Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền chính sách Bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 - 2011 (Trang 27 - 29)

BHXH là một lĩnh vực ảnh hưởng đến nhiều người, nhiều tầng lớp trong cộng đồng xã hội, cho nên công tác tuyên truyền về BHXH là vô cùng cần thiết. Đó là cầu nối giữa cơ quan BHXH với các cơ quan đơn vị tham gia BHXH, là con đường ngắn nhất đưa chính sách BHXH đến được với mọi tầng lớp nhân dân. Tuy vậy, hiện nay, đây còn là một hoạt động còn hạn chế của BHXH tỉnh Tuyên Quang, hình thức tuyên truyền trong những năm qua còn khá nghèo nàn, toàn tỉnh không có nhiều pano, apphic để vận động tham gia, còn rất nhiều người dân trên địa bàn tỉnh chưa hiểu được ý nghĩa của việc tham gia BHXH, đặc biệt ở các huyện

xa trung tâm tỉnh. Vì vậy, công tác này rất cần được quan tâm và thực hiện hiệu quả hơn nữa. Để tăng số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, trên địa bàn tỉnh cần hoàn thiện các công tác tuyên truyền kể cả về nội dung và hình thức.

+ Về hình thức: cần đa dạng hóa hơn các hình thức tuyên truyền như: phát

các tờ rơi, gắn các pano, apphic, biểu ngữ tại nơi làm việc với hình minh họa sinh động để tác động có hiệu quả đến người lao động, khuyến khích họ tham gia BHXH. Trên các trục đường chính của tỉnh nên gắn các biển khẩu hiệu vận động tuyên truyền để hình thành trong ý thức của người dân về nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia BHXH. Ngoài ra BHXH tỉnh cũng có thể kết hợp với phòng văn hóa thông tin huyện, tổ chức các buổi văn nghệ quần chúng mang nội dung về chính sách BHXH sẽ được người dân dễ cảm thụ và thấy được nghĩa vụ cũng như quyền lợi tham gia của bản thân. Bên cạnh đó huyện nhà cần tiếp tục mở rộng hơn nữa những cuộc thi tìm hiểu về luật BHXH tại các đơn vị SDLĐ để người SDLĐ khắc sâu hơn về quyền lợi và nghĩa vụ tham gia BHXH cho người lao động. Ngoài ra BHXH tỉnh cũng có thể kết hợp với phòng văn hóa thông tin đặt tại các huyện, tổ chức các buổi văn nghệ quần chúng mang nội dung về chính sách BHXH sẽ được người dân dễ cảm thụ và thấy được nghĩa vụ cũng như quyền lợi tham gia của bản thân.

BHXH tỉnh cũng nên duy trì và tiếp tục phát huy việc phối hợp với Đài phát thanh Truyền hình tỉnh để thực hiện các chương trình phát sóng về BHXH. Để chương trình thực sự gắn bó với cuộc sống của người lao động trở thành món ăn tinh thần quan trọng. Giúp người lao động thực sự hiểu về “quyền lợi và nghĩa vụ” của BHXH, nâng cao ý thức của người lao động.

+ Về nội dung: Ngoài nội dung của các chế độ, cũng phải tuyên truyền về

tính nhân đạo nhân văn của chính sách BHXH. Chỉ khi hiểu được bản chất của chính sách, người tham gia mới biết được tác dụng, ý nghĩa chính sách, mới hình thành thái độ chấp hành và ý thức tự giác tham gia của các đối tượng. BHXH tỉnh

cũng cần tích cực thực hiện những đợt tuyên dương cũng như phê phán các đơn vị SDLĐ trong hoạt động đăng ký tham gia BHXH cho lao động của mình. Các điển hình tốt trong việc thực hiện các chính sách chế độ Bảo hiểm nói chung, đăng ký tham gia BHXH cho người lao động nói riêng cần được tuyên dương để nhân rộng hơn nữa. Một nội dung rất quan trọng nữa là tuyên truyền về những vấn đề liên quan đến người lao động. BHXH là một lĩnh vực liên quan đến rất nhiều những lĩnh vực khác trong đời sống người lao động như: dân số, lao động, việc làm, tiền lương, tình hình phát triển kinh tế xã hội. Nhờ những thông tin này, người lao động sẽ có thông tin chính xác để hiểu rõ về quyền lợi BHXH, từ đó yêu cầu người SDLĐ phải phải có trách nhiệm thực hiện. Với địa bàn một tỉnh miền núi vùng cao như tỉnh Tuyên Quang, sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn kém do chưa có nhiều điều kiện tiếp xúc, vì vậy, tuyên truyền về các vấn đề liên quan đến người lao động trong quá trình tham gia quan hệ lao động là rất cần thiết, làm nền tảng để tăng diện bao phủ của BHXH đến với nhiều người lao động.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 - 2011 (Trang 27 - 29)