PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 35 - 40)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Điều tra phỏng vấn

Hỏi trực tiếp chủ trại về tình hình chăn nuôi gà, vệ sinh phòng bệnh, việc thực hiện tiêm phòng cho đàn gà; các biểu hiện của đàn gà khi bị bệnh và biện pháp phòng và điều trị mà chủ trại chăn nuôi gà thường sử dụng.

3.3.2. Chẩn đoán lâm sàng

Chúng tôi tiến hành theo dõi, quan sát và lấy mẫu gà trên các đàn gà nghi mắc ORT nuôi tại các xã: Bình Xuyên, Nhân Quyền, Tân Hồng thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương; sau đó ghi chép các triệu chứng lâm sàng của gà nghi mắc ORT còn sống đặc biệt là triệu chứng điển hình, những biểu hiện của bệnh khi thời tiết thay đổi, khi có những yếu tố stress, hiệu quả phòng và điều trị bệnh bằng các loại thuốc.

3.3.3. Mổ khám, kiểm tra bệnh tích

Với những gia cầm có triệu chứng rõ ràng, chúng tôi tiến hành mổ khám để kiểm tra bệnh tích đại thể của tất cả các cơ quan. Các bước tiến hành như sau:

Chuẩn bị mổ khám.

Bộ đồ mổ khám được vô trùng;

Các trang thiết bị bảo hộ cho người mổ khám (quần áo, găng tay, khẩu

trang,…);

Dụng cụ lấy mẫu được vô trùng;

Hóa chất: Cồn Metanon, Cồn etanon (Ethanol) 96%, Natri xitrat, Magie Sunfat…

Tiến hành mổ khám.

Gà còn sống thì phải dùng biện pháp làm chết tránh những biến đổi lớn về mực độ quán sát bệnh tích (dùng điện, cắt tiết…).

Kiểm tra bên ngoài: thể trạng cơ thể, da, các lỗ tự nhiên, các tổn thương…

Mổ khám kiểm tra bên trong:

+ Đặt gà nằm ngửa trên bàn mổ, dùng kéo cắt da giữa vùng bụng và bẹn ở hai bên chân, lật chân sang hai bên đồng thờikéo da bộc lộ cơ ngực;

+ Kiểm tra cơ ngực cơ đùi, xương lưỡi hái về tình trạng khô cơ, xuất huyết, biến dạng…;

+ Dùng kéo cắt từ miệng dọc thực quản thẳng tới diều kiểm tra dịch, chất chứa và mùi bên trong;

+ Dọc khí quản kiểm tra dịch, xuất huyết, hoại tử bên trong;

+Dùng kéo cắt từcổ dọc theo xương ức đến gần lỗ huyệt,rồibộclộ các nội tạng bên trong;

+ Quán sát các túi khí và phía ngoài các cơ quan nội tạngtrong xoang bụng

và xoang ngực;

+ Lấy gan, mật, lá lách ra kiểm tra màu sắc, kích thước, hoại tử…;

+ Kiểm tra tuyến tụy;

+ Cắt đứt phía trên dạ dày tuyến tụy lật toàn bộ dạ dày, ruột ra phía sau để kiểm tra sau cùng tránh nhiễm bẩn dùng cụ và các tổ chức khác;

+ Kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh dục (buồng trứng, ống dẫn trứng, dịch hoàn, ống dẫn tinh);

+ Kiểm tra thận, ống dẫn niệu;

+ Kiểm tra túi Frabricius bên ngoài và bên trong về hình dạng, kích thước, màu sắc dịch;

+ Dùng kéo mở một bên cạnh mỏ quan sát xoang miệng, cắt ngang mỏ trên,

kiểm tra xoang mũi;

+ Kiểm tra xoang bao tim, dịch bên trong, mở tim kiểm tra cơ, các xoang và

van tim…;

+ Tách phổi các khỏi các xương sườn kiểm tra về màu sắc, độ xốp;

+ Rạch khớp chân gà kiểm tra dịch, bẻ xương đùi kiểm tra độ cứng, mềm; + Dùng kéo rạch ruột, rạch từ dạ dày tuyến xuống tận hậu môn kiểm tra các tổn thương, hoại tử, xuất huyết, ký sinh trùng…

+ Xử lý xácgà hợp lý.

3.3.4. Lấy mẫu và nuôi cấy phân lập vi khuẩn

Các mẫu được lấy theo quy định của ngành.

Mẫu cơ quan tổ chức cần: lấy đúng cơ quan, đúng vùng tổn thương điển hình, lấy đủ (đủ thành phần cấu tạo cần nghiên cứu và đủ lượng cấn thiết).

Mẫu có thể là dịch ngoáy mũi, dịch hầu họng và dịch khí quản và dịch phế quản của gà mắc bệnh ở mọi lứa tuổi.

1) Đối với dịch ngoáy mũi và dịch ngoáy hầu họng dùng tăm bông vô trùng ngoái sâu vào lỗ mũi/hầu họng của gà bệnh đã được lau sạch bằng cồn 70º để một thời gian cho dịch mũi thấm vào tăm bông → Để tăm bông vào ống nghiệm chứa môi trường vận chuyển (Stuart Transport Medium), môi trường nước thịt vô trùng hoặc dung dịch PBS, đậy nút và ghi nhãn rồi đưa về phòng thí nghiệm sau 2 - 8h.

Nếu ở xa phòng thí nghiệm thì môi trường vận chuyển phải để ở tủ lạnh. Sau vận chuyển bệnh phẩm phải được cấy vào môi trường phân lập thích hợp.

2) Đối với dịch khí quản hay dịch phế quản: dùng kéo vô trùng cắt dọc khí quản hay phế quản, sau đó dùng tăm bông vô trùng đưa dọc theo dường ống để lấy dịch. Đặt tăm bông vào trong môi trường như trên, đậy nút ghi nhãn và vận chuyển về phòng thí nghiệm.

3) Với mẫu là tổ chức phổi: sau khi mổ khám gà, dùng kéo vô trùng cắt lấy tổ chức phổi ở vùng định xét nghiệm.

4) Với mẫu là tổ chức bệnh khác như ruột, hạch phổi… làm tương tự.

Mẫu bệnh phẩm được nuôi cấy trên môi trường thạch máu Columbia Blood

agar Base (CBA) đã bổ sung 10μg/ml Gentamicin, ủ 37°C, 5% CO2, ở điều kiện hiếu khí trong thời gian 24 - 48 giờ.

Lựa chọn khuẩn lạc nghi ngờ cấy chuyển sang môi trường tương tự hoặc

tăng sinh trên môi trường Brain Heart Broth (BHB) để thử một số đặc tính sinh hóa: Catalase; Oxidase; Kovac’s/Indol và thực hiện một số phản ứng lên men

đường như: sucrose, lactose, glucose…; phản ứng phân giải urê…

3.3.5. Phương pháp kiểm tra khả năng mẫn cảm kháng sinh của chủng vi khuẩn ORT phân lập được ORT phân lập được

Khả năng mẫn cảm với kháng sinh của chủng vi khuẩn ORT phân lập được xác định bằng phương pháp khuếch tán trên thạch. Chủng vi khuẩn cần kiểm tra được tăng sinh trong môi trường BHB, nuôi trong tủ ấm 37ºC, 5% CO2 trong vòng 24 - 48 giờ. Pha loãng canh khuẩn đến nồng độ màu thích hợp (so với ống đục chuẩn); hút 100µl dung dịch canh khuẩn trên láng đều trên bề mặt thạch máu (đã chuẩn bị sẵn). Để cho bề mặt đĩa thạch khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng khoảng 5 phút, rồi tiến hành đặt giấy tẩm kháng sinh lên bề mặt thạch. Tiến hành đọc kết quả sau khi nuôi cấy khoảng 24 - 48 giờ.

Dùng thước đo đường kính vòng vô khuẩn và đánh giá kết quả theo các tiêu chuẩn lâm sàng trong phòng thí nghiệm của Hội đồng Quốc gia Mỹ (The United

State National Committe for Clinical Laboratory Standards Guidelines-NCCLS,

1997) theo 3 mức: mẫn cảm mạnh, mẫn cảm trung bình, hoặc kháng thuốc.

3.3.6. Điều trị bệnh do vi khuẩn ORT gây ra ở gà

Dựa vào khả năng mẫn cảm với một số loại kháng sinh của chủng vi khuẩn ORT phân lập được, lựa chọn loại kháng sinh có tỷ lệ mẫn cảm cao, tiến hành điều trị các thể bệnh do vi khuẩn ORT gây ra ở gà tại một số trại và hộ chăn nuôi thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Đánh giá hiệu quảđiều trị căn cứ vào tỷ lệ khỏi bệnh, thời gian điều trị khỏi

trung bình.

Các loại kháng sinh được lựa chọn điều trị: Amoxicilline/Clavulanic acid, Ampicillin và Tetracycline hoặc Erythromycin.Thử nghiệm điều trị theo phác đồ sau:

Phác

đồ Tên thuốc Thành phần Liều lượng Cách dùng Liệu trình

1 Eryvet powder Erythromycin

thiocyanate 1g/2 lít nước Pha nước uống Dùng liên tục 3 - 5 ngày 2 Amoxi Amoxicillin 1ml/5-8kg thể trọng Tiêm bắp sâu, 1 lần/ngày Dùng liên tục 3-5 ngày

3 Tetramy Tetracyclin 0,125g/lít nước

Pha nước uống hoặc trộn thức ăn Dùng liên tục 3-5 ngày 3.3.7. Phương pháp xử lý số liệu

Tất cả các số liệu đều được theo dõi, ghi chép và xử lý bằng phần mềm

Excel trên máy vi tính.

Một số công thức tính toán khác: Số gà mắc - Tỷ lệ mắc (%) = ————————— × 100 Tổng số gà theo dõi Số gà chết - Tỷ lệ chết (%) = ———————— × 100 Tổng số gà mắc bệnh Số gà khỏi bệnh - Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = ——————————— × 100 Tổng số gà được điều trị

Một phần của tài liệu HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)