Đánh giá thực trạng nhận thức của người dân về giao dịch quyền sử dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật về giao dịch đất hương hỏa của Dòng họ qua thực tiễn tại thành phố Hà Nội (Trang 53)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đánh giá thực trạng nhận thức của người dân về giao dịch quyền sử dụng

dụng đất hương hỏa của dòng họ

3.2.1. Nhn thc ca người dân v quyn s dng đất hương ha ca dòng h

Để điều tra nhận thức của người dân về quyền sử dụng đất hương hỏa dòng họ, đề tài tiến hành điều tra 100 người dân sinh sống trên địa bàn TP Hà Nội, kết quả cho thấy việc nắm được quyền sử dụng đất chung và nhà thờ họ chung của Dòng họ ở mức trung bình, trong đó có 41% số người được hỏi cho rằng có quyền sử dụng và 39% cho rằng không có quyền sử dụng; đối với các loại đất của dòng họ thì phần lớn số người được hỏi cho rằng đất của dòng họ là đất mồ mả chung của dòng họ (57%), đất nhà thờ họ (48%), đất ở (47%) và đất nông nghiệp (35%); về nguồn gốc quyền sử dụng đất của dòng họ thì phần lớn là do tổ tiên để lại (86%), chỉ có 6% có nguồn gốc từ đóng góp tiền để nhận chuyển nhượng. Kết quả thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Nhận thức về quyền sử dụng đất hương hỏa của dòng họ Nội dung điều tra Kết quả

Số phiếu Tỷ lệ (%) Quyền sử dụng đất chung và nhà thờ họ chung của Dòng họ Có quyền sử dụng 41 41 Không có quyền sử dụng 39 39 Không nhưng biết qua dòng họ khác 20 20 Các loại đất của dòng họ Đất nhà thờ họ 48 48 Đất mồ mả chung của dòng họ 57 57 Đất nông nghiệp 35 35 Đất ở 47 47 Đất khác 1 1 Nguồn gốc quyền sử dụng đất của dòng họ Do tổ tiên để lại 86 86 Do đóng góp tiền để nhận chuyển nhượng 6 6 Ý kiến khác 8 8

(Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu điều tra)

3.2.2. Nhn thc ca người dân v quyn qun lý, s dng đất hương ha ca dòng h

Qua bảng 3.7 cho thấy việc quản lý Nhà thờ họ và quyền sử dụng đất của Dòng họ phần lớn do Trưởng họ quản lý (61% số phiếu điều tra), khoảng 30% là do người được Dòng họ cử ra quản lý.

Kết quả điều tra cũng cho thấy có 58% số người được phỏng vấn cho biết đất của Dòng họ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất, có 28% số người được phỏng vấn cho biết chưa được cấp giấy chứng nhận.

Các vụ tranh chấp đất đai liên quan đến việc thực hiện các giao dịch đất đai của Dòng họ cũng phát sinh khá nhiều khi 53% số người được phỏng vấn cho rằng đã từng chứng kiến các vụ tranh chấp.

Bảng 3.7.Nhận thức về quyền quản lý, sử dụng đất hương hỏa của dòng họ Nội dung điều tra Kết quả

Số phiếu Tỷ lệ (%) Việc quản lý Nhà thờ họ và quyền sử đụng đất của Dòng họ Do Trưởng họ quản lý 61 61 Do người được dòng họ cử ra 30 30 Ý kiến khác 9 9 Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của Dòng họ Đã được cấp 58 58 Chưa được cấp 28 28 Ý kiến khác 17 17 Việc đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dòng họ Đứng tên trưởng họ 42 42 Đứng tên cộng đồng dòng họ 36 36 Ý kiến khác 22 22 Việc chứng kiến các tranh chấp đất đai liên quan đến việc thực hiện các giao dịch đất đai của Dòng họ Có 53 53 Chưa 41 41 Ý kiến khác 6 6

(Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu điều tra)

3.2.3. Nhn thc ca người dân v quyn thc hin giao dch đất hương ha ca dòng h ha ca dòng h

Qua bảng 3.8 cho thấy việc chuyển nhượng QSD đất của dòng họ cho người khác ngoài họ sẽ được thực hiện nếu được tất cả các thành viên của dòng họ đồng ý và vì lợi ích của Dòng họ (chiếm 70% số phiếu điều tra), tuy nhiên cũng có 10% ý kiến cho rằng không thể thực hiện việc chuyển nhượng vì pháp luật không cho phép và vì là tài sản chung của dòng họ.

Kết quả điều tra cũng cho thấy việc quyết định nhận chuyển nhượng trong trường hợp QSD đất của dòng họ do các thành viên đóng góp tiền là do

toàn bộ các thành viên trong họ quyết định (chiếm 45%); do đại diện các Chi trong họ quyết định (chiếm 29%) và chỉ có 10% số người được hỏi cho rằng việc quyết định này do Trưởng họ quyết định.

Các vụ tranh chấp đất đai liên quan đến việc thực hiện các giao dịch đất đai của Dòng họ cũng phát sinh khá nhiều khi 53% số người được phỏng vấn cho rằng đã từng chứng kiến các vụ tranh chấp.

Bảng 3.8. Nhận thức về quyền thực hiện giao dịch đất hương hỏa của dòng họ

Nội dung điều tra Kết quả

Số phiếu Tỷ lệ (%) Việc chuyển nhượng QSD đất của dòng họ cho người khác ngoài họ Có nếu được tất cả các thành viên của dòng họ đồng ý và vì lợi ích của Dòng họ 70 70 Không vì pháp luật không cho phép và vì là tài sản chung của dòng họ 10 10 Ý kiến khác 11 11 Việc nhận chuyển nhượng QSD đất để làm Nhà thờ họ theo Pháp luật hiện hành Có cho phép vì thực tế vẫn thấy diễn ra 70 70 Không cho phép 8 8 Ý kiến khác 22 22 Việc quyết định nhận chuyển nhượng trong trường hợp QSD đất của dòng họ do các thành viên đóng góp tiền Do toàn bộ các thành viên trong họ quyết định 45 45 Do đại diện các Chi trong họ quyết định 29 29 Do Trưởng họ quyết định 11 11 Việc tham gia của phụ nữ trong Dòng họ trong việc quyết định giao dịch, mua bán chuyển nhượng tài sản trong đó có QSD đất

Có 64 64

Không 29 29

Ý kiến khác 7 7

* Đánh giá chung

Qua kết quả khảo sát, thu thập thông tin từ người sử dụng đất trên địa bàn TP Hà Nội cho thấy, đa số các dòng họ có đất và nhà thờ chung của cả họ, nhiều dòng họ thực tế sử dụng các loại đất khác nhau như đất ở, đất nông nghiệp,… Nguồn gốc QSD đất của dòng họ chủ yếu do việc lưu truyền trong dòng họ qua nhiều đời, nhưng việc mua bán chuyển nhượng QSD đất của dòng họ cũng có xảy ra.

Việc quản lý đất và nhà thờ họ chủ yếu là do trưởng họ quản lý. Phần lớn các trường hợp sử dụng đất của dòng họ đã được cấp GCN và GCN chủ yếu đứng tên trưởng họ hoặc đứng tên cả cộng đồng dòng họ. Đa số được hỏi cho rằng có các vụ tranh chấp đất đai liên quan đến quyền sử dụng đất của dòng họ.

Hội đồng gia tộc có vai trò quyết định trong việc định đoạt QSD đất của dòng họ và phụ nữ cũng có tiếng nói và vai trò nhất định trong việc định đoạt QSD đất này.

Nhận thức của đa số người dân vẫn chưa hiểu đầy đủ về các hạn chế của pháp luật đối với việc mua bán, chuyển nhượng đất và nhà thờ họ và thực tế vẫn diễn ra việc mua bán, chuyển nhượng đất và nhà thờ họ.

3.3. Đề xuất hoàn thiện quy định về quyền thực hiện giao dịch và quản lý giao dịch đất hương hỏa của dòng họ giao dịch đất hương hỏa của dòng họ

3.3.1. Cơ s đề xut

3.3.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam a) Về giao dịch quyền sử dụng đất

Tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đã đề ra định hướng sửa đổi Chính sách pháp luật đất đai liên quan đến về giao dịch QSDĐ

như sau: “Thực hiện đăng ký bắt buộc về quyền sử dụng đất. Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp cho người đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật, đồng thời có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn các trường hợp giao dịch không đăng ký tại cơ quan nhà nước.”

Liên quan đến vấn đề đất đai, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII khi bàn về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Đảng ta đã đưa ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội như sau: “Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước, khoáng sản, theo nguyên tắc thị trường. Đẩy nhanh hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách bảo đảm đồng bộ, minh bạch các yếu tố thị trường để có khả năng vốn hóa các nguồn lực tài nguyên, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường bảo đảm công khai, minh bạch” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016)

b) Về quan điểm quản lý liên quan đến vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo

Tại Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá IX về công tác tôn giáo, Đảng ta đã xác định: Trong cách mạng dân tộc dân chủ, chính sách “tín ngưỡng, tự do, lương giáo đoàn kết” do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đoàn kết toàn dân kháng chiến thắng lợi, giành độc lập thống nhất hoàn toàn cho đất nước.

Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, vấn đề tôn giáo có những nội dung mới. Năm 1990, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 24 về công tác tôn giáo, xác định “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”, “các giáo hội và tổ chức tôn giáo nào có đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, có tôn chỉ, mục đích, điều lệ phù hợp với luật pháp Nhà nước, có tổ chức phù hợp và bộ máy nhân sự đảm bảo

tốt về cả hai mặt đạo, đời thì sẽ được Nhà nước xem xét trong từng trường hợp cụ thểđể cho phép hoạt động”.

Một trong những quan điểm, chính sách của Đảng ta đối với tôn giáo trong giai đoạn vừa qua là “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.”

Để thực hiện chính sách tín ngưỡng tôn giáo trong giai đoạn vừa qua Đảng ta đã đưa ra một trong những giải pháp hàng đầu đó là “Giữ gìn và phát huy truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh và nhớ ơn những người có công với Tổ quốc, dân tộc và nhân dân; tôn trọng tín ngưỡng truyền thống của đồng bào các dân tộc và đồng bào có đạo, thông qua đó tăng cường sự đồng thuận giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không tín ngưỡng, tôn giáo; giữa những người có các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; đồng thời, tạo cơ sở để đấu tranh chống những tà đạo, những hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng tôn giáo làm hại đến lợi ích của Tổ quốc, dân tộc và nhân dân.”

Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng ta tiếp tục đưa ra quan điểm liên quan đến vấn đề tín ngưỡng như sau: “Tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt đúng quy định của pháp luật; chủ động giúp đỡ, giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh của quần chúng, đồng thời chủđộng phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc".

3.3.1.2. Yêu cầu về giải quyết những bất cập về quyền thực hiện giao dịch a) Những bất cập của Bộ Luật Dân sự năm 2015

Thứ nhất, sự thay đổi về chủ thể hộ gia đình, cá nhân tế bào của dòng họ Khác với các BLDS trước đây, BLDS năm 2015 không quy định hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp luật là chủ thể QHPL dân sự mà tiếp cận theo hướng, quy định về chủ thể cần phù hợp hơn với tính chất của quan hệ dân sự và tính cụ thể, minh bạch về địa vị pháp lý của chủ thể, theo đó, trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện GDDS; trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác vì quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện. Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai (Đinh Trung Tụng, 2016, tr.30).

Những thay đổi nêu trên của BLDS năm 2015 cũng đã khiến các nhà làm Luật Đất đai nghiên cứu tiếp thu, bằng chứng là đã có quy định yêu cầu ghi rõ tên của các cá nhân là thành viên của hộ gia đình trên GCN (Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT, Khoản 5, Điều 6). Tuy nhiên, rất tiếc quy định tiến bộ về mặt lập pháp này đã bị ngưng hiệu lực (Thông tư 53/2017/TT-BTNMT) do dư luận xã hội cũng chưa thực sự hiểu rõ và đầy đủ. Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng xác định cần có văn bản quy định cụ thể về vấn đề này. Do đó, việc đề xuất sửa đổi quy định của Luật Đất đai liên quan đến vấn đề chủ thể hộ gia đình và các chủ thể có tính chất liên kết nhóm như dòng họ hay nhóm người sử dụng đất sẽ giúp minh bạch hoá và cụ thể hóa trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc quản lý, sử dụng đất nói chung và việc giao dịch QSDĐ nói riêng.

Thứ hai, quy định của BLDS về di sản dùng vào việc thờ cúng còn quá đơn giản để giải quyết các vấn đề về QSDĐ của dòng họ.

BLDS năm 2015 chỉ dành một điều để quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng. Có quan điểm cho rằng một số quy định của luật dân sự có tính đơn giản (Nguyễn Ngọc Điện, tr. 229, 283). Thật vậy, pháp luật dân sự quy định người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng (BLDS, 2015, Khoản 3, Điều 626) và quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng vỏn vẹn trong Điều 645 BLDS 2015.

Nghiên cứu cho rằng các quy định của BLDS về vấn đề di sản dùng vào việc thờ cúng chưa đủ để giải quyết quan hệ về thừa kế duy trì và sử dụng các tài sản sở hữu các tài sản hương hỏa như trong lịch sử cũng như trong phong tục tập quán của chúng ta hàng nghìn đời qua, đặc biệt QSDĐ là một loại tài sản chủ yếu trong quan hệ thờ cúng của dòng họ, cụ thể như sau:

Thứ nhất, pháp luật dân sự hiện hành chưa làm rõ di sản thờ cúng nêu trên có bao gồm quyền sử dụng các loại đất khác nhau theo quy định của pháp luật đất đai hay không

Pháp luật dân sự hiện hành quy định QSDĐ thuộc về quyền tài sản và là một trong những loại tài sản (BLDS 2015, Điều 105 và Điều 115). Theo logic hiện nay của pháp luật dân sự thì có thể hiểu là QSDĐ có thể được sử dụng vào làm di sản thờ cúng. Khác với kết cấu trước đây BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 là dành cả một phần riêng (phần thứ năm) để quy định về

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật về giao dịch đất hương hỏa của Dòng họ qua thực tiễn tại thành phố Hà Nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)