Nước ta ngành chăn nuôi rất được nhà nước quan tâm và phát triển, ngành chăn nuôi lợn đã được nhà nước đầu tư kinh phí cho rất nhiều dự án để nghiên cứu về công tác chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nói chung và lợn nái nói riêng.
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2003) [4], trước khi đẻ lau, xoa vú và tắm cho nái. Cho con đẻ đầu tiên bú ngay sau 1h đẻ, cắt răng nanh lợn con. Chườm nước đá vào nái chửa vú để giảm sưng, giảm sốt. Tiêm kháng sinh: Penicillin 1,5 - 2 triệu đơn vị với 10ml nước cất tiêm quanh vú. Nếu nhiều vú bị viêm thì pha loãng liều thuốc trên với 20 ml nước cất, tiêm xung quanh các vú viêm. Tiêm trong 3 ngày liên tục.
Theo Trần Tiến Dũng và cs ( 2002) [6], bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50 %, trong đó viêm cơ quan bên ngoài ít, chiếm tỷ lệ 20%, còn lại 80 % là viêm tử cung.
Viêm tử cung là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm hủy các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái. Trong quá trình mang thai lợn ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis), bệnh sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis) và một số bệnh truyền nhiễm khác làm cơ thể lợn nái yếu dần dẫn đến lợn sảy thai, đẻ non, thai chết lưu từ đó dẫn đến viêm tử cung (Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ 2004 [11]).
Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [19], Kết quả khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên 620 lợn nái ngoại nuôi tại một số trại tại vùng Bắc Bộ cho thấy: Tỷ lệ nhiễm viêm tử cung ở đàn lợn tương đối cao, biến động từ 36,57 % tới 61,07 %. Tỷ lệ mắc tập trung ở những lợn nái đẻ lứa đầu đến lứa thứ 8.
Theo Trần Ngọc Bích và cs (2016) [2] Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh trên 143 lợn nái sau khi sinh đã phát hiện 106 con tiết dịch nghi viêm đường sinh dục, chiếm tỷ lệ 74,13 %.
Chữa bệnh viêm tử cung bằng cách: sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung của lợn nái, điều trị viêm tử cung đạt hiệu quả cao: streptomycin 0,25g, penicillin 500.000 UI, dung dịch KMnO4 1 % 40 ml và bổ sung VTM C (Smith và cs, 1995) [25].
Theo Nguyễn Văn Điền (2015) [7], đối với lợn nái viêm nhẹ, điều trị bằng cách đặt viên thuốc kháng sinh oxytetracyclin vào âm đạo từ 5 - 7 ngày.
Tiêm Amoxi 15 % 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 48 giờ. Đây là dạng viêm có kết quả điều trị khỏi bệnh cao.
Khi gây bệnh thực nghiệm trên chuột và lợn vi khuẩn Actinobacillus
pleuropneumoniae và vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được có độc
lực cao đối với chuột bạch và lợn, đồng thời khẳng định vi khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh đường hô hấp ở lợn. Tác giả đã sử dụng kết quả này làm cơ sở cho việc lựa chọn chủng để chếautovắc - xin phòng bệnh đường hô hấp cho lợn do các vi khuẩn nêu trên gây ra. Mặt khác, còn cho biết vi khuẩn mẫn cảm cao với các loại kháng sinh Rifampicin, Ceftazidin, Ciprofloxacin và khuyến cáo nên sử dụng các loại kháng sinh này để điều trị cho lợn mắc bệnh đường hô hấp.
Khi giám định một số đặc tính sinh vật học của Actinobacillus
pleuropneumoniae cũng khẳng định vi khuẩn bắt màu gram âm, gây dung
huyết mạnh, không di động, không mọc trên môi trường Macconkey, không sinh Indol, phản ứng catalase, oxidase cho kết quả thất thường, phản ứng Urease dương tính, lên men các loại đường Maltose, Mannitol, Mannose, Xylose, lên men thất thường các loại đường Galactose, Lactose, không lên men các loại đường: Glucose, Arabinose, Sorbitol.
Trần Tiến Dũng và cs (2002) [6] cho biết, khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài, lưu trong đó làm cho bệnh nặng thêm. Tác giả đề nghị nên dùng oxytocin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ.