Lịch phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn nuôi tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại bích cường, xã nghĩa đạo, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 33)

Loại lợn Tuổi Phòng bệnh Vắc xin - Thuốc Đường đưa thuốc Liều lượng (ml/con) Lợn con

1 - 3 ngày Thiếu sắt Dextran Fe 10% Tiêm 2 Tiêu chảy Baytril® 0,5% Tiêm 1 3 - 4 ngày Cầu trùng Diacoxin 5% Uống 2

7 - 10 ngày Suyễn Hyogen Tiêm bắp 2

14 - 16 ngày Còi cọc Circo Tiêm bắp 2

Lợn nái hậu bị

24 tuần tuổi Khô thai PV Tiêm bắp 2

25 tuần tuổi Dịch tả SF Tiêm bắp 2

26 tuần tuổi Giả dại AD Tiêm bắp 2

27 tuần tuổi LMLM FMD Tiêm bắp 2

28 tuần tuổi Khô thai PV Tiêm bắp 2

29 tuần tuổi Khô thai PV Tiêm bắp 2

30 tuần tuổi Suyễn Hyogen Tiêm bắp 2

Lợn nái sinh

sản

10 tuần chửa Dịch tả SF Tiêm bắp 2

12 tuần chửa LMLM Aftopor Tiêm bắp 2

12 tuần chửa Giả dại Neocolipor Tiêm bắp 2 Sau đẻ 15

ngày Khô thai Parvo Tiêm bắp 2

(Nguồn: kĩ thuật trại)

2.2.2.2. Điều trị bệnh

Theo Nguyễn Bá Hiên và cs. (2012) [9], nguyên tắc để điều trị bệnh là: - Toàn diện từ hộ lý, dinh dưỡng, dùng thuốc.

- Điều trị sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh. - Diệt căn bệnh là chủ yếu kết hợp chữa triệu chứng.

- Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng.

- Phải có quan điểm khi chữa bệnh, chỉ nên chữa những gia súc có thể chữa lành mà không giảm sức kéo và sản phẩm. Nếu chữa kéo dài, tốn kém vượt quá giá trị gia súc thì khơng nên chữa.

- Những bệnh rất nguy hiểm cho người mà khơng có thuốc chữa thì khơng nên chữa.

Các biện pháp chữa bệnh truyền nhiễm là:

- Hộ lý: để cho con vật ở một ô riêng biệt, được nghỉ ngơi và có điều kiện vệ sinh tốt (thống mát, sạch sẽ, yên tĩnh). Thường xuyên theo dõi thân nhiệt, nhịp tim, hô hấp, phân, nước tiểu để phát hiện sớm những biến chuyển của bệnh để kịp thời đưa ra biện pháp, cần bổ sung thêm dinh dưỡng thích hợp với tính chất của bệnh.

- Dùng kháng huyết thanh: là biện pháp hữu hiệu được sử dụng dùng trong ổ dịch và điều trị cho gia súc đã mắc bệnh. Chữa bệnh bằng kháng huyết thanh là đưa vào cơ thể những kháng thể chuẩn bị sẵn, có tác dụng trung hòa mầm bệnh hoặc độc tố của chúng (huyết thanh kháng độc tố).

- Dùng hóa dược: mục đích để chữa triệu chứng, có một số hóa dược dùng chữa ngun nhân vì có tác dụng đặc hiệu đến mầm bệnh. Dùng hóa dược chữa bệnh phải tác động mạnh và sớm vì có nhiều lồi vi khuẩn có thể thích ứng với liều lượng nhỏ hoặc có thể chống lại thuốc vì tính chất quen thuộc, khơng những thế chúng cịn có thể truyền cho những thế hệ sau. Trong những trường hợp có thể phối hợp nhiều loại hóa dược để tăng hiệu quả điều trị trong các bệnh ghép về đường hơ hấp và đường tiêu hóa.

- Dùng kháng sinh: kháng sinh là những thuốc đặc hiệu có tác dụng ngăn cản sự sinh sản của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên sử dụng kháng sinh có thể gây nhiều tai biến do thuốc có tính độc, do phản ứng dị ứng, do một lúc tiêu diệt nhiều vi khuẩn làm giải phóng một lượng lớn độc tố, làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể. Người sử dụng kháng sinh đã lợi dụng tác dụng của chúng và đánh quá liều, sử dụng kháng sinh bừa bãi còn gây nên hiện tượng kháng thuốc, làm giảm tác dụng chữa bệnh của kháng sinh.

+ Phải chẩn đoán đúng bệnh để dùng đúng thuốc, dùng sai thuốc sẽ chữa khơng khỏi bệnh mà cịn ảnh hưởng tới việc chẩn đốn bệnh về sau này gặp khó khăn.

+ Chọn loại kháng sinh có tác dụng tốt nhất đối với mầm bệnh đã xác định, dùng liều phù hợp với tính chất bệnh.

+ Không nên vội vàng thay đổi kháng sinh mà phải chờ một thời gian để phát huy tác dụng của kháng sinh.

+ Phải dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh để làm giảm liều lượng và độc tính của từng loại, làm diện tác động đến vi khuẩn rộng hơn, tăng tác dụng điều trị và hạn chế hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc.

- Phải tăng cường sức đề kháng của cơ thể gia súc như nuôi dưỡng tốt, dùng thêm các thuốc trợ sức trợ lực, giải độc gan thận, các vitamin, khoáng vi lượng, khoáng đa lượng…

2.2.3. Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp trên đàn lợn

2.2.3.1. Bệnh viêm tử cung ở lợn nái

* Nguyên nhân

Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [7], viêm tử cung là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm phá huỷ

các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái.

Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [1], Phạm Sỹ Lăng và cs.. 2002 [10], bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau nhưng bệnh chủ yếu xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ 1 - 10 ngày. Lợn nái viêm tử cung sẽ bị tổn thương lớp niêm mạc từ đó gây ảnh hưởng sự tiết Prostagladin F2 và làm xáo trộn chu kỳ động dục, làm tăng tình trạng chậm sinh và vơ sinh.

Theo Lê Minh và cs. (2017) [14], bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường do các nguyên nhân sau:

- Công tác phối giống không đúng kĩ thuật, nhất là phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo làm xây xát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn tinh không được vơ trùng khi phối giống có thể từ ngồi vào tử cung lợn nái gây viêm.

- Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật hoặc mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã bị viêm tử cung, viêm âm đạo truyền sang cho lợn khoẻ.

- Lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổn thương niêm mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm tử cung kế phát.

- Lợn sau đẻ bị sót nhau xử lý không triệt.

- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao…

- Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước và sau đẻ không sạch sẽ, trong thời gian đẻ cổ tử cung mở vi sinh vật có điều kiện để xâm nhập vào gây viêm.

Theo Lê Văn Năm (2009) [15], cho biết có rất nhiều nguyên nhân từ ngoại cảnh gây bệnh như: do thức ăn nghèo dinh dưỡng, do can thiệp đỡ đẻ

sai kỹ thuật dẫn đến muxin của chất nhày cơ quan sinh dục bị phá hủy hoặc kết tủa, kết hợp với việc chăm sóc ni dưỡng bất hợp lý và thiếu vận động đã làm chậm quá trình thu teo sinh lý của dạ con (trong điều kiện cai sữa bình thường dạ con trở về khối lượng kích thước ban đầu khoảng 3 tuần sau đẻ). Đây là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây bệnh. Biến chứng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây nên trong thời gian động đực (vì lúc đó tử cung mở) và do thụ tinh nhân tạo sai kĩ thuật.

Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [7], viêm tử cung là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm phá huỷ các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái.

Theo các tác giả Nguyễn Xuân Bình (2000) [2], Phạm Sỹ Lăng và cs. (2002) [15], bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường do các nguyên nhân sau:

- Cơ quan sinh dục lợn nái phát triển khơng bình thường gây khó đẻ hoặc lợn nái khó đẻ do thai quá to, thai ra ngược, thai phát triển khơng bình thường.

- Phối giống quá sớm lợn nái tơ, nái già mang nhiều thai. Khi đẻ tử cung co bóp yếu, do lứa đẻ trước đã bị viêm tử cung làm cho niêm mạc tử cung biến đổi nên nhau thai không ra gây sát nhau, thối giữa tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn.

- Bệnh kế phát từ các bệnh khác như bệnh viêm âm đạo, tiền đình, bàng quang hoặc các bệnh truyền nhiễm: sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao... thường gây ra các bệnh viêm tử cung.

- Trong q trình có thai, lợn nái ăn uống nhiều chất dinh dưỡng, tinh bột, protein và ít vận động cơ thể nên cơ thể béo dẫn đến khó đẻ. Hoặc do thiếu dinh dưỡng lợn nái sẽ ốm yếu, sức đề kháng giảm nên không chống lại vi trùng xâm nhập cũng gây viêm.

- Do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây sát sẽ tạo ra các ổ viêm nhiễm trong âm đạo hoặc tử cung hoặc do tinh dịch bị nhiễm khuẩn.

- Lợn đực bị viêm niệu quản và dương vật khi nhảy trực tiếp sẽ truyền bệnh sang lợn nái.

- Bệnh cịn xảy ra khi chăm sóc, ni dưỡng, quản lý kém hoặc do thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột, thời tiết quá nóng, quá lạnh, ẩm ướt kéo dài.

- Lợn nái sinh ra đều mang vi khuẩn trong âm đạo nhưng không gây bệnh, chỉ khi cổ tử cung mở, chất tiết chảy ra tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn.

Nguyên nhân chính do vi sinh vật, nguyên nhân khác sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển để gây nên các triệu chứng (Nguyễn Văn Thanh và cs. 2016) [21].

Mặt khác, nguyên nhân gây ra bệnh viêm tử cung chủ yếu do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), liên cầu dung huyết (Streptococcus

hemolitica) và các loại Proteus vulgaris, Klebsiella, dung huyết E.coli, cịn có

thể do trùng roi (Trichomonas foetus) và do nấm Candida albicans theo Đoàn Thị Kim Dung và Lê Thị Tài (2002) [6].

* Triệu chứng

Bình thường sản dịch của lợn nái kéo dài trong vòng 4 - 5 ngày, có những cá biệt kéo dài tới 6 - 7 ngày, sản dịch có màu sắc hơi đỏ do lẫn máu, sau chuyển dần sang vàng hay trắng và trong. Trong trường hợp viêm thì sản dịch màu trắng dục, vàng co mùi tanh khó chịu sau đó có thể có màu đen hơi thối, mùi tanh rất khó chịu.

Theo Nguyễn Văn Thanh (2010) [20], khi lợn nái bị viêm các chỉ tiêu lâm sàng như thân nhiệt và tần số hô hấp đều tăng. Lợn sốt theo quy luật sáng sốt nhẹ 39 - 39,5°, chiều 40 - 41°C. Con vật ăn kém, sản lượng sữa giảm, đôi

khi con vật cong lưng rặn. Từ cơ quan sinh dục chảy ra hỗn dịch lẫn nhiều mảnh tổ chức có mùi hơi tanh, dịch màu trắng đục hay hồng hoặc nâu đỏ, khi nằm lượng dịch chảy ra nhiều hơn.

Một số tiêu chí phân biệt các thể viêm thể hiện trong bảng 2.2

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại bích cường, xã nghĩa đạo, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)