5,71%. Số lợn nái đẻ phải can thiệp với tỷ lệ trên là chủ yếu tập trung nhiều ở nái đẻ lứa đầu, cổ tử cung chưa giãn nở, một số ít là do lợn mẹ trong quá trình mang thai quá béo, ít vận động và do lợn nái đã già sắp đưa vào loại thải làm ảnh hưởng đến quá trình đẻ. Ngoài ra trường hợp đẻ khó còn do các nguyên nhân khác như chiều hướng, tư thế của bào thai không bình thường, thai quá to, thai dị hình.

Trong quá trình đỡ đẻ cho lợn nái, em rút ra được một số bài học kinh nghiệm đó là: Việc ghi chép chính xác ngày phối giống cho lợn nái là rất quan trọng, sẽ giúp cho người chăn nuôi xác định được thời điểm lợn sắp đẻ để có kế hoạch chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ quá trình đẻ, chuẩn bị ổ úm cho lợn con. Trong thời gian lợn sắp đẻ thì phải thường xuyên theo dõi, quan sát lợn, không nên để lợn tự đẻ vì lợn mẹ có thể sẽ đè con, cắn con hoặc khi lợn mẹ đẻ khó sẽ không kịp thời xử lý.

Khi đỡ đẻ cho lợn, người thực hiện phải thao tác nhẹ nhàng, khéo léo, để tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn mẹ, toàn bộ dụng cụ, tay của người thực hiện đỡ đẻ phải được sát trùng, người đỡ đẻ cho lợn không được để móng tay dài có thể làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn nái trong quá trình can thiệp đẻ khó.

4.3. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn tại trại

4.3.1. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại

Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại… Trong thời gian thực tập chúng em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày, chúng em tiến hành thu gom phân thải, rửa chuồng, quét lối đi lại giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng, đường đi nhằm đảm bảo vệ sinh. Kết quả thực hiện thể hiện ở bảng 4.4

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại

STT Công việc Đơn vị tính

Số lượng yêu cầu (lần) Kết quả Tỷ lệ (%)

1 Vệ sinh chuồng trại

hằng ngày 2 lần/ngày 360 351 97,50

2

Phun sát trùng trong chuồng và xung quanh chuồng trại

2 lần/tuần 51 46 90,20

3 Rắc vôi trong chuồng

và xung quanh chuồng 1 lần/tuần 26 24 92,31

Kết quả bảng 4.4 có thể thấy việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hằng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng hằng ngày được thực hiện (2 lần/ngày), trong 6 tháng thực tập tại trại em đã thực hiện được 351 lần, đạt tỷ lệ 97,50% số lượng yêu cầu ; phun sát trùng trong chuồng và xung quanh chuồng là định kỳ (2 lần/tuần), em đã thực hiện được 51 lần việc phun sát trùng (chiếm 90,20%), rắc vôi trong chuồng và xung quanh chuồng là định kì (1 lần/tuần), em đã thực hiện được24 lần việc rắc vôi (chiếm 92,33%); việc vệ sinh tổng trại định kỳ là 2 tuần thực hiện 1 lần, trong 6 tháng cần thực hiện 12 lần và em đã tham gia đầy đủ tất cả các buổi, đạt tỷ lệ 100%. Vệ sinh sát trùng chuồng trại được coi là một khâu hết sức quan trọng, nhận thức được điều này, chúng em luôn nỗ lực hoàn thành tốt tất cả các công việc do quản lý, kỹ sư và các cán bộ kỹ thuật của trang trại giao cho.

Qua đó, em đã biết được cách thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

4.3.2. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin

Mầm bệnh có ở khắp mọi nơi, mọi lúc và sẵn sàng xâm nhập vào cơ thể lợn khi có được điều kiện thích hợp để gây bệnh. Do đó, bên cạnh việc vệ sinh phòng bệnh, thì phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trại coi trọng và đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đặc thù của trại là sản xuất lợn giống và lợn thịt nên việc theo dõi và thực hiện lịch tiêm phòng phải chính xác nghiêm ngặt. Trong 6 tháng thực tập tại trại, đã được tham gia vào quy trình phòng bệnh cho đàn lợn theo mẹ tại trại. Kết quả thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho lợn con theo mẹ nuôi tại trại

Thời điểm phòng Bệnh phòng Loại vắc xin/ thuốc sử dụng Liều dùng (ml) Số lợn cần tiêm (con) Số lợn được tiêm (con) Tỷ lệ (%) An toàn (%) 1 ngày

tuổi Cầu trùng Nova -coc 5% 1 2357 1562 66,27 100

2 ngày

tuổi Tiêm sắt Nova Fe + B12 2 2357 1438 61,01 100

3 ngày

tuổi Cầu trùng Nova–coc 5% 2 2339 1236 52,84 100

1 tuần tuổi Suyễn + glasser Mycoplasma + glasser 1+2 2330 1434 61,55 100 2 tuần

tuổi Circo Fostera 2 2324 1443 62,10 100

3 tuần

tuổi Dịch tả Pest vac 2 2315 1287 55,59 100

Qua bảng 4.5 cho thấy, công tác tiêm phòng vắc xin của trại được thực hiện nghiêm túc, với tỷ lệ an toàn đạt 100%. Trong quá trình thực tập, đã trực tiếp tham gia tiêm phòng vắc xin cho lợn con: Lợn con 1 - 2 ngày tuổi uống thuốc phòng bệnh cầu trùng và tiêm sắt với kết quả an toàn 100%, lợn 3 ngày tuổi được uống thuốc phòng bệnh cầu trùng với liều 2 ml/con, em đã thực hiện cho uống trên 1236 lợn con, kết quả 100% an toàn. Lợn con 1 tuần tuổi được tiêm phòng suyễn + glasser kết quả em đã tiêm vắc xin cho 1434 con (100% an toàn), lợn 2 tuần tuổi sẽ tiêm phòng bệnh vắc xinCirco và em đã thực hiện tiêm vắc xin cho 1443 con (100% an toàn), đến khi lợn con được 3

tuần tuổi sẽ tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả em đã thực hiện tiêm vắc xin cho 1287 con (100% an toàn).

4.4. Kết quả chẩn đoán, điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại

4.4.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại

Trong thời gian đợt thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với kỹ sư của trại. Qua đó chúng em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại trong thời gian thực tập.

Bảng 4.6: Tình hình mắc bệnh trên lợn nái sinh sản tại trại STT Tên bệnh Số nái theo dõi

(con) Số nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 Viêm tử cung 210 33 15,71

2 Bại liệt sau đẻ 3 1,42

3 Viêm vú 6 2,86

4 Sát nhau 12 5,71

Qua bảng 4.6. cho thấy: Đàn lợn nái của trại thường mắc một số bệnh như: Viêm tử cung, viêm vú, sát nhau, bại liệt sau đẻ. Trong đó bệnh viêm vú là cao nhất: trong tổng số210 nái thì có 33 con mắc bệnh viêm tử cung chiếm 15,71%.

Theo Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh (2016) [15] cho biết tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lợn nái là 76,38%, biến động từ 62,10 - 86,96. Như vậy, so với kết quả này, thì kết quả theo dõi của em có tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung thấp hơn kết quả thông báo của tác giả. Theo em sở dĩ tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại thấp là do môi trường nuôi dưỡng sạch sẽ thoáng mát, khâu vệ sinh trước và sau khi đẻ sạch sẽ, người can thiệp bằng tay có trình độ chuyên môn cao, lựa chọn con giống tốt…

Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh bại liệt chiếm 1,42% theo em thấy nguyên nhân gây nên bệnh là do dinh dưỡng trong quá trình mang thai chưa cung cấp đủ, cơ thể lợn mẹ gầy yếu thiếu hụt lượng canxi trong cơ thế dẫn đến bại liệt sau khi đẻ.

Số lợn nái mắc bệnh viêm vú là 6 con chiếm 2,86% trong tổng số con mắc bệnh, theo em thấy nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, vi khuẩn theo máu đến vú gây viêm vú, ngoài ra còn có thể do trong quá trình mài nanh ở lợn con sơ sinh chưa thực sự tốt, trong quá trình lợn con bú sữa gây tổn thương đầu núm vú lợn mẹ.

Số lợn nái mắc bệnh sát nhau là 12 con chiếm 5,71% tổng số con mắc bệnh, nguyên nhân gây nên bệnh này có thể là lợn nái bị viêm niêm mạc tử cung nên sau khi đẻ nhau không ra hết. Can thiệp vội vàng, thô bạo, không đúng kỹ thuật nên nhau thai bị đứt và sót lại hoặc bào thai quá to, dịch thai nhiều, tử cung co bóp kém, có thể do lợn nái quá già, đẻ nhiều lứa đuối sức nên không đẩy được nhau thai ra được. Ngoài ra cũng có thể do trong thời gian có thai lợn mẹ ít vận động, nhất là giai đoạn cuối thai kỳ, khẩu phần ăn thiếu khoáng, nhất là canxi.

Như vậy, tại trang trại đàn lợn nái thường mắc một số bệnh như: viêm tử cung, sát nhau, viêm vú, viêm phổi. Để hạn chế điều này theo em cần thực hiện một số biện pháp phòng bệnh sau đây:

- Trước khi lợn nái sinh phải sát trùng kỹ chuồng trại. Dùng Benkocid pha loãng với tỷ lệ 2,5ml/lít nước, phun thật kỹ vào nền, vách chuồng để tiêu diệt vi trùng.

- Tắm cho heo nái thật kỹ trước khi cho vào chuồng sinh.

- Nái phải được giảm khẩu phần (khoảng 50%) trước ngày đẻ và nhịn ăn vào ngày đẻ để phòng viêm vú. Thức ăn phải đầy đủ dinh dưỡng, phẩm

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại công ty greenfeed, huyện văn lâm, hưng yên (Trang 49)