Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật về giao dịch đất hương hỏa của Dòng họ qua thực tiễn tại thành phố Hà Nội (Trang 42)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Cơ sở thực tiễn

1.3.1. Tình hình nghiên cu ngoài nước

Pháp luật của đa số các nước trên thế giới theo chế độ sở hữu tư nhân về đất đai. Do đó chủ sở hữu đất đai có quyền tự do giao dịch, mua bán đất đai. Mặt khác, do phạm vi nghiên cứu luận văn liên quan đến đất hương hỏa của dòng họ, mang tính đặc thù tại Việt Nam, do đó việc khảo sát kinh nghiệm nghiên cứu của nước ngoài sẽ khó khả thi và ít có giá trị tác động đến ý nghĩa của Luận văn.

1.3.2. Tình hình nghiên cu trong nước

Liên quan đến nội dung nghiên cứu, hiện nay chưa có nghiên cứu nào trực tiếp đề cập đến đất hương hỏa mà chỉ có một số công trình nghiên cứu có nội dung nghiên cứu liên quan đến một số nội dung của Luận văn như Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu thực trạng thực hiện các quyền chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp quyền sử dụng đất của người sử dụng đất nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai” do Ths. Bùi Sỹ Dũng làm chủ nhiệm năm 2010, kết quả nghiên cứu của đề tài mới đề cập đến thực trạng thực hiện một số loại giao dịch về QSDĐ trong giai đoạn trước khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành và chỉ tập trung vào một số loại

giao dịch như chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp QSDĐ, các chủ thể nghiên cứu cũng là các chủ thể pháp luật đất đai nói chung chứ không phải là chủ thể cụ thể.

Về các nghiên cứu ngoài ngành quản lý đất đai về dòng họ, qua kết quả nghiên cứu luận văn, học viên đã tiếp cận một số công trình nghiên cứu có giá trị liên quan đến luận văn, cụ thể như sau:

Một là, sách Việt Nam văn hóa sử cương của tác giả Đào Duy Anh, do NXB Thế giới phát hành năm 2014. Trong tác phẩm này đã có nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng cũng như văn hóa gia đình, dòng tộc tại Việt Nam.

Hai là, sách Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật dân sự Việt Nam của Nguyễn Ngọc Điện do NXB Trẻ thành phố Hồ Chí Minh phát hành. Nội dung của cuốn sách đã có một chương phân tích về quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định của BLDS năm 1995, rất có giá trị nghiên cứu đối với đề tài Luận văn.

Qua kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận về các vấn đề liên quan đến giao dịch QSDĐ của dòng họ nêu trên học viên nhận thấy vấn đề Dòng họ tại Việt Nam là một hiện tượng lịch sử - văn hóa, xuất hiện từ lâu trong lịch sử Việt Nam và tồn tại hiện hữu trong đời sống văn hóa thường ngày của người Việt Nam. Dòng họ Việt Nam có những đặc điểm mang nhiều nét văn hóa đặc thù của Việt Nam. Dòng họ tham gia vào các quan hệ xã hội một cách sâu rộng nên pháp luật Việt Nam từ thời xa xưa đã phải điều chỉnh các quan hệ đó, đặc biệt là các quan hệ xoay quanh quan hệ đất đai sử dụng vào việc thờ cúng tổ tiên.

Việc nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ cũng cho thấy pháp luật trong các thời kỳ lịch sử trước đây đã tôn trọng các luật lệ điều chỉnh các quan hệ xã hội diễn ra trong đời sống xã hội Việt Nam để luật hóa nhằm điều chỉnh các quan hệ này đi vào khuôn phép phù hợp với tình hình của đất nước trong mỗi thời kỳ. Trong khi đó, các quy định của pháp luật trong giai đoạn gần đây có phần giản đơn và chưa đủ chi tiết để điều chỉnh các quan hệ liên quan đến giao dịch QSDĐ của dòng họ trong giai đoạn hiện nay.

Kết lun chung: Qua kết quả nghiên cứu tổng quan về cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý về các vấn đề liên quan đến giao dịch QSD đất hương hỏa của dòng họ nêu trên học viên nhận thấy vấn đề Dòng họ tại Việt Nam là một hiện tượng lịch sử - văn hóa, xuất hiện từ lâu trong lịch sử Việt Nam và tồn tại hiện hữu trong đời sống văn hóa thường ngày của người Việt Nam. Dòng họ Việt Nam có những đặc điểm mang nhiều nét văn hóa đặc thù của Việt Nam. Dòng họ tham gia vào các quan hệ xã hội một cách sâu rộng nên pháp luật Việt Nam từ thời xa xưa đã phải điều chỉnh các quan hệ đó, đặc biệt là các quan hệ xoay quan quan hệ hương hỏa trong đó chủ yếu là đất đai sử dụng vào việc thờ cúng tổ tiên.

Việc nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ cũng cho thấy pháp luật trong các thời kỳ lịch sử trước đây đã tôn trọng các luật lệ điều chỉnh các quan hệ xã hội diễn ra trong đời sống xã hội Việt Nam để luật hóa nhằm điều chỉnh các quan hệ này đi vào khuôn phép phù hợp với tình hình của đất nước trong mỗi thời kỳ. Trong khi đó, các quy định của pháp luật hiện hành có phần giản đơn và chưa đủ chi tiết để điều chỉnh các quan hệ liên quan đến giao dịch QSD đất hương hỏa của dòng họ trong giai đoạn hiện nay.

Vì vậy, điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay cần xem xét, đánh giá đầy đủ thực trạng thực hiện các giao dịch QSDĐ cũng như việc quản lý các giao dịch này để có những đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ sử dụng đất liên quan đến dòng họ cho phù hợp.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cu

- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các quy định của pháp luật liên quan đến đất hương hỏa, quyền sử dụng đất của dòng họ.

- Thực trạng quản lý, sử dụng các thửa đất của dòng họ và tình hình thực hiện các giao dịch đất hương hỏa của dòng họ.

2.2.2. Phm vi nghiên cu

- Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu việc thực hiện giao dịch đất hương hỏa ở cả khía cạnh dòng họ chuyển QSDĐ và việc dòng họ nhận chuyển QSDĐ thông qua các hình thức như: chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng, tặng cho, nhận tặng cho, để thừa kế và để thừa kế. Luận văn không nghiên cứu về vấn đề giao dịch đất đai để làm mồ mả, nghĩa trang nghĩa địa của dòng họ do vấn đề này không xảy ra ở cả trong quá khứ cũng như hiện tại.

- Phạm vi không gian: Luận văn thu thập các tài liệu, dữ liệu liên quan đến đất hương hỏa của dòng họ tại một số cơ quan quản lý nhà nước tại thành phố Hà Nội; các tài liệu có liên quan tại cơ quan quản lý đất đai Trung ương. Bên cạnh đó, về phía người dân, Luận văn thu thập ý kiến về nhận thức của người dân sinh sống, làm việc tại thành phố Hà Nội.

- Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật qua các thời kỳ, các quy định của pháp luật hiện hành về giao dịch QSDĐ, chủ thể sử dụng đất, làm rõ những tồn tại, bất cập, vướng mắc về quy định cũng như khi triển khai thực hiện, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về giao dịch đất hương hỏa của Dòng họ.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Thành phố Hà Nội.

- Thời gian nghiên cứu: Luận văn được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 02 năm 2020 đến tháng 02 năm 2021.

2.3.1. Nghiên cu đánh giá thc trng vic thc hin giao dch QSD đất hương ha ca dòng h

- Nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện giao dịch QSD đất hương hỏa của dòng họ (điều kiện, trình tự thủ tục, thực tế thực hiện, đánh giá chung);

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý đất đai liên quan đến giao dịch về QSD đất hương hỏa của dòng họ.

2.3.2. Nghiên cu thc trng nhn thc ca người dân v giao dch QSD

đất hương ha ca dòng h

- Nhận thức của người dân về quyền sử dụng đất hương hỏa của dòng họ; - Nhận thức của người dân về quyền quản lý, sử dụng đất hương hỏa của dòng họ;

- Nhận thức của người dân về quyền thực hiện giao dịch đất hương hỏa của dòng họ.

2.3.3. Đề xut hoàn thin quy định v quyn thc hin giao dch và qun lý giao dch QSDĐ ca dòng h giao dch QSDĐ ca dòng h

- Nghiên cứu các cơ sở đề xuất hoàn thiện bao gồm: quan điểm của Đảng; yêu cầu về giải quyết những bất cập về quyền thực hiện giao dịch trong các quy định của pháp luật; yêu cầu về hoàn thiện hệ thống pháp luật và đòi hỏi từ thực tiễn quản lý; các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện chính sách, pháp luật;

- Đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền thực hiện giao dịch về QSDĐ của dòng họ;

- Đề xuất hoàn thiện quy định quản lý giao dịch QSDĐ của dòng họ.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp tiếp cn h thng

Vấn đề nghiên cứu được đặt trong mối quan hệ tổng quan, được tiếp cận từ nhiều góc độ kinh tế, pháp lý, hành chính; từ cơ sở lý luận tới thực tiễn; từ chính sách, pháp luật tới thực tế triển khai thực hiện chính sách và thi hành pháp luật. Phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dụng trong toàn bộ nội dung nghiên cứu của Luận văn: từ tổng thể vấn đề chủ thể sử dụng đất được tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về việc thực hiện các giao dịch QSDĐ liên quan đến dòng họ.

2.4.2. Phương pháp thu thp tài liu th cp

Thu thập và nghiên cứu tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các chương trình, dự án, đề tài khoa học có liên quan.

- Nguồn tài liệu thứ cấp các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố Hà Nội, trong đó tập trung chủ yếu số liệu quản lý của Sở TN&MT TP Hà Nội, các cơ quan Trung ương và các cơ quan khác có liên quan.

2.4.3. Phương pháp điu tra, thu thp s liu sơ cp

Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để thu thập thông tin, số liệu thực tế việc thực hiện các giao dịch về QSDĐ của 100 người dân cư trú TP Hà Nội. Việc lấy phiếu sẽ thực hiện thông qua việc phỏng vấn ngẫu nhiên thông qua việc học viên trực tiếp thực hiện hoặc thông qua người đại diện ủy quyền.

Việc lựa chọn 100 người dân đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hà Nội xuất phát từ lý do thành phố Hà Nội do là địa phương tập trung đông các cơ quan đơn vị cũng như đông dân cư, những người dân này đều có mối quan hệ với nhiều dòng họ trên phạm vi cả nước vì cây có cội, nước có nguồn. Hầu như ai cũng có dòng họ của riêng mình và việc quản lý, sử dụng đất hương hỏa của dòng họ đó cũng sẽ có ảnh hưởng ít nhiều trong nhận thức của mỗi người dân. Mặt khác kết quả điều tra như vậy đảm bảo tính khả thi trong phạm vi Luận văn thạc sĩ là có thể đánh giá được khách quan về nhận thức của người dân về nội dung nghiên cứu.

2.4.4. Phương pháp tng hp, phân tích, thng kê

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp và phân tích làm rõ thực trạng thực hiện các giao dịch về QSDĐ của dòng họ.

2.4.5. Phương pháp chuyên gia

Tham vấn, trưng cầu ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm. Ðể có được những nhận xét, đánh giá một cách đa chiều, toàn diện, Luận văn đã tiến hành tham vấn các chuyên gia, đặc biệt đối với nội dung thứ 2 và thứ 3 của Luận văn. Để thuận lợi trong việc hoàn thiện Luận văn, các chuyên gia sẽ chủ yếu là các cán bộ đang công tác tại Tổng cục Quản lý đất đai và có uy tín trong nghiên cứu khoa học và có học vị Tiến sĩ trở lên.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá thực trạng việc thực hiện giao dịch quyền sử dụng đất hương hỏa của dòng họ hương hỏa của dòng họ

3.1.1. Thc trng qun lý đất đai liên quan đến các dòng h

Bảng 3.1. Diện tích đất hương hỏa của dòng họ đang quản lý, sử dụng STT Quận, huyện Số dòng họ

Diện tích đang quản lý và sử dụng (m2)

Đất Nhà

Chung Riêng Chung Riêng

1 Ba Vì 3 0 1145,40 0 0 2 Bắc Từ Liêm 294 122.427,22 0 29410,40 0 3 Cầu Giấy 14 0 2.625,7 0 236,4 4 Chương Mỹ 76 5 Đông Anh 4 0 1.296,00 0 0 6 Gia Lâm 30 0 15.060,7 0 0 7 Hà Đông 9 576,1 1.245,6 0 0 8 Hoài Đức 24 4.213,3 9 Long Biên 1 438,9 0 0 0 10 Mê Linh 19 6.001,9 278,0 0 0 11 Nam Từ Liêm 51 21.253,7 0 0 0 12 Phú Xuyên 23 4.209,5 0 0 0 13 Phúc Thọ 4 1344,5 0 0 0 14 Sóc Sơn 15 5.286 0 0 0 15 Tây Hồ 2 631,4 115,8 16 Thạch thất 129 326.13 299 17 Thanh Trì 46 20.512 25 18 Thường Tín 36 0 11.444 0 0 Tổng 780 186.894,52 33.535,20 29.410,40 236,40 (Nguồn: Công văn số 8252/VPĐKĐĐ-HCTH của Văn phòng ĐKĐĐ Hà Nội)

Qua kết quả tổng hợp ở bảng 3.1 cho thấy trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện đang quản lý và sử dụng của 780 thửa đất của Dòng họ tại 18 quận, huyện, diện tích đất dòng họ là thuộc quyền sử dụng chung (186.894,52 m2), việc sử dụng riêng đối với quyền sử dụng đất hương hỏa của dòng họ cũng chiếm một diện tích đáng kể (33.535,20 m2).

Bảng 3.2. Loại đất hương hỏa các dòng họđang quản lý, sử dụng STT Quận, huyện Số dòng họ Mục đích đang sử dụng Nhà thờ họ Đất ở Nhà thờ kết hợp với ở Đất ở có vườn ao Vườn Tín ngưỡng Đất nông nghiệp Lăng, mộ Đất trồng lúa Ao thả Khác 1 Ba Vì 3 1 0 0 1 1 0 0 0 0 0 2 Bắc Từ Liêm 294 294 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 Cầu Giấy 14 14 0 0 0 0 0 0 0 0 0 4 Chương Mỹ 76 64 4 0 0 0 0 4 1 1 2 5 Đông Anh 4 4 0 0 0 0 0 0 0 0 0 6 Gia Lâm 30 30 0 0 0 0 0 0 0 0 0 7 Hà Đông 9 6 3 0 0 0 0 0 0 0 0 8 Hoài Đức 24 9 14 0 0 0 1 0 0 0 0 9 Long Biên 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 10 Mê Linh 19 0 11 0 0 0 8 0 0 0 0 11 Nam Từ Liêm 51 35 11 3 2 0 0 0 0 0 0 12 Phú Xuyên 23 22 1 0 0 0 0 0 0 0 0 13 Phúc Thọ 4 0 4 0 0 0 0 0 0 0 0 14 Sóc Sơn 15 15 0 0 0 0 0 0 0 0 0 15 Tây Hồ 2 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 16 Thạch thất 129 129 0 0 0 0 0 0 0 0 0 17 Thanh Trì 46 35 6 1 1 3 0 0 0 0 0 18 Thường Tín 36 36 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 780 696 55 4 4 4 9 4 1 1 2

Qua kết quả tổng hợp về loại đất hương hỏa các dòng họ đang quản lý, sử dụng cho thấy đa phần là sử dụng vào mục đích làm nhà thờ họ (696 thửa đất), việc sử dụng vào mục đích đất ở cũng chiếm tỷ lệ tương đối (55 thửa đất), các loại mục đích khác chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng cũng khá đa dạng về loại đất gồm các loại như: nhà thờ kết hợp với ở; đất ở có vườn ao; vườn; tín ngưỡng, đất nông nghiệp; lăng, mộ.

Bảng 3.3. Tình hình kê khai, đăng ký cấp Giấy chứng nhận đối với đất hương hỏa của Dòng họ

STT Quận, huyện Số dòng họ

Kê khai đăng ký đất đai và

cấp GCN Chưa kê khai Kê khai ĐKĐĐ Cấp GCN 1 Ba Vì 3 0 3 0 2 Bắc Từ Liêm 294 120 125 49 3 Cầu Giấy 14 2 1 11 4 Chương Mỹ 76 5 9 62 5 Đông Anh 4 0 4 0 6 Gia Lâm 30 12 10 8 7 Hà Đông 9 0 9 0 8 Hoài Đức 24 1 23 0 9 Long Biên 1 0 1 0 10 Mê Linh 19 16 3 0 11 Nam Từ Liêm 51 16 33 2 12 Phú Xuyên 23 1 16 6 13 Phúc Thọ 4 4 0 0 14 Sóc Sơn 15 0 5 10 15 Tây Hồ 2 0 2 0

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật về giao dịch đất hương hỏa của Dòng họ qua thực tiễn tại thành phố Hà Nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)