Một số triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn mắc bệnh DTLCP

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CHỦ YẾU CỦA LỢN MẮC BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM (Trang 55 - 58)

STT Triệu chứng lâm sàng Số con nghiên cứu Số con biểu hiện Tỷ lệ (%)

1 Bỏ ăn, ủ rũ 30 30 100,00

2 Sốt cao, nằm li bì 30 30 100,00

3 Xuất huyết ngoài da 30 16 53,33

4 Cháy máu lỗ tự nhiên 30 8 26,66

5 Nôn 30 10 33,33

6 Khó thở 30 22 73,33

7 Chết đột ngột 30 3 10,00

8 Triệu chứng thần kinh 30 18 60,00

Kết quả bảng 4.4 cho thấy một số triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn mắc bệnh DTLCP là sốt cao, lợn sốt cao (40 – 42oC), ủ rũ, kém ăn, bỏ ăn, có triệu chứng thần kinh, nôn mửa; xuất huyết ngoài da ở vùng tai, hông; có triệu chứng hô hấp như ho, khó thở.

Sốt là biểu hiện đầu tiên ghi nhận được khi lợn mắc bệnh DTLCP, thân nhiệt tăng cao khoảng 40 – 42oC. Mặc dù sốt không phải là một triệu chứng điển hình cho một bệnh chuyên biệt nhưng đó là dấu hiệu thông báo cơ thể đang đáp

ứng lại tác nhân gây bệnh, tỷ lệ lợn có triệu chứng sốt cao chiếm 100%. Đồng thời 100% lợn mắc bệnh DTLCP đều xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, ủ rũ, kém

ăn, bỏ ăn. Các triệu chứng này thường xảy ra ở thể cấp tính của bệnh. Bên canh

đó có đến 10 % lợn chết đột ngột ở thể quá cấp tính. Thường thể này xuất hiện ở đầu ổ dịch. Tuy nhiên, ở thể này lợn không biểu hiện triệu chứng rõ ràng, không

khác biệt so với triệu chứng của bệnh dịch lả lợn cổ điển là mấy nên khó có thể

xác định và phân biệt bệnh qua triệu chứng lâm sàng.

Trong 30 ca bệnh nhiễm DTLCP được theo dõi thì triệu trứng xuất huyết ngoài da ở vùng tai, hông xuất hiện trên 16 trường hợp, chiếm tỷ lệ 53,33%. Tỷ

lệ lợn mắc bệnh có triệu chứng hô hấp như ho, khó thở là 73,33%. Ở thể á cấp tính con vật viêm toàn bộ phổi gây nên các triệu chứng khó thở, ho có đờm, phổi có thể bội nhiễm vi khuẩn kế phát. Giai đoạn cuối của thể cấp tính và á cấp tính phổi có hiện tượng phù thũng ở các thùy (là nguyên nhân gây chết lợn), đây thường là hậu quả của sự hoạt hóa đại thực bào nội mạch ở phổi. Do đó, con vật có triệu chứng ho, khó thở khi mắc bệnh.

Hiện tượng chảy máu ở lỗ tựnhiên như: mũi, miệng và dẫn đến lợn chết đột tử cũng là dấu hiệu đáng chú ý trong quá trình chăn nuôi. Mặc dù, hiện tượng chết khi chưa có dấu hiệu lâm sàng chiếm tỷ lệ không đáng kể nhưng là một trong những dấu hiệu cần lưu ý. Kết quả nghiên cứu phù hợp với các nghiên cứu

trước đây khi cho rằng: lợn mắc ở thể cấp tính thường có triệu chứng sốt, với các

ban đỏ và tím tái ở da. Chức năng của các cơ quan nội tạng, toàn bộ hệ tiêu hóa bị suy giảm, con vật nôn mửa và có thể xuất hiện con vật tiêu chảy ra máu. Con vật bỏ ăn, da tím tái, mất kiểm soát (thần kinh) trước khi chết 1-2 ngày. Lợn nái dẫn đến hiện tượng sảy thai (Sánchez & cs., 2015; Gallardo & cs., 2013). Lợn mắc bệnh ở thể á cấp tính: con vật sốt liên tục hoặc dao động kéo dài trong vòng 20 ngày, trong thời gian này một số lợn vẫn khỏe mạnh bình thường, tỷ lệ tử vong dao động từ 30-70% sau 20 ngày mắc bệnh (Sánchez & cs., 2015). Với thể

mạn tính: dấu hiệu lâm sàng và bệnh tích đại thểkhông rõ ràng nhưng có thể tồn tại trong vòng vài tháng dẫn đến một loạt các dấu hiệu lâm sàng như: loét da,

viêm khớp, chậm phát triển, con vật gầy yếu, viêm phổi và sảy thai. Nhìn chung các dấu hiệu lâm sàng ở thể mạn tính khó phân biệt với các triệu chứng đặc trưng

của bệnh DTLCP (Penrith & cs., 2004).

Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh còn thay đổi tùy thuộc vào độc lực của virus, trạng thái miễn dịch của mỗi giống, lứa tuổi, phương thức chăn nuôi cũng

như điều kiện quản lý chăm sóc. Người chăn nuôi nên chú ý theo dõi đàn lợn

thường xuyên, khi lợn có bất cứ triệu chứng lâm sàng nào khác thường như trong

nghiên cứu đã thống kê cần cách li và gửi mẫu tới các phòng xét nghiệm để kiểm tra chính xác lợn mắc bệnh DTLCP hay không, từđó có biện pháp xử lý kịp thời và giảm thiệt hại kinh tế (OIE, 2019).

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRIỆU CHứNG LÂM SÀNG ĐIỂN HÌNH CỦA LỢN MẮC BỆNH DTLCP

Hình 4.1. Hình ảnh triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn mắc bệnh DTLCP

a, xuất huyết ngoài da; b, chảy máu ở miệng; c, lợn có triệu chứng thần kinh; d, lợn khó thở; e, lợn chảy máu hậu môn; f, lợn có biểu hiện hôn mê trước khi chết ;

4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ VÀ VI THỂ CHỦ

YẾUCỦALỢNMẮCBỆNH DTLCP

4.2.1. Bệnh tích đại thể chủ yếu của lợn mắc bệnh DTLCP

Kết quả nghiên cứu tổng hợp bệnh tích đại thể của 30 lợn mắc bệnh DTLCP

được trình bày tại bảng 4.5.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CHỦ YẾU CỦA LỢN MẮC BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)