PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH
4.1.3. Bệnh phổ biế nở gà thả vườn tại huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương
Bệnh phổ biến ở gà thả vườn dựa trên số liệu hồi cứu được lưu giữ tại trang trại và kết quả chẩn đoán bệnh dựa trên các đặc điểm dịch tễ, các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đặc trưng. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Một số bệnh phổ biến ở gà thảvườn
tại huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương
STT Tên bệnh
Năm theo dõi
2017-2018 2018-2019 Mức độmắcbệnh Mức độ mắc bệnh + ++ +++ ++++ + ++ +++ ++++ 1 Cầu trùng ++++ ++++ 2 Marek + + 3 Phó thương hàn ++ ++ 4 Hen gà (CRD) + +
5 Viêm phế quản (IB) +++ +++
STT Tên bệnh
Năm theo dõi
2017-2018 2018-2019 Mức độmắcbệnh Mức độ mắc bệnh + ++ +++ ++++ + ++ +++ ++++ 7 Newcastle ++ ++ 8 ORT +++ +++ 9 Bệnh Histomonosis +++ +++
10 Sổ mũi truyền nhiễm ++ ++
11 Tụ huyết trùng +++ +++
12 Tiêu chảy do rốiloạn tiêu hóa +++ +++
13 Viêm thanh khí quản truyền
nhiễm (ILT) +++ +++
Ký hiệu: (+) có sự xuất hiện bệnh. (++) bệnh ở mức độ trung bình.
(+++) bệnh ở mức độ nặng.
(++++) bệnh ở mức rất nặng và phổ biến gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Qua bảng 4.1 thấy rằng, qua 2 giai đoạn 2017-2018 và 2018-2019, bệnh Cầu trùng có mứcđộmắc rấtnặng và phổbiến. Tiếp theo là các bệnh viêm phế quản (IB), ORT, Histomonosis, tụ huyết trùng, ILT, tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa mắc ở mức độ nặng. Mức độ trung bình là các bệnh phó thương hàn, Newcastle và sổ mũi truyền nhiễm. Cuối cùng là bệnh Marek, CRD rất ít xuất hiện. Có sự khác nhau như vậy nguyên nhân là do tại địa điểm nghiên cứu,
mầm bệnh lưu cữu trong môi trường nuôi từ lứa này qua lứa khác rất khó tiêu
diệt hoàn toàn, vì vậy khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa xuân khi khí hậu lạnh và ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh
cho gà. Đồng thời, tập quán chăn nuôi và cách thức làm vắc xin của người dân chưa đúng kĩ thuật cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về mức độ mắc các bệnh trên củađàn gà.