Thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp giữa Công an và ngành

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho ĐVTN ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 32)

4. Giải quyết vấn đề nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho

4.9. Thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp giữa Công an và ngành

ngành GD&ĐT về công tác đảm bảo an ninh trật tự trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Căn cứ thông tư liên tịch số 06/TTLT-BCA-BGD&ĐT của liên Bộ Công an, Bộ Giáo dục & Đào tạo ngày 28/8/2015 hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục.

Đối với Ngành giáo dục

Theo chức năng nhiệm vụ được giao các cơ sở giáo dục thực hiện tốt công tác sau:

Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật đối với cán bộ công chức, viên chức, học sinh; chủ động phối hợp với cơ quan chức năng và lực lượng Công an các cấp tuyên truyền, nâng cao ý thức cảnh giác, tinh thần trách nhiệm, kiến thức pháp luật trong đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, trang bị kiến thức trong bảo vệ bí mật nhà nước (BMNN). Nắm bắt diễn biến tâm lý của cán bộ công chức, viên chức, học sinh, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật, có tư tưởng lệch lạc về đạo đức, lối sống, để giáo dục, phòng ngừa chung.

Đẩy mạnh cơng tác phịng chống tội phạm, phòng chống ma túy trong học đường, đồng thời làm tốt công tác quản lý HS, tạo điều kiện để thu hút HS vào các hoạt động ngoại khóa bổ ích, khơng để HS tự phát thành lập

hội, nhóm, câu lạc bộ cũng như các hoạt động tuyên truyền, tác động, lôi kéo người khác tham gia tụ tập đông người, tuần hành trái pháp luật.

Tuyên truyền, giáo dục HS chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng; khơng tham gia hoặc lơi kéo người khác tham gia dưới mọi hình thức các hoạt động tơn giáo, tuyên truyền đạo khi chưa được pháp luật cho phép hoặc công nhận được hoạt động tại Việt Nam; không tham gia các tổ chức phản động dưới mọi hình thức (kể cả qua mạng Internet).

Vận động, tổ chức cho cán bộ công chức, viên chức, học sinh ký cam kết không tàng trữ, vận chuyển, mua bán sử dụng các chất ma túy và pháo nổ; chấp hành tốt trật tự an tồn giao thơng (TTATGT) v.v. Chỉ đạo các trường, thường xuyên tổ chức đối thoại, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cán bộ công chức, viên chức, học sinh giải quyết kịp thời các kiến nghị chính đáng, khơng để kéo dài ảnh hưởng không tốt tới tư tưởng.

Tổ chức và thực hiện tốt công tác quản lý HS đồng thời phát huy và nâng cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên (GV) chủ nhiệm, cán bộ lớp, đội thanh niên xung kích; chủ động phối hợp quản lý tốt ĐVTN (HS) nội trú, ngoại trú theo quy định hiện hành. Xây dựng, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ theo quy định hiện hành của Chính phủ; khơng ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng này, đảm bảo lực lượng bảo vệ thực sự là nịng cốt trong phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (BVANTQ) tại cơ sở.

Phối hợp với lực lượng cơng an các cấp đảm bảo an tồn cho các hoạt động tập thể có phạm vi rộng và đơng người tham gia; các kỳ thi quốc gia; các hoạt động tuyển sinh, tuyển dụng, sinh hoạt ngoại khóa, hội nghị, hội thảo hoặc hoạt động khác có tính chất quan trọng, phức tạp. Phối hợp phát hiện, xác minh, xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm quy chế thi, sử dụng văn bản chứng chỉ và các giấy tờ khác bất hợp pháp.

Thực hiện nghiêm túc pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước. Xây dựng quy chế, chế độ bảo mật theo đúng quy định và thực hiện có hiệu quả. Tại các bộ phận thiết yếu, cơ mật, quan trọng phải chọn, cử người có đủ phẩm chất chính trị, năng lực, trình độ trên cơ sở tranh thủ ý kiến của cơ quan Công an, để làm tốt công tác bảo vệ nội bộ tại cơ quan, trường học.

Thông báo, trao đổi kịp thời cho lực lượng Công an (bằng văn bản) những tin tức, tình hình HS vi phạm kỷ luật, các vụ việc, hiện tượng liên quan đến ANTT xảy ra trong các cơ sở giáo dục để phối hợp quản lý.

Đối với ngành cơng an

Nắm tình hình, quản lý chặt chẽ hoạt động của các tụ điểm phức tạp cũng như số đối tượng chính trị, hình sự, số mắc tệ nạn xã hội xung quanh các trường học, cơ sở giáo dục, phịng ngừa và đấu tranh, khơng để tác động xấu tới ANTT các trường học và cơ sở giáo dục.

Phối hợp triển khai, thực hiện các biện pháp công tác nghiệp vụ, hành chính, tố tụng cũng như cơng tác giáo dục, tuyên truyền, vận động trên các lĩnh vực TTATGT, phòng chống ma túy tại các cơ sở giáo dục.

Tăng cường phối hợp với cơ quan chức năng ở địa phương kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm trong các hoạt động dịch vụ: hàng quán, internet, trò chơi điện tử, karaoke,. làm ảnh hưởng đến việc học tập, rèn luyện của người học và ANTT khu vực xung quanh nhà trường.

Trao đổi thơng tin, tình hình với Đội An ninh các trường hợp cán bộ công chức, viên chức, học sinh vi phạm pháp luật để phối hợp triển khai cơng tác phịng ngừa chủ động có hiệu quả.

Thường xuyên kiểm tra, phát hiện, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội thâm nhập vào các cơ sở giáo dục. Đặc biệt là các hành vi đe dọa, hành hung, cưỡng đoạt tài sản của ĐVTN ở khu vực xung quanh trường học.

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho ĐVTN ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)