Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 - 2011 (Trang 25 - 27)

- Do hiểu biết và ý thức của chủ SDLĐ và người lao động còn kém

Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh còn rất kém, sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu mang tính tự cung tự cấp. Vì vậy, với ý thức và hiểu biết về các chính sách xã hội còn kém, các chủ SDLĐ càng không muốn trích nộp một phần lợi nhuận của mình để đóng Bảo hiểm cho người lao động. Nhiều chủ SDLĐ chỉ ký HĐLĐ tượng trưng với một số lao động quản lý chủ chốt của doanh nghiệp, khai giảm số lao động hoặc hoàn toàn không ký HĐLĐ với người lao động; hoặc có những trường hợp lách luật bằng cách chỉ ký HĐLĐ 3 tháng dù thời gian làm việc trên 1 năm, hoặc buộc người lao động làm việc trên 1 năm mới được ký HĐLĐ để đóng BHXH hoặc ký HĐLĐ ngắn hạn.

Cũng do sự thiếu quan tâm của người SDLĐ nên hồ sơ cá nhân của người lao động nhiều khi chưa được đưa đến cơ quan BHXH kịp thời, ảnh hưởng đến tiến độ của công tác quản lý hồ sơ cũng như quản lý sổ BHXH. Quá trình lưu giữ bảo

quản sổ BHXH cho người lao động nhiều khi được người SDLĐ thực hiện chưa tốt, nên có trường hợp mất sổ, hỏng sổ…

Lao động làm trong các doanh nghiệp lại không có hiểu biết nhiều về BHXH, hoặc áp lực công ăn việc làm khiến họ không dám lên tiếng đòi quyền lợi, trong khi tổ chức đại diện cho tiếng nói của người lao động là công đoàn thì hiện nay mới chỉ có ở rất ít doanh nghiệp và sự phối hợp với BHXH cũng chưa tốt.

- Công tác thông tin tuyên truyền về chính sách Bảo hiểm xã hội còn kém

Ý thức tham gia của chủ SDLĐ và người lao động còn thấp do công tác tuyên truyền còn kém hiệu quả, tuyên truyền chưa sâu rộng, chưa sát với cơ sở, các hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú. Từ đây, các đối tượng tham gia trên địa bàn tỉnh chưa hiểu rõ hết lợi ích của chính sách BHXH, nên chưa có ý thức chấp hành, tự giác tham gia.

- Do trình độ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh còn thấp kém

Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuyên Quang còn rất kém, sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, lợi nhuận của các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa cao, nhất là ở các Hợp tác xã, và các hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Giao thông trên địa bàn tỉnh đi lại còn khó khăn, khiến người lao động muốn tiếp cận để tham gia BHXH cũng khó. Đời sống nhân dân trong tỉnh còn khó khăn, trình độ nhận thức còn hạn chế nhiều trương hợp người dân chưa hiểu biết về lợi ích của việc tham gia BHXH và do điều kiện kinh tế, thu nhập của họ quá thấp nên họ chấp nhận kí với các doanh nghiệp với mức lương thấp hơn để giảm số tiền đóng BHXH.

- Nguyên nhân từ phía chính sách Bảo hiểm xã hội

+ Hạn chế trong việc ban hành các chính sách BHXH nói chung.

Chính sách về BHXH được ban hành chưa đồng bộ, nhiều khi đã có chính sách nhưng chậm có văn bản chi tiết hướng dẫn để được triển khai. Cụ thể như chính sách về BHTN đã được ban hành từ đầu năm 2009, nhưng thực tế đến tháng

8/2009, hoạt động thu nộp BHTN mới được hướng dẫn chi tiết để thực hiện ở tất cả các địa phương, trong đó có tỉnh Tuyên Quang. Do đó, phải mất thời gian truy thu lại từ đầu năm, gây khó khăn trong công tác quản lý; Cơ chế một cửa cũng được áp dụng từ đầu năm 2009, nhưng các văn bản hướng dẫn cụ thể lại được ban hành sau, cho đến tháng 7/2009, BHXH tỉnh Tuyên Quang mới có bộ phận một cửa, và cho đến nay, BHXH nhiều địa phương trong cả nước vẫn chưa có bộ phận này ...

+ Chế tài quy định xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH.

Hiện nay, chế tài quy định xử phạt chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe, mức phạt cao nhất hiện nay mới là 30 triệu đồng với những doanh nghiệp quá trây ỳ với số nợ lớn, còn thông thường, biện pháp chủ yếu chỉ là nhắc nhở. Từ đây, nhiều doanh nghiệp thà chịu nộp phạt còn hơn đăng ký tham gia, đóng nộp BHXH cho người lao động.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO

HIỂM XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 - 2011 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w