Kết quả trực tiếp điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn chu bá thơ huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 47 - 55)

Chỉ tiêu Tên

bệnh

Thuốc

điều trị Liều lượng

Đường tiêm Thời gian dùng thuốc (ngày) Kết quả Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%)

Viêm tử cung oxytocin 2ml/con Tiêm bắp 3 22 21 95,45

amoxylin 1ml/10 kg TT

Sát nhau

oxytocin 2ml/con

Tiêm bắp 3 8 8 100

amoxylin 1ml/20 kg TT

Viêm vú amoxylin 1ml/20kg TT Tiêm bắp 3 6 4 66,66

Số liệu bảng 4.7 cho thấy:

Trong 22 con mắc bệnh viêm tử cung điều trị khỏi 21 con đạt tỷ lệ cao nhất so với các bệnh cùng điều trị là 95,45 % do bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Sát nhau có 08 con mắc bệnh điều trị khỏi 08 con đạt tỷ lệ 100 %.

Ðẻ khó có 06 con mắc điều trị khỏi 05 con, tỷ lệ khỏi đạt 83,33 % do 01 con phải can thiệp nhưng không qua khỏi do xương chậu hẹp, lợn mẹ yếu, quá trình rặn đẻ bị chảy máu ồ ạt mất nhiều máu.

Bệnh viêm vú có 06 con mắc điều trị khỏi 04 con đạt tỷ lệ 66,66 % do việc chẩn đoán bệnh thường khó khăn hơn, khi chúng ta phát hiện ra bệnh thì bệnh đã ở thể viêm nặng và điều trị khó khăn hơn.

Ðối với bệnh sát nhau, viêm tử cung sau đẻ trại dùng oxytocin liều 2 ml/con để tăng cường co bóp cơ trơn tử cung, giúp đẩy nhau thai, sản dịch ra ngoài nhanh hơn. Kết hợp dùng kháng sinh để điều trị và phòng viêm nhiễm tái phát bằng Amoxicillin với liều lượng là 1 ml/10 kg TT. Ðiều trị trong 3 ngày. Sau khi nhau thai, dịch tử cung ra hết em dùng nước muối sinh lý 0,9 % để rửa tử cung trong ba ngày liên tục. Bệnh viêm vú trại em dùng Amoxicillin liều 1ml/10 kg TT điều trị trong 3 ngày kết hợp vệ sinh sạch sẽ sàn chuồng và vệ sinh sát trùng vùng vú bị viêm.

Trường hợp lợn khó đẻ, cần tiêm Oxytocin 20- 50UI/ 1con nái, có thể tiêm vào tĩnh mạch là tốt nhất. Trường hợp không có kết quả, cần can thiệp bằng tay hoặc phẫu thuật để lấy thai ra. Sau khi can thiệp xong, cần thụt rửa âm đạo bằng nước muối pha loãng, dùng các loại kháng sinh sau đây chống viêm tử cung, âm đạo: Ampicillin 10mg/ kg trọng lượng, ngày tiêm 2 lần. Dùng các loại thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho lợn như Vitamin E, B- complex, Vitamin E, C, B1.

Những con nái sau quá trình điều trị nhưng không có kết quả tốt thì loại thải theo lịch loại thải của công ty, những con chết trại xử lý bằng cách đào hố trôn, rắc vôi xung quanh. Ðảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

Phân 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tại trại Chu Bá Thơ xã Tân Yên, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang em có một số kết luận:

Tình hình chăn nuôi của trại trong 6 tháng thực tập

Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng

- Chăm sóc, nuôi dưỡng cho 233 lợn nái, lợn nái đẻ trung bình 12,68 con/nái/lứa; có 97,27% nái đẻ bình thường và 2,73% nái đẻ khó phải can thiệp.

- Công tác chăn nuôi của trại được thực hiện tốt và đem lại hiệu quả cao. - Số lợn con sinh ra to, khỏe mạnh, giảm số lượng lợn con tồn lại, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Công tác vệ sinh phòng bệnh

- Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hàng ngày quét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, nước tiểu, vệ sinh cống rãnh, đường đi trong trại được quét dọn và rắc vôi theo quy định. - Quy trình phòng bệnh bằng vắc - xin được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Tỷ lệ tiêm phòng vắc - xin cho đàn lợn đạt 100%.

Công tác điều trị bệnh

Căn cứ và kết quả điều tra, theo dõi khảo sát và điều trị bệnh cho lợn nái nuôi tại trại với hiệu lực của phác đồ đạt từ 66,66% đến 95,45%.

5.2. Đề nghị

Trại cần thực hiện tốt hơn công tác vệ sinh trong và ngoài chuồng nuôi, cần quản lý ra vào chặt chẽ hơn nữa người và xe phải thực hiện sát trùng và cách ly ngay sau khi từ ngoài vào trại

Tăng cường công tác quản lý lợn con để hạn chế thấp nhất tình trạng lợn con chết do bị đè và rơi xuống gầm.

Hướng dẫn cho công nhân chi tiết về các kỹ thuật cơ bản trong chăn nuôi, nhất là có công nhân mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1.Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái,heo con,heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 35.

2.Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ

thuật Thú y, tập XXIII (số 5), tr. 51 - 56.

3.Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiệp, Tp.HCM.

4.Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5.Đoàn Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất

lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6.Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinh sản

gia súc, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái

sinh sản, Trung tâm giống vật nuôi Phú Thọ

8.Hội chăn nuôi Việt Nam (2002), Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

9.Duy Hùng (2011), “Bệnh viêm vú ở lợn nái, Báo nông nghiệp Việt Nam. 10. Nguyễn Ðức Hùng Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Vãn Kiểm

(2003), Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

11.Nguyễn Ðức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn,

12.Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

13. Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng (2004), Kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14.Lê Minh, Nguyễn Văn Quang, Phan Thị Hồng Phúc, Đỗ Quốc Tuấn, La Văn Công (2017), Giáo trình thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

15.Lê Văn Năm (1999), Cẩm nang bác sĩ thú y hướng dẫn phòng và trị bệnh

lợn cao sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

16.Nguyễn Tài Năng, Phạm Quang Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên (2016), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Đại học Hùng Vương.

17.Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

18.Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng, Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Mai Thơ (2016), Giáo trình bệnh sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, HàNội.

19.Nguyễn Văn Thanh (2007), “Kết quả khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên lợn nái ngoại nuôi tại một số trang trại tại vùng đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XIV (số 3), tr. 38 - 43. 20. Trần Văn Phùng , Trần Thanh Vân, Từ Quang Hiển, Hà Thị Hảo, (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

21.Trekaxova A.V., Daninko L.M., Ponomareva M.I., Gladon N.P., (1983),

Bệnh của lợn đực và lợn nái sinh sản (người dịch Nguyễn Đình Chi),

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh

22. Christensen R. V., Aalbaek B., Jensen H. E. (2007), “Pathology of udder lesions in sows”, J. Vet. Med. A Physiol, Patho.l Clin, Med, 2007 Nov., 54(9), tr. 491.

Compus, hue University of Agriculture and Forestry, September.

24. Jose Bento S., Ferraz and Rodger K., Johnson (2013), Animal Model Estimation of Genetic Parameters and Response to Selection for Litter Size and Weight, Growth, and Backfat in Closed Seedstock Populaions

of Large White and Landrace Swine, Department of Animal Science,

December 4, 2013, University of Nebraska, Lincoln 68583 – 0908. 25. Smith B.B., Martineau G., Bisaillon A., (1995), “Mammary gland and

lactaion problems”, In disease of swine, 7th edition, Iowa state university press, pp. 40 - 57.

26. Taylor D.J., (1995), Pig diseases 6th edition, Glasgow University, U.K, pp. 315 - 320.

27. Urban V.P., Schnur V.I., Grechukhin A.N., (1983), “The metritis, mastitis agalactia syndrome of sows as seen on a large pig farm”, Vestnik

selskhozyaistvennoinauki, 6, pp. 69 - 75.

28. White B. R., Mc Laren D. G., Dzink P. J., Wheeler M. B. (2013), “Attain ment of puberty and the mechanism of large litter size in Chinese

Meishan females versus Yorkshire females”, Biology of Reproduction

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CHUYÊN ĐỀ

Ảnh 1: Truyền đường cho lợn nái Ảnh 2: Thụ tinh nhận tạo cho lợn nái

Ảnh 4: Xả vôi chuồng nái chửa Ảnh 5: Kho thức ăn của trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn chu bá thơ huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)