Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn chu bá thơ huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 38 - 40)

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2. Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản

4.2.1. Số lượng lợn trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng qua 6 tháng thực tập

Trong quá trình thực tập tại trang trại, em đã tham gia chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh, theo dõi trên đàn lợn nái mang thai, trực tiếp vệ sinh, chăm sóc, theo dõi hỗ trợ đỡ đẻ cho đàn lợn nái.

Bảng 4.2. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập

(Đơn vị: con)

Tháng Nái mang thai Nái đẻ, nuôi con

12/2020 37 37 01/2021 37 37 02/2021 42 42 03/2021 34 34 04/2021 36 36 05/2021 47 46 Tổng 233 232

Số liệu bảng 4.2.cho thấy, số lượt lợn nái mang thai mà em trực tiếp chăm sóc trong 6 tháng là 233 con lợn nái, đây là những lợn nái mang thai được tính ở giai đoạn cuối 100 - 114 ngày, đã được chuyển lên chuồng nái đẻ để chờ đẻ và tập làm quen với chuồng đẻ. Ở tháng 6/2021 số nái đẻ và nuôi con có biến đổi so với số nái mang thai bới vì một con nái bị chết do khó đẻ, rặn đẻ quá mạnh gây vỡ tử cung trong quá trình đẻ.

4.2.2. Thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản tại trại

Khi chăm sóc lợn nái nái chửa giai đoạn 2 tuần trước khi đẻ phải chú ý về khẩu phần ăn của từng con lợn, khi tra thức ăn lợn phải nhìn vào bảng của từng con, nếu cho ăn quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng tới bào thai.

Hàng ngày, ngoài các công việc trên, em còn tham gia vào vệ sinh chuồng trại, sát trùng chuồng nuôi với các công việc cụ thể như sau: rắc vôi ở đường đi và hai đường cho thức ăn vào để tiêu diệt mầm bệnh, vi khuẩn. Vệ sinh máng ăn: khi lau máng ăn của lợn mẹ phải chú ý vét hết thức ăn thừa, lau thật sạch để tránh thức ăn thừa còn trên máng bị thiu, mốc, con mẹ ăn vào sẽ ảnh hưởng sức khỏe, nếu lợn nái chửa ăn phải thức ăn mốc, ôi thiu dễ bị sẩy thai. Cần xịt gầm hàng ngày để tránh mùi hôi bốc lên và giữ chuồng trại sạch sẽ hơn, khi xịt gầm cần chú ý không để nước bắn lên trên, làm ẩm ướt chuồng nuôi, không nên xịt gầm quá sớm vào mùa đông, nên xịt gầm sau 9 giờ để tránh lợn bị lạnh sẽ dễ mắc bệnh hô hấp, tiêu chảy.

+ Đối với nái mang thai:

Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng nái chửa. Hàng ngày kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, cuối giờ chiều chở phân ra khu xử lý phân. Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn số 3030 và số 3060 với khẩu phần ăn tùy theo kì chửa, thể trạng, lứa đẻ cụ thể:

+ Đối với nái chửa kì 1 (1 → 84 ngày) sử dụng thức ăn hỗn hợp heo nái mang thai De Heus 3030 với tiêu chuẩn 2 kg/con/2 lần/ngày. Với thành phần protein thô là 13% và năng lượng trao đổi (ME) là 2.800 kcal/kg.

nái mang thai De Heus 3030 với tiêu chuẩn 3 - 3,5 kg/con/2 lần/ngày.

+ Đối với nái chửa từ ngày 111 →113, sử dụng thức ăn hỗn hợp heo nái nuôi con De Heus 3060 với tiêu chuẩn 2 - 2,5 kg/con/2 lần/ngày. Với thành phần protein thô là 16% và năng lượng trao đổi (ME) là 3000 kcal/kg.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn chu bá thơ huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)