KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
3.1.1. Giới thiệu về quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý
Quận Hoàng Mai nằm ở phía Nam khu vực trung tâm thành phố Hà Nội, trải rộng từ Đông sang Tây, được chia làm 3 khu vực bởi đường Giải Phóng, Tam Trinh theo trục Bắc Nam. Tọa độ địa lý của quận vào khoảng 20 độ 53 phút – 21 độ 35 phút độ vĩ Bắc và 105 độ 44 phút – 106 phút 02 giây độ kinh đông, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp huyện Gia Lâm và quận Long Biên.
- Phía Tây và phía Nam giáp huyện Thanh Trì với ranh giới là sông Tô Lịch.
- Phía Bắc giáp quận Hai Bà Trưng.
Quận Hoàng Mai có diện tích tự nhiên là 4.104,1ha (41 km²), dân số là 365.759 người. 8% dân số theo đạo Thiên Chúa.
Quận Hoàng Mai được thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 6/11/2003 của Chính Phủ và đi vào hoạt động chính thức từ ngày 01/01/2004 trên cơ sở sát nhập 5 phường cũ của quận Hai Bà Trưng và 9 xã của huyện Thanh Trì. Quận nằm ở phía Đông Nam thành phố Hà Nội, phía Nam giáp huyện Thanh Trì, phía Bắc tiếp giáp quận Hai Bà Trưng, phía Đông chạy dọc theo con sông Hồng và giáp với quận Long Biên và huyện Gia Lâm, phía Tây giáp quận Thanh Xuân. Quận có 14 phường gồm: Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Tương Mai, Tân Mai, Mai Động, Giáp Bát, Trần Phú, Thanh Trì, Hoàng Liệt, Vĩnh Hưng, Định Công, Đại Kim, Thịnh Liệt, Yên Sở.
Trên địa bàn quận có các tuyến đường giao thông quan trọng như: quốc lộ 1B (đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ), đường Ngọc Hồi, Tam Trinh, đường vành đai 2,5 và đường vành đai 3, đường Trương Định, Lĩnh Nam, đường đê Nguyễn Khoái kéo dài và cầu Thanh Trì. Ngoài ra còn có một số tuyến đường, phố chưa đặt tên. Đây là các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt nối thủ đô với các địa phương trong cả nước. Thêm vào đó, ở phía Đông quận, sông Hồng cũng là một địa điểm có tiềm năng lớn cho việc phát triển giao thông, giao lưu đường thủy với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc.
b, Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên khoáng sản
Dọc theo sông Hồng thuộc địa bàn các phường Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở có các bãi cát tự nhiên bồi tụ, mỗi năm có thể khai thác hàng vạn mét khối cát phục vụ hoạt động xây dựng trong vùng. Than bùn có rải rác ở các hồ vùng Yên Sở nhưng với trữ lượng không nhiều, chiều dày lớp than có thể khai thác rất mỏng, các mẫu than bùn có năng suất toả nhiệt không cao (từ 3800 – 5300 calo/kg). Do vậy, việc khai thác than bùn ở vùng này không mang lại hiệu quả KT đáng kể.
- Tài nguyên đất
Toàn quận với 14 phường chủ yếu nằm vùng trong đê và một vùng bãi ven đê sông Hồng của các phường Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở. Đây là vùng đất có phù sa bồi tụ thường xuyên, nên độ cao trung bình thường lớn hơn vùng đất trong đê. Giữa vùng bãi và đê có nhiều đầm hồ trũng chạy ven chân đê, là nơi giữ nước khi sông cạn. Đất đai vùng bãi thuộc loại đất bồi tụ hàng năm, thường bị ngập nước vào mùa lũ nên vùng này rất thích hợp cho việc phát triển các loại rau màu thực phẩm, nhất là các loại rau sạch. Tổng diện tích đất tự nhiên của quận là 3981,3 ha, trong đó đất phi nông nghiệp là
2560,8 ha, chiếm 64,32%; đất nông lâm nghiệp, thủy sản là 1314,7 ha, chiếm 33,02% và đất chưa sử dụng là 105,8 ha, chiếm 2,66%.
Các sông này khi chảy qua vùng tải theo những nguồn ô nhiễm từ nước thải công nghiệp, bệnh viện và sinh hoạt của thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó quận còn có các tiểu vùng nhỏ nhiều đầm, ruộng trũng. Địa hình này một mặt gây ra tình trạng ngập úng quanh năm của các vùng trũng, đặc biệt khi mưa to kéo dài, mặt khác cũng tạo điều kiện cho nuôi trồng thủy sản và hoạt động sản xuất lúa nước. Ngoài ra, đất đá ở các vùng đất ngập nước, thường xuyên có tính cơ lý yếu, không thuận lợi cho việc xây dựng các công trình.
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội a, Về tình hình KT
Kết quả, 5 năm qua (2015 – 2019), KT quận Hoàng Mai đạt tăng trưởng 16,5%/năm (vượt chỉ tiêu 0,5%), trong đó giá trị sản xuất CN, TTCN, bình quân tăng 17,1% (vượt 1,1%), DV, TM: 17,7% (vượt 1,6%), giá trị sản xuất NN đạt 282,2 triệu đồng/ha canh tác, riêng khu chuyển đổi sản xuất rau an toàn phường Lĩnh Nam đạt 280 triệu đồng/ha… Thu ngân sách trên địa bàn bình quân đạt 131%; năm 2019 thu trên 1.800 tỷ đồng, tăng gấp 4,1 lần so năm 2015.
Trên cơ sở dự toán ngân sách được HĐND phê chuẩn, UBND quận đã phân bổ và bổ sung cho các đơn vị đảm bảo chi cho các hoạt động theo phân cấp, đảm bảo chi cho các mục tiêu mà HĐND quận giao.
Năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đạt 1.653,6 tỉ đồng, đến năm 2019 tăng gấp hơn 2 lần, đạt 2.338 tỉ đồng; giá trị thương mại-dịch vụ từ 1.445,6 tỉ đồng (năm 2015), tăng lên 1.875,8 tỉ đồng (năm 2019).
Quận đã cấp mới 2.446 và cấp bổ sung 1.238 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Về quản lý thị trường đã kiểm tra và xử lý 433 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách Nhà nước trên 4,67 tỷ đồng.
Riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn quận ước tính đạt khoảng 10.909,9 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng đạt 6.688,4 tỷ đồng, tăng 12,3%; giá trị sản xuất ngành thương mại -dịch vụ cũng đạt tới 5.164,1 tỷ đồng, tăng 14,8%. Đây là một con số khá ấn tượng.
Về nông nghiệp, Quận tập trung đầu tư tổ chức lại cơ cấu cây trồng theo hướng năng suất, hiệu quả KT cao như Vĩnh Tuy với nghề trồng hoa; Lĩnh Nam, Trần Phú với nghề trồng rau, quả thực phẩm an toàn ...
b, Về tình hình xã hội Dân số, lao động
Dân số quận Hoàng Mai tính đến ngày 31/12/2019 là 365.759 người, trong đó có 167.124 nam và 167.925 nữ với 91.783 hộ gia đình. Mật độ dân số trung bình 8.573 người/km2, tỷ lệ tăng dân số khá cao, từ 8 đến 10%, trong đó tăng tự nhiên 1,14% và tăng cơ học từ 7-9%, tỷ lệ tăng cơ học là do tác động của quá trình đô thị hóa, dân cư nông thôn và các vùng khác đến để kiếm việc làm hàng năm rất lớn, làm cho dân số của quận Hoàng Mai đặc biệt là phường Giáp Bát tăng lên đáng kể và rất khó kiểm soát.
Tổng số lao động trong độ tuổi lao động trên địa bàn quận luôn biến động, hàng năm được bổ sung rất nhiều lao động từ địa phương khác đến, trình độ lao động của người dân gốc khá cao so với nhiều địa phương khác.
Hiện trạng cơ sở hạ tầng
- Về nhà ở: quận Hoàng Mai là một trong những quận có các dự án phát triển nhà ở mạnh mẽ, huy động được nhiều thành phần KT tham gia, đã hình thành được nhiều khu đô thị mới đặc trưng như khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp, khu đô thị Linh Đàm, khu đô thị Định Công, khu đô thị Đại Kim, khu đô thị Đại Kim – Định Công, khu đô thị Đền Lừ và mới đây nhất là khu đô thị Thịnh Liệt, khu đô thị Gamuda. UBND quận cũng đang đầu tư xây dựng thêm khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ.
Ngoài ra, trên địa bàn quận còn có nhiều dự án đang được đầu tư xây dựng như:Tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp Sky Garden, Khu nhà ở Vĩnh Hoàng được xây dựng tại 431 phố Nguyễn Tam Trinh với tổng mức đầu tư 800 tỷ đồng, tổ hợp Trung tâm Thương mại Văn phòng và nhà ở hỗn hợp Lilima nằm tại 52 Lĩnh Nam, tổng vốn khoảng 250 tỷ đồng.
- Về Giao thông vận tải:
Về giao thông đường sắt thì trên địa bàn quận có đường sắt tuyến Bắc - Nam. Quận và thành phố cũng đang tập trung phát triển tuyến đường sắt trên cao Yên Viên - Ngọc Hồi và tuyến đường sắt vành đai; có ga Giáp Bát, ga Yên Sở. Đường bộ có quốc lộ 1A, chuyển thành tuyến đường chính đô thị nối vào đường trung tâm thành phố, mặt cắt rộng 46 m; tuyến đường vành đai 3, mặt cắt chiều rộng từ 51 đến 80 m, gồm 6 đến 8 làn xe ô tô, 4 làn đường gồm 2 bên hè đường. Đường Pháp Vân - Cầu Giẽ (đoạn nối với đường vành đai 4), nối với các tỉnh có mặt cắt rộng 60 mét.
Đường liên khu vực có đường vành đai 4 nối với vành đai 3, mặt cắt rộng 53,5 m; đường đê sông Hồng, đoạn từ đường vành đai 3 nối với vành đai 2, cải tạo đường cho 6 làn xe ô tô. Tuyến đường Tam Trinh - vành đai 3, mặt cắt rộng 40 m; đoạn phía tây thôn Yên Duyên mở rộng 55 m.
Đường từ cảng Khuyến Lương vào thành phố, mặt cắt rộng từ 30 đến 40 m, nối với đường Tam Trinh tại nút giao với đường vành đai 3. Các tuyến đường khác được mở rộng gồm đường phố Trương Định, rộng 40 m; phía đông khu nội chính quận 40 m; tuyến nối các phường Yên Sở - Vĩnh Hưng - Thanh Trì sẽ điều chỉnh đường rộng 40 m. Các tuyến đường còn lại sẽ lấy mốc mở rộng từ 25 đến 30 m (lòng đường 15 m; hè mỗi bên rộng từ 5 đến 7,5 m).
Về giáo dục-đào tạo: Với chủ trương phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Tỷ lệ huy động trẻ năm tuổi ra lớp mẫu giáo đạt 100%; trẻ 6 tuổi vào
lớp 1 đạt 100%; học sinh tốt nghiệp lớp 1 vào lớp 6 đạt 100%. Đến nay, 11/14 phường đạt phổ cập THPT, có 18 trường đạt chuẩn quốc gia (vượt chỉ tiêu 6,18%)như Trường Mầm non Yên Sở, Trường Mầm non Thực hành Linh Đàm… Hệ thống các trường dạy nghề của quận cũng đã và đang phát triển, góp phần đào tạo nguồn nhân lực mới cho quận và thành phố cả về chất lượng và số lượng
Về y tế:
Để đảm bảo sức khỏe cho người dân trên địa bàn quận Hoàng Mai đã có rất nhiều phòng khám được xây dựng cùng với 14 trạm y tế phường . Ngoài ra còn có các Đội y tế dự phòng và Đội chăm sóc sức khỏe hiện đang hoạt động trên địa bàn Quận đáp ứng được phần lớn nhu cầu khám sức khỏe ban đầu giảm tải cho các trung tâm y tế và bệnh viện tuyến trung ương.
3.1.2. Thực trạng quản lí đất đai của quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
3.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai
a. Hiện trạng sử dụng đất năm 2019
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2019, tổng diện tích tự nhiên quận Hoàng Mai là 4.104,10 ha.
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất quận Hoàng Mai năm 2019 STT Chỉ tiêu sử dụng đất Năm 2019 Diện tích (ha) Cơ cấu % -1 -2 -4 -5 Tổng diện tích tự nhiên 4.104,10 100,00 1 Đất nông nghiệp 1.355,17 33,02 1.1 Đất trồng lúa 695,48 51,32
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 671,76 49,57 1.2 Đất bằng trồng cây hàng năm khác 149,20 11,01
1.3 Đất trồng cây lâu năm 25,73 3,70
1.7 Đất nuôi trồng thủy sản 30,83 4,59
1.9 Đất nông nghiệp khác 0,07 0,05
2 Đất phi nông nghiệp 2.639,76 64,32
2.1 Đất quốc phòng 0,94 0,02
2.2 Đất an ninh 0,10 0,00
2.3 Đất khu công nghiệp 177,00 4,31
2.4 Đất khu chế xuất 0,00 0,00
2.5 Đất cụm công nghiệp 4,65 0,11
2.6 Đất thương mại, dịch vụ 2,30 0,06
2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 18,16 0,44 2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 0,00 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp
quận, cấp xã 608,08 14,82
2.10 Đất có di tích lịch sử văn hóa 2,83 0,07
2.11 Đất danh lam thắng cảnh 0,00
STT Chỉ tiêu sử dụng đất Năm 2019 Diện tích (ha) Cơ cấu %
2.13 Đất ở tại nông thôn 254,83 6,21
2.14 Đất ở tại đô thị 1.148,00 27,97
2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 4,54 0,11 2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp 0,00 0,00 2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao 0,00 0,00
2.18 Đất cơ sở tôn giáo 15,05 0,37
2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,
nhà hỏa táng 56,56 1,38
2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm 23,83 0,58
2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng 1,80 0,04
2.22 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng 4,25 0,10
2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng 1,21 0,16
2.24 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 124,33 3,03 2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng 32,96 0,80 2.26 Đất phi nông nghiệp khác 3,20 0,08
3 Đất chưa sử dụng 109,17 2,66
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hoàng Mai)
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn quận Hoàng Mai là 4.104,1 ha, là quận có diện tích tự nhiên lớn nhất trong các quận trên địa bàn thành phố. Trong đó diện tích đất nông, lâm nghiệp, thủy sản là 1355,17 ha, chiếm 33,02% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp là 2639,76 ha, chiếm 64,32% diện tích đất tự nhiên, đất chưa sử dụng là 109,17 ha, chiếm 2,66% diện tích đất tự nhiên.
Đất nông nghiệp: do được sát nhập từ 9 xã của huyện Thanh Trì nên diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn Quận Hoàng Mai là tương đối lớn với diện tích là 1040 ha, trong đó 430 ha trồng lúa, trồng rau màu là 308 ha, trồng hoa là 98 ha và 204 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản. Đặc điểm chung về phân bố đất nông nghiệp của quận Hoàng Mai là bị chia cắt nhỏ lẻ, nằm phân tán, xen kẽ với các khu công nghiệp và khu đô thị mới, do đó dễ bị xâm lấn, chuyển đổi mục đích sử dụng không theo quy hoạch dẫn đến cơ quan chức năng khó quản lý. Hơn nữa quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng làm cho đất đai càng trở lên có giá cộng với sản xuất nông nghiệp trì trệ bấp bênh nên người dân muốn bán đất nhằm thu được khoản tiền lớn để đầu tư buôn bán phi nông nghiệp. Điều này ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết mà thành phố đề ra.
Đất phi nông nghiệp: vài năm gần đây quỹ đất này tăng lên đáng kể, năm 2015 diện tích đất phi nông nghiệp là 1420,69 ha, chiếm 35,12% diện tích đất tự nhiên thì đến năm 2019 thì diện tích đất phi nông nghiệp là 2560,8 ha chiếm 64,32% diện tích đất tự nhiên. Cụ thể:
- Đất ở là 1148 ha, diện tích đất sử dụng cho các công trình hạ tầng, văn hóa XH và công trình phát triển KT của Quận còn rất hạn chế, chỉ chiếm 3 % quỹ đất.
Đất công nghiệp: tổng diện tích đất công nghiệp trên địa bàn quận là 177 ha được phân bổ cụ thể như sau : khu công nghiệp Minh Khai – Vĩnh Tuy là 81 ha ; khu công nghiệp Văn Điển – Pháp Vân là 39 ha; khu công nghiệp Trương Định – Đuôi Cá là 32 ha, ngoài ra trên địa bàn quận còn có khu công nghiệp Hai Bà Trưng và khu công nghiệp Vĩnh tuy khoảng 25 ha. Do lịch sử để lại, các xí nghiệp xen kẽ các khu dân cư. Các xí nghiệp đang ngày càng gây ô nhiễm tiếng ồn khói bụi và ô nhiễm nguồn nước. Vì thế UBND Quận đã có chủ trương di dời các khu công nghiệp này ra khỏi nội thành.
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan và các công trình sự nghiệp là 561,97 ha trong đó:
+ Đất xây dựng trụ sở làm việc của phường là 4,76 ha + Đất dành cho xây dựng trụ sở công an là 2,2 ha + Đất xây dựng nhà văn hóa cụm là 1,3 ha