Tăng cường rà soát việc thực hiện nghĩa vụ tham gia Bảo hiểm xã hội của người lao động và

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 - 2011 (Trang 31 - 33)

của người lao động và người sử dụng lao động

Công tác kiểm tra cũng hết sức quan trọng, nó là nhân tố đảm bảo cho các đối tượng thực hiện đúng chính sách pháp luật trong quá trình tham gia BHXH. Công tác này thuộc về nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH. Để hỗ trợ cho việc kiểm tra, xử phạt hiệu quả, bản thân cơ quan BHXH cũng cần thường xuyên thực hiện công tác rà soát đến các đơn vị SDLĐ trong quá trình tham gia. Tuy nhiên, do đây là một công việc không hề đơn giản, mất nhiều công sức, và lại không thuộc nghiệp vụ chuyên môn của các cán bộ Bảo hiểm nên việc thực hiện chưa được chú trọng ở nhiều địa phương. Tình trạng tương tự xảy ra tại BHXH tỉnh Tuyên Quang. Các cán bộ Bảo hiểm, cụ thể là các cán bộ phòng thu được giao nhiệm vụ quản lý hoạt động tham gia, thu nộp của khối doanh nghiệp mới chỉ thực hiện công tác quản lý, thu nộp tại cơ quan BHXH, chưa có sự giám sát cơ sở để kiểm soát tình hình thực tế ra sao. Đồng thời, BHXH tỉnh Tuyên Quang cũng chưa có sự chỉ đạo cụ thể về vấn đề này. Do đó, BHXH tuyên Quang cần tổ chức những đợt rà soát thường xuyên đến các doanh nghiệp tham gia để nắm được thực tế tình hình SDLĐ tại các doanh nghiệp ra sao, ý thức chấp hành quá trình tham gia như

thế nào. Khi nhận thấy dấu hiệu tiêu cực, BHXH sẽ kết hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước để có biện pháp kiểm tra cụ thể. Để thực hiện được công tác này, cần sự phối hợp với chế độ đãi ngộ xứng đáng để khuyến khích cán bộ Bảo hiểm. BHXH Tuyên Quang cũng cần phải triển khai trực tiếp xuống BHXH các huyện, thành phố để cùng phối hợp nắm bắt tình hình thực hiện ở từng địa phương, để từ đó đưa ra phương hướng hoạt động cụ thể trong từng khu vực.

Như vậy, rà soát cũng cần kết hợp với sự phối hợp đa ngành. Do BHXH có tính chất đặc thù liên quan đến rất nhiều ngành lĩnh vực khác như lao động, tiền lương, việc thực hiện các luật như luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật hợp tác xã, luật lao động….Bởi vậy, sự kết hợp với các ngành khác liên quan đến các mảng hoạt động của đơn vị là hết sức cần thiết, song lại chưa được BHXH tỉnh Tuyên chú trọng thực hiện trong những năm qua. Do đó, trong thời gian tới, để công tác quản lý BHXH nói chung và công tác quản lý đối tượng tham gia nói riêng được thực hiện tốt hơn, BHXH Tuyên Quang cần thực hiện:

Phối hợp với Sở Lao động thương binh & xã hội tỉnh Tuyên Quang, các Phòng Lao động thương binh & xã hội từng huyện, thành phố kiểm soát số đơn vị SDLĐ trên địa bàn tỉnh cũng như các HĐLĐ trong từng đơn vị để xác định quan hệ lao động làm căn cứ tham gia BHXH.

Phối hợp với Cục thuế tỉnh Tuyên Quang để đối chiếu tờ khai về lương trong hồ sơ tham gia BHXH với tờ khai về lương để đóng thuế xem có khớp nhau không. Tránh tình trạng cùng 1 doanh nghiệp nhưng có nhiều bảng lương khác nhau để trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH.

Phối hợp với Ngân hàng, Kho bạc tỉnh cũng để kiểm soát tổng quỹ lương của các đơn vị cho chính xác, đảm bảo công tác quản lý đối tượng tham gia thực hiện tốt.

Sự phối hợp này cần được thể hiện rõ qua những đợt kiểm tra liên ngành thường xuyên, thay vì chỉ kiểm tra trung bình mỗi năm 1 đến 2 lần như hiện nay.

Đồng thời có thể áp dụng các hình thức kiểm tra đột xuất xen kẽ với kiểm tra định kỳ.

BHXH tỉnh Tuyên Quang cũng nên thiết lập đường dây nóng để người lao động hoặc các đơn vị SDLĐ có thể liên lạc nhanh chóng khi phát hiện những trường hợp vi phạm xảy ra, giúp công tác kiểm soát đối tượng tham gia được thuận tiện hơn. Không chỉ ở BHXH cấp tỉnh mà còn phân công xuống các cấp huyện, thành phố.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 - 2011 (Trang 31 - 33)