Trên thế giới hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển và càng chú trọng đến chất lượng sản lượng. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nâng cao năng suất, giảm sức lao động của con người, kiểm soát dịch bệnh, để con vật có phúc lợi cao nhất, đưa các mã gen tốt nhất để cải tạo con giống… việc quyết định có làm được hay không ở con nái. Ở lợn nái theo thống kê lợn nái hay mắc bệnh nhiều nhất là bệnh viêm tử cung. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này nhưng tỷ lệ mắc vẫn rất cao.
Theo Arut Kidcha-orrapin (2006) [28], tại Thái Lan: Hội chứng MMA là một vấn đề lớn ở các trang trại chăn nuôi lợn, đặc biệt vào mùa hè (giữa tháng 3 và tháng 5), ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là quản lý tốt đàn nái, đặc biệt là trước khi đẻ.
Theo Heber và cs. (2010) [24] thì lợn được coi là mắc hội chứng MMA khi có một hoặc bao gồm các biểu hiện sau: viêm tử cung, dịch tiết âm đạo có pH > 8, lười vận động, thân nhiệt > 39,40C, viêm vú.
Theo Kemper và cs. (2013) [25], tại 6 đàn nái hạt nhân ở Đức (2008 - 2010), có 99,1% các mẫu sữa phân lập được vi khuẩn chủ yếu thuộc họ
Enterobacteriaceae, Staphylococcaceae, Streptococcaceae và Enterococcaceae. Trong đó, E.coli chiếm nhiều hơn cả và những loài này cũng được tìm thấy trong sữa lợn khỏe, còn Staphylococcus spp, Lactococcus lactis được tìm thấy trong sữa lợn mắc hội chứng MMA.
Theo nghiên cứu Martineau (2011) [29], có nhiều bệnh nguyên học và sinh lý bệnh đề cập trong hội chứng rối loạn tiết sữa và viêm vú ở lợn nái sau đẻ dùng những tên khác nhau: phức hợp viêm vú - viêm tử cung - mất sữa (MMA), hội chứng mất sữa, hội chứng rối loạn tiết sữa, phù thũng vú, hội chứng giảm tiết sữa, ngộ độc máu mất sữa và viêm vú sau đẻ.
Ở Pháp Pierre Brouillet và Bernard Farouilt (2003) [27], đã nghiên cứu và kết luận: điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả, xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược lực học và dược động học cho phép đáp ứng tốt hơn cách điều trị.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Đối tượng thực hiện và phạm vi
- Đối tượng: đàn lợn nái sinh sản
- Phạm vi: trại Bích Cường, xã Nghĩa Đạọ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện
- Địa điểm: trại Bích Cường, xã Nghĩa Đạọ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Thời gian thực hiện: từ ngày 14/12/2020 đến ngày 02/06/2021
3.3. Nội dung thực hiện
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại.
- Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản. - Thực hiện chẩn đoán và điều trị cho đàn lợn nuôi tại trại
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại. - Biện pháp vệ sinh phòng bệnh.
- Lịch tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái tại trại. - Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại
- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái của trại.
3.4.2. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi: để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chúng em tiến hành thu thập thông tin từ phòng kế toán trại, quản lý trại và kĩ sư trại kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.
sinh sản nuôi tại trại: thực hiện chăn nuôi theo đúng quy định chăn nuôi của Công ty cổ phần Ngọc Minh Green Farm áp dụng tại trại Bích Cường.
- Tiến hành sát trùng trại lợn theo lịch như sau:
Bảng 3.2. Lịch sát trùng được áp dụng tại trại Thứ
Trong chuồng Ngoài
Chuồng Chuồng bầu Chuồng an thai Chuồng đẻ
Thứ 2 Phun sát trùng,
phun nước vôi Phun sát trùng
Phun sát trùng, phun nước vôi và rắc vôi
Phun sát trùng Thứ 3 Phun sát
trùng
Phun sát trùng, phun nước vôi
Phun sát trùng, phun nước vôi và rắc vôi
Phun sát trùng Thứ 4 Phun sát trùng,
phun nước vôi Phun sát trùng
Phun sát trùng, phun nước vôi và rắc vôi
Phun sát trùng Thứ 5 Phun sát
trùng
Phun sát trùng, phun nước vôi
Phun sát trùng, phun nước vôi và rắc vôi
Phun sát trùng
Thứ 6
Phun nước vôi, vệ sinh tổng
chuồng
Phun sát trùng Phun nước vôi, vệ sinh tổng chuồng
Phun sát trùng
Thứ 7 Phun sát trùng
Phun nước vôi, vệ sinh tổng
chuồng
Phun sát trùng, phun nước vôi và rắc vôi
Phun sát trùng Chủ
nhật
Phun sát trùng,
phun nước vôi Phun sát trùng
Phun sát trùng, phun nước vôi và rắc vôi
Phun sát trùng
- Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn: Hàng ngày em và cán bộ kĩ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng. Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, dịch rỉ viêm, phân... ghi chép vào sổ theo dõi hàng ngày. Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn dưới sự hướng dẫn của kĩ sư trại.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý bằng công thức tính toán thường quy và trên phần mềm Excel. - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100 - Tỷ lệ lợn khỏi: Tỷ lệ khỏi (%) = x 100 ∑ số lợn mắc bệnh ∑ số lợn theo dõi ∑ số con khỏi bệnh ∑ số con điều trị
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại
Trong thời gian thực tập em đã tìm hiểu được một số thông tin về tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại qua 3 năm 2019 đến tháng 5/2021 được trình bày cụ thể trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại từ năm 2019 đến tháng 5/2021
STT Loại lợn 2019 2020 Tháng 5/2021
1 Lợn đực giống 6 7 11
2 Lợn nái sinh sản 576 640 784
3 Lợn hậu bị 112 140 152
4 Lợn con 14243 13858 8184
Qua bảng 4.1 cho thấy, số lượng nuôi giữa các loại lợn của trại có sự chênh lệch qua các năm.
- Sau 3 năm số lợn đực giống duy trì là 11 con vì do trại vừa phục vụ nhu cầu khai thác tinh giống và nhập tinh ở ngoài về phối.
- Số lợn hậu bị tăng dần qua các năm: + 2019 – 2020 tăng từ 112 lên 140 con. + 2020 - Tháng 5/2021 tăng từ 140 lên 152
Lợn hậu bị vẫn tăng do đã phối thành công và đang trong thời kì chờ phối để thay thế những nái đẻ không đủ tiêu chuẩn nuôi.
- Số lượng lợn nái sinh sản vào năm 2019 với 576 con, năm 2020 chỉ tăng lên 640 con do nhập được ít lợn hậu bị vì dịch bệnh đang bùng nổ. Đồng thời trại tiến hành loại nái già bằng nái hậu bị để thay đổi cơ cấu đàn nái, trẻ
hóa đàn nái nhằm tăng sản lượng và chất lượng đàn con. Vì vậy, số lượng lợn nái các năm sau tăng ít . Đến tháng 5/2021 tình hình dịch bệnh ít bùng phát, giá lợn tăng cao nên số lượng đã tăng lên 784 con. Từng lợn nái được theo dõi tỷ mỉ các số liệu liên quan của từng nái như: số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến... được ghi trên thẻ gắn tại chuồng nuôi.
- Số lượng lợn con cao nhất vào năm 2019 với 14243 con, năm 2020 với 13858 con, nhưng đến tháng 5/2021 số lượng lợn là 8184 con.
4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn
4.2.1. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc theo dõi tại trại qua 6 tháng thực tập
Trong 6 tháng thực tập tại trại số lượng lợn nái mà em trực tiếp chăm sóc theo dõi trong giai đoạn từ 100 - 114 ngày chửa, được trình bày trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Số lượng lợn nái trực tiếp theo dõi tại trại qua 6 tháng thực tập Tháng Số nái theo dõi (con) Số lợn con đẻ ra (con)
12/2020 32 0 1/2021 32 410 2/2021 32 406 3/2021 32 408 4/2021 32 411 5/2021 32 404 Tổng 192 2039
Kết quả bảng 4.2 cho ta thấy số nái đẻ, nuôi con và số lợn con em trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trong 6 tháng thực tập là 192 lợn nái, 2039 lợn con sinh ra.
Từ việc chăm sóc đàn lợn hằng ngày em đã học và hiểu hơn nữa về việc giữ chuồng thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, ý nghĩa của việc cho lợn nái ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn theo quy định.
- Cách cho ăn: ăn đúng theo lượng thức ăn trên bảng thức ăn. - Loại thức ăn sử dụng thức ăn hỗn hợp 3060.
- Nhu cầu dinh dưỡng trong từng thời kỳ: trước đẻ 3 ngày lượng thức ăn sẽ giảm dần 0,5kg/con/ngày, sau đẻ lượng thức ăn sẽ tăng dần từ 0,5 - 1 kg/con/ngày tuỳ thuộc vào giai đoạn mang thai, thể trạng lợn nái, tình trạng sức khoẻ, nhiệt độ môi trường, chất lượng thức ăn…
- Ngoài ra, em còn học được cách chăm sóc lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, cần chú ý những công việc sau:
+ Lợn con sau khi đẻ bấm tai cho những đàn giống theo quy cách riêng của trại
+ Lợn con sau 1 đến 3 ngày tuổi tiến hành bấm đuôi, mài nanh, uống amox phòng tiêu chảy, tiêm sắt.
+ Lợn con 3 ngày tuổi cho uống phòng cầu trùng, sát trùng lại rốn. + Lợn sau 5 đến 7 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực, sát trùng vị trí thiến và tiêm kháng sinh amox, lắp máng tập ăn. Cho ăn bằng thức ăn tập ăn 3800 của công ty De Hues, cho nhiều lần trong ngày và mỗi lần cho một ít thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 3800 nhằm để lợn con thích nghi, kích thích tính thèm ăn. Mỗi ngày phải loại bỏ thức ăn dư thừa 2 lần/ngày, tránh hiện tượng nấm mốc gây tiêu chảy cho lợn con.
+ Lợn con được 7 ngày tuổi bắt đầu tiêm vắc xin suyễn lần 1 vàu sau 1 tuần tiêm vắc xin circo và sau 1 tuần tiêm nhắc lại suyễn lần 2.
+ Lợn con được 21 - 26 ngày tiến hành cai sữa cho lợn.
ngày tuổi nhằm nâng cao khối lượng lợn con cai sữa, giảm hao mòn lợn mẹ, tăng sức đề kháng cho lợn con.
Hằng ngày tiến hành kiểm tra thường xuyên sức khỏe của đàn lợn để xử lý nhanh nhất tránh những thiệt hại về số lượng con.
4.2.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn con tại trại qua 6 tháng thực tập
* Đỡ đẻ lợn con : Thực hiện đỡ 192 con
- Kĩ thuật đỡ đẻ: sau khi đưa lợn con ra ngoài cơ thể lợn mẹ đẻ, một tay cầm chắc lợn chắc lợn con, một tay dùng khăn khô lau sạch nhớt ở miệng, lỗ mũi và toàn thân cho lợn để kích thích hô hấp. Sau đó rắc bột lăn lên toàn bộ cơ thể đẻ lợn nhanh khô, giữ ấm cho cơ thể lợn con rồi cho lợn vào lồng úm.
+ Cầm lợn con và dây buộc rốn, thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 2,5cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5 cm. Sát trùng dây rốn, vùng cuống rốn bằng cồn iod rồi cho lợn con vào lồng úm tº = 33 - 35ºC.
+ Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm cho lợn con ra bú.
+ Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.
* Thao tác mài nanh, cắt đuôi: Thao tác làm 2039 con
-Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành mài nanh, bấm tai, cắt đuôi,
* Thiến lợn đực: Thực hiện làm 896 con
- Đối với lợn đực mục đích nuôi thịt về sau cần tiến hành thiến càng sớm càng tốt. Thông thường trong chăn nuôi lợn nái sinh sản người ta thường thiến lợn vào 7 - 10 ngày tuổi. Nhưng thực tế trại thực hiện thiến lợn đực vào
ngày thứ 5 -7 ngày sau khi sinh. Trước khi thiến lợn đực cần chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông gòn, khăn vải sạch, xi - lanh tiêm và thuốc kháng sinh.
4.3. Kết quả sinh sản của lợn nái nuôi con tại trại
Để đánh giá quá trình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại, em đã thu thập số liệu và theo dõi thông tin của đàn lợn nái sinh sản trực tiếp được phân công chăm sóc tại trại. Kết quả trình bày tại bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả sinh sản của lợn nái nuôi con tại trại
Tháng Số nái đẻ (con)
Nái đẻ bình thường Nái đẻ phải can thiệp Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 12/2020 32 31 96,88 1 3,12 1/2021 32 30 93,75 2 6,25 2/2021 32 30 93,75 2 6,25 3/2021 32 29 90,63 3 9,37 4/2021 32 30 93,75 2 6,25 5/2021 32 31 96,88 1 3,12 Tổng 192 178 92,71 11 5,73
Qua bảng 4.3 cho thấy: trong 192 nái theo dõi có 178 nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ 92,71%, có 11 nái phải can thiệp chiếm tỷ lệ 5,72%. Số lợn nái đẻ phải can thiệp với tỷ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đã thực hiện đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang thai và kĩ thuật chăm sóc lợn nái đẻ.
Trong quá trình can thiệp lợn đẻ khó em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm. Khi lợn nái xuất hiện các triệu chứng như: rặn nhiều lần, chảy nước
ối, thường co một chân sau nhưng không đẻ được hoặc lợn đã đẻ một số con rồi nhưng ngưng đẻ trong thời gian từ một giờ trở lên thì ta phải có biện pháp can thiệp kịp thời. Không được vội vàng sử dụng ngay thuốc kích thích đẻ khi chưa tiến hành kiểm tra xác định nguyên nhân gây đẻ khó. Cách kiểm tra xác định nguyên nhân như sau: cắt ngắn móng tay, rửa tay bằng xà phòng, sau đó xoa nhẹ lên tay một ít gel bôi trơn; chụm thẳng năm đầu ngón tay nhẹ nhàng đưa vào qua âm hộ theo nhịp rặn đẻ. Nếu thai nằm ngang thì dùng các đầu ngón tay lần tìm ngôi đầu lợn con nhẹ nhàng xoay hướng theo ngôi thuận và lôi từ từ ra ngoài theo nhịp rặn đẻ. Nếu xác định không phải là thai nằm ngang thì lúc đó mới tiêm thuốc kích thích đẻ (Oxytoxin) cho lợn nái. Sau khi can thiệp bằng tay để lấy thai ra cần thụt rửa âm đạo bằng nước muối pha loãng, dùng các loại thuốc kháng sinh để chống viêm tử cung, âm đạo. Ngoài ra còn kết hợp với các loại thuốc bổ để tăng cường sức đề kháng cho lợn.
Ngoài ra để khắc phục, hạn chế hiện tượng đẻ khó thì trong công tác chọn giống cần chọn lợn hậu bị đúng kĩ thuật về ngoại hình, cần loại bỏ những lợn dị dạng, lợn nhỏ, xương chậu hẹp và lợn nái quá già. Đỡ đẻ đúng kĩ thuật, không gây ồn ào trong khi lợn đẻ. Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, bổ sung kịp thời các nguyên tố vi lượng giúp cho quá trình tiết hoormon