PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH
4.1.5. Phòng bệnh bằng vaccine
Để hạn chế dịch bệnh xảy ra một cách hiệu quả thì việc kết hợp giữa vệ sinh phòng bệnh và dùng vaccine là rất cần thiết. Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của từng đàn gà và kiểm tra mẫu mà lịch vaccine phòng bệnh được xây dựng phù hợp với điều kiện dịch tễ từng vùng và từng giống gà. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành khảo sát 30 hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn ba xã, kết quả được tổng hợp tại bảng 4.4.
Bảng 4.4. Lịch tiêm phòng vaccine đang được sử dụng tại một số hộ/trang
trại (n=30 hộ)
Ngày Tên vaccine Công dụng Cách dùng Số áp dụng
Tỷ lệ
(%)
1 Marek Phòng bệnh Marek Tiêm dưới da cổ 30 100
2 Livacoc- T Phòng bệnh cầu trùng Nhỏ miệng 17 57 3 My vac ND-IB Phòng bệnh Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm Nhỏ mắt, mũi 30 100 10 Gum UPM93 Phòng bệnh Gumboro Nhỏ miệng 30 100 15 Myvac pox Phòng bệnh đậu Chủng màng cánh 30 100 18 Avac cúm gia cầm H5N1 Phòng bệnh cúm gia cầm Tiêm bắp 10 33 21 Myvac ND-IB Phòng bệnh Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm Nhỏ mắt mũi, cho uống 30 100 25 LT-Ivac Phòng bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm Nhỏ mắt 18 60
42 Avinew neo Phòng bệnh Newcastle Cho uống 30 100
Kết quả từ bảng 4.4 cho thấy việc phòng bệnh bằng vaccine cho gia cầm được người chăn nuôi chú trọng, các bệnh được sử dụng vắc xin nhiều nhất là
Newcastle, Marek, Gumboro, viêm phế quản truyền nhiễm (IB) với 100% số hộ được điều tra có sử dụng. Đặc biệt là bệnh Newcastle sử dụng vaccine 5 lần đối với gà ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Thấp nhất là bệnh cúm gia cầm với 33% số hộ áp dụng. Các con số trên cho thấy rằng bệnh Newcastle vẫn là căn bệnh mà gia cầm trên địa bàn hay mắc và gây ra nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi trên địa bàn, do vậy người dân có ý thức phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn gia cầm. Bệnh cúm gia cầm tuy nguy hiểm nhưng lại ít khi xảy ra, virus cúm dễ biến chủng nên hiệu quả phòng bệnh không cao vì vậy chỉ có những hộ chăn nuôi lớn áp dụng.
Một trong những thắc mắc hàng đầu của người chăn nuôi nơi đây là: “Tại sao tôi làm vaccine rồi mà vẫn nổ bệnh”. Sau đây chúng tôi có một số chia sẻ để trả lời cho câu hỏi trên như sau: Vì sao ta làm vaccine rồi mà bệnh vẫn nổ ra,
trước tiên ta cần đặt ra những câu hỏi sau cho chính bản thân; vaccine có được bảo quản bảo đảm không? Kĩ thuật đưa vacxin đã chuẩn chưa? Đưa vaccine có đúng thời điểm hay không? Để giải đáp cho câu hỏi trên chúng tôi xin đưa ra khuyến cáo cho các trang trại khi sử dụng vaccine cho gà.
Một số khuyến cáo khi dùng vaccine:
- Chỉ dùng vaccine cho gà khỏe mạnh; - Lắc kĩ vaccine trước và trong khi sử dụng;
- Làm vaccine vào thời gian mát trong ngày; - Dụng cụ pha và kim tiêm phải đảm bảo tiệt trùng.
- Không dùng vaccine khi lọ bị vỡ hoặc nút không kín;
- Chỉ dùng vaccine cho đàn gà khoẻ mạnh;
- Nên cho gà uống điện giải trước và sau khi làm vaccin để tránh stress;
- Trong quá trình sử dụng vaccine, chú ý tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp;
- Thời gian từ khi mở lọ vaccin đến khi sử dụng xong không được quá 2
giờ. Tốt nhất là trong vòng 1 gìờ;
- Không dùng nước uống cho đàn giống có sử dụng thuốc sát trùng 48 giờ trướcvà 24 giờ sau khi dùng vaccine;
- Tất cả các dụng cụ có liên quan đến vaccin không được dùng thuốc sát
- Bảo quản vaccine trong điều kiện nhiệt độ từ 2-8oC;
- Quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng lưu ý tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp;
- Khi pha vaccin nên sử dụng dung dịch pha có sự tương đồng về nhiệt độ với nhiệt độ vaccine;
- Tránh đặt tay vào đáy lọ nơi có viên vaccin;
- Thao tác pha vaccin phải nhẹ nhàng, không lắc mạnh tay...