Hoàn thiện cơ cấu bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 - 2011 (Trang 29 - 31)

+ Hoàn thiện cơ cấu bộ máy: Cơ cấu bộ máy luôn là một trong những vấn

đề quan trọng nhất tại các cơ quan. Với BHXH, có đặc thù là đơn vị sự nghiệp phân cấp theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương, nên bộ máy tổ chức cũng phải đảm bảo tương ứng, phân cấp hợp lý, cụ thể, rõ ràng, phối hợp hoạt động một cách nhịp nhàng, thống nhất sẽ trở thành một công cụ chính để quản lý đối tượng tham gia chặt chẽ, hiệu quả. Tổ chức cán bộ có hợp lý thì thủ tục tham gia, quá trình cấp sổ cũng như quá trình giải quyết các chế độ mới diễn ra nhanh chóng, tạo niềm tin cho người tham gia, qua đó sẽ thu hút thêm nhiều đối tượng tham gia BHXH. Cụ thể, cần sắp xếp bộ máy theo hướng chuyên sâu, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, từng cá nhân và phải chịu trách nhiệm trực tiếp với lãnh đạo cơ quan.

Với công tác đào tạo cán bộ, hiện nay, số cán bộ có trình độ đại học trong cơ quan BHXH tỉnh Tuyên Quang còn rất khiêm tốn, đồng thời chưa được đào tạo đúng chuyên ngành, vì vậy việc tạo điều kiện cho các cán bộ đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn là điều rất cần thiết. Cố gắng đảm bảo bằng đại học cho toàn bộ cán bộ trong cơ quan. Cán bộ đã có bằng đại học thì học lên thạc sỹ; Không chỉ đào tạo cán bộ theo đúng chuyên ngành BHXH mà cần đào tạo cán bộ chuyên sâu về từng nghiệp vụ. Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ, cơ quan BHXH tỉnh Tuyên Quang cần thực hiện nhiều biện pháp quản lý nhân sự phù hợp, có chế tài khen thưởng, xử phạt nghiêm minh, cần có sự khen thưởng phù hợp khi cán bộ khai thác được nhiều đối tượng tham gia mới để khuyến khích mở rộng hơn phạm vi bao phủ của BHXH.

Với công việc nào cũng vậy, không chỉ là chuyên môn, quan trọng hơn nữa là tinh thần, nhiệt huyết làm việc. Đặc biệt, công tác BHXH là hoạt động xã hội cần tiếp xúc trực tiếp với nhiều người tham gia, do đó rất cần có sự cởi mở, thân thiện, nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình tham gia cũng như hưởng các chế độ BHXH, tạo sự tin tưởng, hài lòng cho các đối tượng. Đối với tỉnh Tuyên Quang, đối tượng tham gia chủ yếu là người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí không đồng đều và có phần hạn chế, công tác tư tưởng trong quá trình tiếp xúc tại cơ sở là rất cần thiết. Do đó, cần cải tiến lề lối làm việc, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, hiện đại hóa phương thức quản lý. Các cán bộ bảo hiểm tỉnh cần nỗ lực để chuyển việc giải quyết các thủ tục giấy tờ mang tính hành chính sang tính chất dịch vụ, giao dịch với khách hàng, phát huy tối đa ưu điểm của bộ phận một cửa. Như vậy, cán bộ tại bộ phận một cửa phải vừa nắm rất vững chuyên môn nghiệp vụ, vừa phải có tác phong nhanh nhẹn, thái độ thân thiện, đảm bảo việc tiếp xúc với các đối tượng tham gia được hiệu quả, Cán bộ trong cơ quan cần cải tiến lề lối làm việc, không chây ỳ, ỷ lại, cải tiến tác phong làm việc. Đây chính là một trong những tác động tích cực đến việc khai thác mở rộng hơn đối tượng tham gia.

Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ, cơ quan BHXH tỉnh Tuyên Quang cần thực hiện nhiều biện pháp quản lý nhân sự phù hợp. Biện pháp phổ biến nhất là có chế tài khen thưởng, xử phạt nghiêm minh. Một trong những hạn chế lớn nhất của môi trường làm việc trong khu vực hành chính sự nghiệp là không có sự cạnh tranh cao, ít có chế tài khen thưởng, xử phạt như khu vực doanh nghiệp, do đó nhiều khi không khuyến khích động viên được người lao động nâng cao năng lực làm việc. Để công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH đạt kết quả tốt, cơ quan BHXH cần có sự khen thưởng phù hợp khi cán bộ khai thác được nhiều đối tượng tham gia mới để khuyến khích mở rộng hơn phạm vi bao phủ của BHXH

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 - 2011 (Trang 29 - 31)