Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại công ty greenfeed, huyện văn lâm, hưng yên (Trang 59)

Dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại, em đã trực tiếp tham gia điều trị cho các lợn mắc bệnh tại trại:

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái tại trại

Tên bệnh Thuốc điều trị Liều lượng (ml) Đường đưa thuốc Thời gian điều trị (ngày) Kết quả Số nái loại thải (con) Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung Cefquinom 1ml/12-16kgTT Tiêm bắp 3 33 29 87,88 4 Viêm vú Cefquinom 1ml/12-16kgTT Tiêm

bắp 3 6 6 100 0 Sát nhau Amox LA 15% 1ml/15kg TT Tiêm bắp 3 12 11 91,67 1 Bại liệt sau đẻ Calcifort 5-10ml/20kg TT Tiêm bắp 3 3 0 0 3 Qua bảng 4.7 ta thấy:

Bệnh viêm tử cung: Tiến hành điều trị 33 lợn nái bị bệnh viêm tử cung trong quá trình thực tập. Điều trị khỏi 29 nái, đạt 87,88 % để đạt được kết quả cao trong điều trị em có dùng thêm thuốc bổ trợ như:

- Oxytocin với liều 2ml/con tiêm vào mép âm môn với mục đích, kích thích tử cung co bóp đẩy các chất dịch bẩn dư thừa trong tử cung ra bên ngoài.

- Thuốc tím 1% thụt rửa âm đạo tử cung 1 - 2 lần/ngày, làm trong 2 ngày liên tục.

- Các loại thuốc trợ sức, trợ lực tiêm bắp: Vitamin C (5ml/con/ngày), vitamin B1 (5ml/con/ngày).

Triệu chứng khi lợn khỏi bệnh là: Lợn khỏe mạnh trở lại, nhanh nhẹn, đi lại ăn uống bình thường, không ra mủ, không có mùi thối, lên giống trở lại.

Còn lại do viêm quá nặng, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản sau này nên tiến hành bán loại.

Bệnh sót nhau: Bệnh sát nhau, điều trị12 con, dùng Oxytocin liều 2 ml/con/lần để đẩy hết nhau ra, trường hợp không đẩy được cần tiến hành thủ thuật bóc nhau, rồi tiêm kháng sinh Amox LA 15% liều 20 ml/con/lần kết trong 3 – 5 ngày, kết hợp thụt rửa tử cung bằng: 1l nước ấm + 20g amox bột/nái. Thụt liên tục 3 ngày, kết quả điều trị khỏi đạt 91,67%. Còn lại do nái già yếu, thao tác can thiệp không đảm bảo gây xước viêm tử cung nặng ảnh hưởng đến quá trình sinh sản sau này nên bán loại.

Bệnh viêm vú: Đã trực tiếp điều trị cho 6 con và cả6 con đều khỏi, đạt tỷ lệ khỏi 100%. Thuốc được sử dụng để điều trị là Cefquinom, cho thấy hiệu quả điều trị đạt hiệu quả khá cao. Ngoài ra, em có hộ lý trong qua trình điều trị là chườm vú bằng cách dùng khăn sạch ngâm trong nước nóng rồi chườm lên bầu vú giúp cho không bị tắc tia sữa, thường xuyên xoa bóp bầu vú từ 5 - 10 phút trước khi vắt sữa để sữa được lưu thông.

Riêng bệnh bại liệt sau đẻ, em đã tiến hành bón cho lợn mẹ ăn và uống nước kết hợp tiêm thuốc bổ Han-tophan liều 10 ml/lần để giữ lợn mẹ đến khi cai sữa lợn con rồi bán loại.

4.4.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn con theo mẹ

Kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn lợn con được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8: Tình hình mắc bệnh trên lợn con theo mẹ

STT Tên bệnh Số lợn con theo dõi (con) Số lợn con mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 Viêm phổi 2357 213 9,04

2 Hội chứng tiêu chảy 2357 133 5,64

Tính chung 2357 346 14,68

Qua bảng 4.8.cho thấy: Trong tổng số 2357 lợn con theo dõi có 346 con mắc bệnh. Trong đó có 213 lợn con mắc bệnh viêm phổi, chiếm 9,04% và 133 lợn con mắc bệnh hội chứng tiêu chảy, chiếm 5,64%. Nguyên nhân chính xảy ra là do thời tiết thay đổi đột ngột: mưa, gió, trời lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt…và dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại, em đã trực tiếp tham gia điều trị cho lợn con bị bệnh, kết quả được thể hiện ở bảng 4.9.

Bảng 4.9: Kết quả điều trị bệnh trên lợn con theo mẹ

Tên bệnh Thuốc điều trị Liều lượng (ml) Đường đưa thuốc Thời gian điều trị (ngày) Kết quả Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) Viêm phổi Hanflor LA 1ml/20kgTT Tiêm bắp 3 213 198 92,96 Hội chứng tiêu chảy Tiamulin 10% 2-3 ml/20kgTT Tiêm bắp 3 133 116 87,22

Qua bảng 4.9. cho thấy: Lợn con tại trại thường mắc 2 bệnh phổ biến là Hội chứng tiêu chảy và Viêm phổi. Đối với bệnh lợn con mắc Hội chứng tiêu chảy, trong quá trình điều trị, em đã dùng thuốc điều trị là kháng sinh Tiamulin 10% có thể kết hợp với thuốc co mạch Atropin để giảm nhu động ruột, kết hợp thêm thuốc bổ Han-tophan pha với dung dịch muối 0,9% truyền xoang bụng nhằm bổ sung nước cho lợn con. Kết quả điều trị khỏi bệnh đạt 87,22% tương ứng với 116 con khỏi trong tổng số133 con được điều trị. Nguyên nhân do lợn mẹ bị viêm, lợn con đẻ ra sức đề kháng yếu dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như vi sinh vật xâm hại, nhiệt độ chuồng nuôi (lạnh quá hay nóng quá). Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy là giữ gìn chuồng trại khô ráo, kín, có thiết bị sưởi ấm, cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con. Nếu lợn con bị hội chứng tiêu chảy quá nặng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng sau này nên tiến hành loại thải.

Đối với bệnh viêm phổi có 213 con được điều trị bằng Hanflor LA, bên cạnh đó em kết hợp với Bromhexin 0,3% liều 1-3ml/10kgTTnhằm giảm ho long đờm. Ngoài ra, em bổ sung thêm thuốc bổ là Han-tophan, với liều 2 ml/con/lần. Kết quả điều trị khỏi 198 con, chiếm 92,96%, từ kết quả điều trị cho thấy phác đồ điều trị đang áp dụng đem lại hiệu quả cao với đàn lợn con tại trại.

4.4.4. Kết quả thực hiện một số công tác khác

Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh cho lợn, em còn được tham gia một số công việc khác, kết quả được trình bày ở bảng 4.10. dưới đây

Bảng 4.10. Kết quả thực hiện một số công tác khác STT Nội dung Số lượng (con) Kết quả Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 1 Thiến lợn 827 819 99,03

2 Mài nanh, cắt đuôi, tiêm sắt 2357 1527 64,79

3 Mổ hecni 13 12 92,31

4 Chuyển nái cai sữa sang chuồng bầu 210 145 69,05 5 Chuyển lợn con cai sữa về chuồng cai 2190 2190 100

Kết quả bảng 4.10. cho thấy: Trải qua quá trình thực tập, em đã có cơ hội học hỏi rất nhiều. Cụ thể, em đã chuyển lợn nái cai sữa 145 con sang chuồng bầu, chuyển lợn con cai sữa 2190 con xuống chuồng cai sữa, thiến 827 con lợn (99,03%), mài nanh, cắt đuôi - tiêm sắt cho 1527 lợn con, (64,79%), mổ hecni cho 13 con lợn, kết quả an toàn 12 con (đạt 92,31%). Qua đó, em thấy tự tin và vững vàng hơn, chuyên môn cũng như tay nghề được nâng cao, đây là những kinh nghiệm cơ sở và rất hữu ích cho công việc sau này của em.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại trại, em xin đưa ra một số kết luận như sau:

- Về hiệu quả chăn nuôi của trại:

+ Tham gia chăm sóc 210 nái đẻ và nuôi con với số lợn con còn sống đến cai sữa là 2190 con.

+ Tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại tương đối tốt với tỷ lệ lợn nái đẻ bình thường là 94,29%, đẻ khó can thiếp chiếm 5,71%.

- Về công tác thú y của trại:

+ Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn tại trang trại đạt 100%. + Công tác vệ sinh: Công tác vệ sinh, sát trùng luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hằng ngày.

- Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh

+ Lợn nái và lợn con ở trại thường mắc các bệnh: Bệnh viêm tử cung(15,71%), bệnh sát nhau(5,71%), bệnh viêm vú(2,86%), bại liệt sau đẻ(1,42%), bệnh viêm phổi(9,04%), hội chứng tiêu chảy(5,64%).

+ Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn tại trại, đối với bệnh viêm tử cung khỏi 29 con (chiếm 87,88%), bệnh sát nhau khỏi 11 con (chiếm 91,67%), bệnh viêm vú khỏi 6 con (chiếm 100%), bệnh viêm phổi khỏi 198 (chiếm 92,96%), hội chứng tiểu chảy khỏi 116 con (chiếm 87,22%).

Những bài học kinh nghiệm rút ra từ bản thân qua đợt thực tập nghề nghiệp

- Quá trình thực tập vừa qua là khoảng thời gian lý tưởng để em tích lũy thêm kinh nghiệm sống và làm việc cho chính mình thông qua việc được

gặp gỡ nhiều người, những tình huống thực tế trong cuộc sống và qua những công việc mình đã làm.

- Cần cố gắng thích nghi, làm quen nhanh với môi trường làm việc tại cơ sở thực tập, chủ động trong mọi hình huống.

- Luôn sẵn sàng, năng động, chăm chỉ học tập và làm việc.

- Tích cực tham gia các công việc tại cơ sở thực tập để học hỏi được nhiều hơn ngoài những kiến thức liên quan đến ngành học mà còn là những kiến thức trong thực tế.

- Có tinh thần cầu tiến và rút kinh nghiệm, luôn luôn lắng nghe những góp ý từ mọi người mỗi khi mắc sai lầm và ngay lập tức rút kinh nghiệm để tránh lặp lại và cải thiện tình hình.

- Luôn khiêm tốn trước mọi người không được có thái độ kiêu căng, tự phụ.

- Sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo: đây là điều cuối cùng cũng là điều rất quan trọng. Trước khi thực tập em đã được nhà Trường, Khoa tổ chức dạy thêm cho cho một số buổi về kiến thức cơ bản trước khi đi thực tập, những kiến thức này vô cùng hữu ích cho em trong quá trình thực tập. Ngoài ra, Khoa còn chọn lựa những cơ sở thực tập đúng với chuyên ngành và có sự liên hệ chặt chẽ với các cơ sở trên để đảm bảo quyền lợi và hiệu quả cao nhất cho quá trình thực tập.

5.2. Đề nghị

Trong thời gian thực tập tại trại em thấy có một số tồn tại cần phải khắc phục, vì vậy em có một số ý kiến đề xuất như sau:

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh về sinh sản nói riêng và bệnh tật nói chung.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về đường sinh sản ở lợn nái.

- Cán bộ kĩ thuật viên trong trại cần hướng dẫn chu đáo hơn cho công nhân cách phát hiện lợn ốm kịp thời.

- Tiếp tục áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

- Công tác tiêm phòng và vệ sinh phòng bệnh cần thực hiện tốt hơn nữa. - Trong quá trình điều trị các bệnh trên đàn lợn nái cần chú trọng thêm về các công tác biện pháp hỗ trợ, trợ sức, phục hồi sức khỏe cho đàn lợn nái trước, trong và sau khi điều trị để đạt kết quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1.Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Trang 29 - 35.

2.Trần Minh Châu (1996), Một trăm câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

3.Đoàn Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.

4.Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5.Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6.Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7.John Nichl (1992),Quản lý lợn nái và hậu bị để sinh sản có hiệu quả, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8.Trương Lăng (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh lợn, Nxb Đà Nẵng. 9.Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến

ở lợn và biện pháp phòng trị, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, tập II, tr.4452.

10.Nguyễn Quang Linh (2005), Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.

11.Madec Francois (1995),“Viêm tử cung và chức năng sinh sản của lợn nái,Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, Tập II (Số 1), tr. 30 - 40...

12.Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

13.Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh (2016), Một số yếu tố liên quan tới viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái,Tạp chí khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(5), tr. 720-726.

14.Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Hà Thị Hảo, Trần Thanh Vân (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

15.Hoàng Thị Phi Phượng, Phạm Thị Thanh Hoa, Nguyễn Thị Hương, Phạm Thị Thúy, Trần Thanh Huyền (2013), Ảnh hưởng của chế phẩm bột Mistral đến khả năng tăng trọng và hiệu quả phòng bệnh ở lợn con theo mẹ, Viện chăn nuôi.

16.Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2005), Giáo trình Sinh lý học động vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 34 - 43.

17.Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

18.Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993), Thụ tinh nhân tạo cho lợn ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

19.Nguyễn Văn Trí (2008), Hỏi đáp kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản ở hộ gia đình, Nxb Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội.

20.Trekaxova A.V., Đaninko L.M., Ponomareva M.I., Gladon N.P. (1983),

Bệnh của lợn đực và lợn nái sinh sản, (Nguyễn Đình Chí dịch), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

21.Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Mai Anh Khoa, Bùi Thị Thơm, Nguyễn Thu Quyên, Hà Thị Hảo, Nguyễn Đức Trường (2017), Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh

22.Akita E. M., Nakai S. (1993), “Comparison of four purification methols for the production of immunoglobulins from eggs laid by hens immunological methols”, Vet. 160(1993), pp. 207 - 214.

23.Kielstein P. (1966), “On the occurrencer of toxi producing Pasteurella multocida strains atrophic rhinitis and in pneumoniae of swine and cattle”, Vet. Med., pp. 418 - 424.

24.Smith B. B., Martineau G., Bisaillon A. (1995), “Mammary gland and lactaion probltôis”, In disease of swine, 7th edition, Iowa state university press, p. 40 - 57.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Hình 1. Thuốc trị hội chứng tiêu chảy gồm: ATROPIN và TIAMULIN 10%

Hình 2. Thuốc chữa viêm tử cung ở lợn nái gồm: CEFQUINOM 150

và OXYTOCIN

Hình 3.Thuốc chữa viêm phổi gồm: HANFLOR và BROMHEXINE

Hình 4.Sắt được sử dụng trong trang trại

Hình 5. Thuốc cầu trùng NOVA-COC 5%.

Hình 6. Thuốc AMOXOIL-G

Hình 7. Vắc xin GLASSER Hình 8. Vắc xin tai xanh và dung dịch pha vắc xin

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại công ty greenfeed, huyện văn lâm, hưng yên (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)