Sau 6 tháng thực tập trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh, em đã thu được kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản của trại được trình bày trong bảng 4.7.
Bảng 4.7. Kết quả trực tiếp điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại
Chỉ tiêu Tên
bệnh
Thuốc
điều trị Liều lượng
Đường tiêm Thời gian dùng thuốc (ngày) Kết quả Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%)
Viêm tử cung oxytocin 2ml/con Tiêm bắp 3 22 21 95,45
amoxylin 1ml/10 kg TT
Sát nhau
oxytocin 2ml/con
Tiêm bắp 3 8 8 100
amoxylin 1ml/20 kg TT
Viêm vú amoxylin 1ml/20kg TT Tiêm bắp 3 6 4 66,66
Số liệu bảng 4.7 cho thấy:
Trong 22 con mắc bệnh viêm tử cung điều trị khỏi 21 con đạt tỷ lệ cao nhất so với các bệnh cùng điều trị là 95,45 % do bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Sát nhau có 08 con mắc bệnh điều trị khỏi 08 con đạt tỷ lệ 100 %.
Ðẻ khó có 06 con mắc điều trị khỏi 05 con, tỷ lệ khỏi đạt 83,33 % do 01 con phải can thiệp nhưng không qua khỏi do xương chậu hẹp, lợn mẹ yếu, quá trình rặn đẻ bị chảy máu ồ ạt mất nhiều máu.
Bệnh viêm vú có 06 con mắc điều trị khỏi 04 con đạt tỷ lệ 66,66 % do việc chẩn đoán bệnh thường khó khăn hơn, khi chúng ta phát hiện ra bệnh thì bệnh đã ở thể viêm nặng và điều trị khó khăn hơn.
Ðối với bệnh sát nhau, viêm tử cung sau đẻ trại dùng oxytocin liều 2 ml/con để tăng cường co bóp cơ trơn tử cung, giúp đẩy nhau thai, sản dịch ra ngoài nhanh hơn. Kết hợp dùng kháng sinh để điều trị và phòng viêm nhiễm tái phát bằng Amoxicillin với liều lượng là 1 ml/10 kg TT. Ðiều trị trong 3 ngày. Sau khi nhau thai, dịch tử cung ra hết em dùng nước muối sinh lý 0,9 % để rửa tử cung trong ba ngày liên tục. Bệnh viêm vú trại em dùng Amoxicillin liều 1ml/10 kg TT điều trị trong 3 ngày kết hợp vệ sinh sạch sẽ sàn chuồng và vệ sinh sát trùng vùng vú bị viêm.
Trường hợp lợn khó đẻ, cần tiêm Oxytocin 20- 50UI/ 1con nái, có thể tiêm vào tĩnh mạch là tốt nhất. Trường hợp không có kết quả, cần can thiệp bằng tay hoặc phẫu thuật để lấy thai ra. Sau khi can thiệp xong, cần thụt rửa âm đạo bằng nước muối pha loãng, dùng các loại kháng sinh sau đây chống viêm tử cung, âm đạo: Ampicillin 10mg/ kg trọng lượng, ngày tiêm 2 lần. Dùng các loại thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho lợn như Vitamin E, B- complex, Vitamin E, C, B1.
Những con nái sau quá trình điều trị nhưng không có kết quả tốt thì loại thải theo lịch loại thải của công ty, những con chết trại xử lý bằng cách đào hố trôn, rắc vôi xung quanh. Ðảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Phân 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ