Dựng Infographic, clip phóng sự, trailer cổ động, tuyên truyền có ý nghĩa,

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỖ TRỢ DẠY HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 TRONG BỐI CẢNH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 (Trang 34)

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CNTT HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠ

3. Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ quản lí và các hoạt động phong trào

3.4. Dựng Infographic, clip phóng sự, trailer cổ động, tuyên truyền có ý nghĩa,

nghĩa, thiết thực đăng tải trên các tài khoản và chuyên trang của nhà trường, Đoàn trường

Mục tiêu:

Tận dụng ưu thế của các công cụ, phương tiện truyền thông hiện đại để tăng cường hiệu quả giáo dục, thu hút sự tương tác, quan tâm, tham gia của ĐVTN.

Nội dung và tổ chức thực hiện:

Đội ngũ biên tập và quản lý trang lập kế hoạch, lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền để tiến hành thực hiện.

Đội ngũ kỹ thuật xây dựng, thiết kế, ứng dụng các công cụ hỗ trợ để xây dựng các Infographic (hình ảnh, video), xây dựng các clip phóng sự, trailer về các chủ đề đã lựa chọn, sau đó đăng tải lên tài khoản và chuyên trang của nhà trường, Đoàn trường.

Tuyên truyền, chia sẻ vào fanpage của các câu lạc bộ, group, nhóm chat của lớp, chi đoàn, nhóm cốt cán của nhà trường, Đoàn trường: BCH đoàn trường, nhóm bí thư, lớp trưởng, cờ đỏ, xung kích…để quảng bá rộng rãi, tăng cường sự tương tác với ĐVTN.

Kết quả:

Hình 35: Một số Clip và Infographic được dựng, thiết kế và đăng tải trên tài khoản và chuyên trang của nhà trường, Đoàn trường.

Hình thức mới mẻ, nội dung ngắn gọn, sinh động, dễ hiểu, nhiều infographic, clip, trailer… sáng tạo được đăng tải trên tài khoản và chuyên trang của nhà trường và Đoàn trường thu hút được sự quan tâm, ủng hộ, tương tác tích cực không chỉ của ĐVTN trong trường mà đối với cả ĐVTN các trường khu vực Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn và nhân dân trên đại bàn các xã. Giải pháp này đã tạo ra hiệu ứng mới, cảm hứng mới, bước đầu đem lại hiệu quả giáo dục tích cực đối với ĐVTN.

30 Hình 37. Một số Clip các Chi đoàn xây dựng chào mừng ngày 20/11

Hình 38: Thi ảnh Khoảnh khắc tháng 3:“cô giáo của em” nhân ngày 8/3

Hình 36: Clip cuộc thi “Khát vọng xanh”

3 .

5 .

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc giữa nhà trường với học sinh và gia đình học sinh, thông qua Internet, mạng xã hội Facebook, Zalo... và các loại hình truyền thông khác như: Email, điện thoại...

Mục tiêu:

Thông qua hệ thống thông tin liên lạc giữa nhà trường HS và gia đình HS, nhà trường và Đoàn trường thường xuyên nắm bắt tình hình gia cảnh, hoàn cảnh, diễn biến tâm lý của HS; kịp thời thông tin đến cha mẹ HS tình hình tu dưỡng, rèn luyện và kết quả học tập của con em họ, qua đó động viên, chia sẻ và uốn nắn từng biểu hiện hành vi của HS, kể cả những sai phạm, biểu hiện lệch chuẩn.

Phục vụ hữu hiệu cho lưu trữ, quản lý hồ sơ GV, HS, quản lý quá trình giảng dạy và học tập, mà còn giúp nhà trường, Đoàn trường tiết kiệm thời gian đối với công tác thống kê, báo cáo.

Là cầu nối giúp nhà trường, Đoàn trường, GV, phụ huynh dễ dàng nắm bắt các thông tin của HS, ngược lại HS cũng nhanh chóng tiếp cận các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác học tập và hoạt động.

Nội dung và tổ chức thực hiện:

Thiết lập trang thông tin nội bộ của nhà trường, nhóm zalo, menseger

giáo viên chủ nhiệm từng khối, địa chỉ email của trường, Đoàn trường. Hình 39: Clip cuộc thi “chuyển động cùng Quỳnh lưu 4” lớp 10A2 xây dựng

Thiết lập nhóm zalo, menseger của phụ huynh từng lớp.

.

Cung cấp cho HS tài khoản theo mã của HS, HS nắm bắt tình hình học tập, hoạt động qua sổ liên lạc điện tử.

32

Hình 41: Nắm bắt thông tin từ Đoàn trường, nhà trường, thông qua nhóm zalo lớp và riêng của từng phụ huynh, GVCN cập nhật kịp thời tình hình của HS

Đăng ký tin nhắn theo số điện thoại của phụ huynh HS để trao đổi và nắm bắt thông tin giữa nhà trường, Đoàn trường, giáo viên và phụ huynh.

Đoàn trường, nhà trường cung cấp thông tin lên trang nội bộ của nhà trường,

n

hóm GV chủ nhiệm các khối, GVCN cập nhật thông tin đến HS, phụ huynh từng ngày, từng tuần thông qua nhóm zalo, menseger.

Hình 42: Thông báo từ BGH, GVCN được cập nhật hàng ngày, hàng tuần lên hệ thống VnEdu tới GV và phụ huynh HS

Hình 43: Phụ huynh hàng ngày và hàng tuần được nắm thông tin về lịch học và các hoạt động khác của nhà trường thông qua hệ thống LMS

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Quá trình đánh giá, xếp loại HS trở nên nhanh chóng và chính xác hơn nhiều do thành tích học tập (điểm, tổng kết điểm) và kết quả rèn luyện (điểm danh, khen thưởng, kỷ luật,…) của HS đều được quản lý bởi các phần mềm, thông tin được cập nhật, chia sẻ liên tục.

Học sinh, phụ huynh, GVCN, GVBM và nhà trường nắm bắt được thông tin nhanh nhất, toàn diện nhất.

Kịp thời có biện pháp phối hợp, xử lý, uốn nắn đối với những HS cá biệt, có biểu hiện lệch chuẩn.

Có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời đối với những HS gặp hoàn cảnh khó khăn, động viên, khen thưởng kịp thời đối với những HS đạt thành tích học tập vượt bậc hoặc những HS chậm tiến có biểu hiện tiến bộ. Tạo nên cầu nối thông tin chặt chẽ, chính xác và kịp thời giữa nhà trường và phụ huynh HS, giúp công tác giáo dục HS tại gia đình và nhà trường được tốt hơn.

Nhóm đã tiến hành khảo sát toàn thể giáo viên trong trường, về đánh giá mức độ phù hợp các giải pháp ứng dụng CNTT với thực tiễn. Hầu hết các giáo viên đều đánh giá cao về sự phù hợp giải pháp với bối cảnh thực tiễn. Điều đó chứng tỏ, ứng dụng các giải pháp CNTT trong các năm học 2020-2021, 2021-2022 mà chúng tôi đã tham mưu lãnh đạo và lên kế hoạch, triển khai thực hiện là những giải pháp được đánh giá có hiệu quả phù hợp với thực tiễn, thích ứng với bối cảnh dạy học phòng chống dịch COVID-19.

34

Hình 44: Đánh giá mức độ phù hợp các giải pháp CNTT

PHẦN 3: PHẦN KẾT LUẬN1. Một số kết luận 1. Một số kết luận

Đề tài là những giải pháp ứng dụng CNTT mà chúng tôi đã thực nghiệm tại trường và mang lại hiệu quả cao. Kết hợp những giải pháp sẽ tạo ra môi trường làm việc, giảng dạy hợp tác trên nền tảng số, giúp giáo viên học sinh nâng cao năng lực CNTT. Hơn nữa, hiệu quả những giải pháp trên góp phần lớn giúp các hoạt động giáo dục nhà trường diễn ra liên tục, hình thức linh hoạt, giúp học sinh có được những hoạt động trải nghiệm bổ ích trong bối cảnh phòng chống dịch.

Với mong muốn được chia sẻ cho các trường về những giải pháp CNTT đã từng phát huy tính hiệu quả cao tại trường THPT Quỳnh Lưu 4. Chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài để trao đổi những kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong quản lí giáo dục. Các giải pháp mà chúng tôi nêu ra ở trên có thể hiệu quả không cao vì điều kiện mỗi trường là khác nhau. Rất mong sự quan tâm góp ý của thầy cô giáo để hoàn thiện những giải pháp quản lí giáo dục góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ giáo dục của năm học trong bối cảnh phòng chống dịch COVID-19.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với BGH nhà trường

Quan tâm đến các giải pháp đáp ứng linh hoạt theo yêu cầu thực tiễn, có kế hoạch thực hiện các giải pháp CNTT.

Quan tâm, theo dõi tiến trình thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận, giáo viên học sinh, kịp thời nhắc nhở những tập thể, cá nhân chưa thực hiện đúng tiến độ.

Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng để giáo viên học sinh thực hiện các thao tác trên hệ thống.

2.2. Đối với đối tác cung cấp dịch vụ VNPT

Thường xuyên phối hợp trao đổi thông tin với các đơn vị sử dụng dịch vụ, kịp thời nắm bắt những vướng mắc trong thao tác trên hệ thống để điều chỉnh, tối ưu các phần mềm dịch vụ.

2.3. Đối với giáo viên, học sinh

Cần có kỹ năng nhất định về cách tương tác trên hệ thống số, tích cực chủ động nâng cao trình độ CNTT.

Có tính tự giác cao khi tương tác với các sản phẩm số, có ý thức tôn trọng các thông tin chung và thông tin cá nhân của người khác.

Xin trân trọng và chân thành cảm ơn!

Nhóm tác giả

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Công văn số 1749/SGD&ĐT-GDTrH ngày 31/8/2021 của Sở GDĐT về hướng dẫn thực hiện CT GDTrH năm học 2021-2022

[2]. Công văn số 1712/SGD&ĐT-GDTH, GDTrH ngày 26/8/2021 của Sở GDĐT hướng dẫn dạy học trực tuyến năm học 2021-2022.

[3]. Công văn số 1732/SGD&ĐT-VP ngày 29/8/2021 của Sở GDĐT về việc tổ chức dạy học ứng phó dịch Covid-19 năm học 2021-2022.

[4]. Các ứng dụng điện toán đám mây: googledocs, googlesheet, gooleform. [5]. Các trang Facebook, Fanpage, chuyên trang của nhà trường, đoàn trường. [6]. Các nhóm zalo của các tổ chức đoàn thể, các nhóm riêng các lớp, các CLB.

36 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

Một số hình ảnh ứng dụng google Form, google sheet trong việc khảo sát, lấy thông tin.

Hình 2a: Thu thập thông tin giáo viên phục vụ cập nhật hệ thống tiêm chủng

Hình 2c: Học sinh cập nhật thông tin thu thập tiêm chủng quốc gia

PHỤ LỤC 3

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỖ TRỢ DẠY HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 TRONG BỐI CẢNH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)