PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH
4.1.4. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gà thả vườn nuôi tại huyện Bình
Giang
Huyện Bình Giang là huyện có diện tích khá rộng với 16 xã, trị trấn, khí
hậu nhiệt đới gió mùa khá rõ ràng phù hợp cho việc chăn nuôi gà thả vườn hiện
nay. Để nắm bắt thực trạng công tác phòng chống dịch bệnh chúng tôi đã tiến hành khảo sát 30 hộ/trang trại tại ba xã có quy mô chăn nuôi khác nhau. Kết quả điều tra thể hiện qua bảng 4.2.
Bảng 4.2. Thực trạng phòng chống dịch bệnh cho gà thảvườn nuôi tại ba xã trên địa bàn huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (n=30 hộ)
Biện pháp Chỉ tiêu Số hộ áp dụng(hộ) Tỷ lệ (%)
Vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng trại 24 80 Định kỳ sát trùng chuồng trại và khu vực chăn thả 27 90
Tẩy giun sán định kỳ cho gà 22 73
Sử dụng vaccine và thuốc phòng bệnh 25 83
Kết quả bảng 4.2 cho thấy, thực trạng phòng chống dịch bệnh cho gà thả vườn đạt tỉ lệ khá cao. Tỉ lệ hộ gia đình áp dụng các biện pháp vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi đạt 80%, việc định kỳ sát trùng chuồng
trại và khu vực chăn thả là 90%, đối với hoạt động sử dụng vaccine và thuốc phòng bệnh là 83%. Tẩy giun sán định kỳ cho gà đạt 73%. Qua các con số đã cho thấy người dân trên địa bàn huyện đã ý thức được vệ sinh trong quá trình chăn nuôi và áp dụng khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi an toàn hiệu quả.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những hộ chăn nuôi chưa thật sự để ý đến việc phòng chống dịch bệnh cho gà. Chủ yếu là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, với số lượng ít và chưa được tham gia các buổi hội thảo, và chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi. Một số hộ để khu vực chăn nuôi có nhiều cây cối um tùm, nhiều vũng nước bẩn, phân và các chất thải không được xử lý. Bãi chăn thả không được rắc vôi, tiêu độc, cống rãnh đọng nước là nơi chứa các loại mầm bệnh và các loài đóng vai trò là ký chủ trung gian (KCTG) truyền bệnh như: muỗi, giun đất, giun kim... ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của đàn vật nuôi.Điều này được thể hiện rõ hơn qua bảng 4.3.
Bảng 4.3. Quy trình vệ sinh tại một số trang trại (n=30 hộ)
Giai
đoạn Quy trình vệ sinh Số hộ áp dụng
Tỷ lệ
(%)
Trước khi
-Quét sạch nền chuồng từ trên xuống dưới, từ trong ra
ngoài 30 100
-Dùng vòi nước rửa sạch nền chuồng. Sau đó để khô 1
ngày sửa chữa những hư hỏng. 30 100
Giai
đoạn Quy trình vệ sinh Số hộ áp dụng
Tỷ lệ
(%)
nhập
gà
trùng chuồng, tiêu độc nền, tường, vỉa hè với liều 1 lít/ 1m2 nền.
-Sau 3 – 4 ngày, đợi nền chuồng khô ráo, quét vôi hoặc rắc
vôi bộtlên tường trong và ngoài chuồng, vỉa hè. 27 90 -Vệ sinh hệ thống dẫn nước cho gà, rửa sạch, phun thuốc sát
trùng 25 83
-Kiểm tra các dụng cụ và trang thiết bịchăn nuôi được bố
trí và kiểm tra đầy đủ. Rắc vôi bãi chăn thả. 30 100 -Sau 1 tuần lại sát trùng lại bằng thuốc sát trùngsau đó đợi
đến khi gà về. 28 93
Sau khi
nhập
gà
-Thức ăn và nước uống cho gia cầm luôn đảm bảo sạch sẽ.
Máng ăn và máng uống ngày nào cũng phải vệ sinh 1 lần. 25 83 -Khi gà ởgiai đoạn hậu bị, cứ 3 – 4 ngày phải quét lông gà
cho vào bì rồi đem ra ngoài chôn hoặc đốt để tránh mầm bệnh từ trong gốc lông.
20 67
-Thường xuyên kiểm tra rắc thêm trấu và rắc men khử mùi hôi cho trong chuồng. Nếu chuồng ướt phải hót hết chỗ bị ướt đi và thêm trấu bổ sung vào nền chuồng.
27 90
-Trên đầu chuồng luôn được quét dọn sạch sẽ. Rắc vôi bột
lên đầu chuồng và xung quanh chuồng trại. 26 87 -Định kì phun thuốc sát trùng tẩy uế chuồng trại và xung
quanh bằng dung dịchthuốc sát trùng 23 76
Sau khi bán gà
-Phân gà được dọn sạch, đóng vào bì mang ra ngoài. 30 100 -Máng ăn mang ra ngoài và rửa sạch và phun thuốc sát trùng.
Hệthốnguống nướccủa gà đướcrửasạch và phun thuốc sát trùng.
30 100
-Dùng vòi nước để rửa sạch nền chuồng, tường. 30 100 -Tháo hết bóng đèn trong chuồng ra và tắt nguồn điện. 30 100 -Phun thuốc sát trùng vào nền chuồng và quanh chuồng.
Để khô rồi đóng cửa chuồng lại để trống trong 15-20 ngày.
24 80
Bảng 4.3 cho thấy rằng: các hộ chăn nuôi có tuân thủ theo quy trình vệ sinh trang trại. Tuy nhiên, ở mỗi khâu lại có tỷ lệ áp dụng khác nhau, trong đó được
áp dụng nhiều nhất là các biện pháp vệ sinh cơ giới sau đó là các biện pháp vệ sinh hóa học. Các hộ không áp dụng đầy đủ các biện pháp vệ sinh thường là những hộ mới chăn nuôi, chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ. Các hộ này thường có ít kinh nghiệm chăn nuôi hoặc chăn nuôi chỉ là nguồn thu nhập phụ của gia đình,
nên họ thường không chú trọng công tác vệ sinhchuồng trại, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát.