Trạm xử lý nước rác Nam Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hiện trạng xử lý nước rỉ rác tại bãi chôn lấp chất thải rắn nam sơn đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của trạm xử lý công suất 1 500 m3 ngđ (Trang 26 - 30)

- Trạm xử lý nước rác Nam Sơn bao gồm 2 hệ. Hệ 1 được xây dựng vào năm 2006 với công suất thiết kế là 500m3/ngày đêm. Hệ 2 được xây dựng vào năm 2009 với công suất thiết kế là 1000m3/ngày đêm.

- Vị trí tiếp giáp của trạm cụ thể như sau:

Phía Tây nằm bên cạnh hồ sinh học.

Phía Đông giáp đường giao thông nội bộ và ô chôn lấp số 2.

Phía Nam giáp ô chôn lấp số 4.

Phía Bắc gần khu vực trạm cân, hướng đi vào văn phòng URENCO 8. 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nam Sơn Minh Đức Phú điền

Hình 1.8. Vị trí của nhà máy xử lý NRR Nam Sơn trong khuôn viên BCL CTR Nam Sơn

Khu vực xây dựng nằm trong vùng khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm có hai mùa phân biệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa trùng với mùa gió Đông Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô trùng với mùa gió Đông Bắc, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau:

- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình khoảng 23,60C; trung bình tháng thấp nhất 16.30C (tháng1) và trung bình tháng cao nhất 29.30C (tháng7).

- Mưa: lượng mưa trung bình năm là 1.568,3mm lượng mưa trung bình

tháng đạt 294,1mm (tháng 8) và trung bình tháng thấp nhất là 20,1mm (tháng 7).

- Gió: gió trong khu vực tương đối ổn định cả về hướng và tộc độ. Hướng gió

chính là Đông Bắc và Đông Nam. Gió Đông Bắc thường xuất hiện vào tháng 10 đến tháng 3 năm sau với tần suất 12%. Gió Đông Nam xuất hiện nhiều nhất từ tháng 1 đến tháng 9 với tần suất 30%.

Hình 1.9. Toàn cảnh nhà máy nhìn từ trên cao

Khu đất dự án có địa hình tương đối bằng phẳng, ở phía Bắc, phía Đông, phía Nam đều tiếp giáp đường bê tông hiện trạng. Hướng dốc từ phía Nam xuống phía Bắc.

Căn cứ vào tài liệu thu thập được trong quá trình khảo sát địa chất công trình ngoài thực địa, kết hợp với các kết quả thí nghiệm trong phòng có thể phân chia cấu trú địa tầng của khu vực khảo sát thành 5 lớp từ trên xuống dưới như sau:

Lớp 1. Đất lấp: Sét pha, lẫn tạp chất,…

Lớp này gặp cả hai hố khoan với bề dày dao động từ 0,2 m ( BH-01 ) ÷ 0,4 m ( BH-02 ). Thành phần chủ yếu của lớp bao gồm: sét pha lẫn tạp chất,… Do thành phần và trạng thái không đồng nhất nên không lấy mẫu thí nghiệm.

Lớp 2. Đất sét pha, màu xám nâu, xám vàng, đôi chỗ lẫn sạn, sỏi, trạng thái nửa cứng.

Lớp này gặp ở cả hai hố khoan.

Độ sâu mặt lớp biến đổi từ 0,2 m (BH-01) ÷ 0,4 m (BH-02). Độ sâu đáy lớp biến đổi từ 2,8 m (BH-02) ÷ 3,5 m (BH-01). Bề dày lớp biến đổi từ 2,4 m (BH-02) ÷ 3,3 m (BH-01).

Lớp 3. Đất sét pha, màu xám nâu, xám vàng, lẫn sạn, sỏi, trạng thái cứng.

Lớp này gặp ở cả 2 hố khoan.

Độ sâu mặt lớp biến đổi từ 2,8m (BH-02) ÷ 3,5m (BH-01). Độ sâu đáy lớp biến đổi từ 4,5m (BH-02) ÷ 7,6m (BH-01).

Bề dày lớp biến đổi từ 1,7m (BH-02) ÷ 4,1m (BH-01).

Lớp 4. Đá sét bột kết, màu xám nâu – xám xanh, RQD = 10-20%

Lớp này gặp ở cả 2 hố khoan.

Độ sâu mặt lớp biến đổi từ 4,5m (BH-02) ÷ 7,6m (BH-01). Độ sâu đáy lớp biến đổi từ 14,0m (BH-02) ÷ 16,5m (BH-01). Bề dày lớp biến đổi từ 6,4m (BH-01) ÷ 12,0m (BH-02).

Lớp 5. Đá sét bột kết, màu xám nâu – xám xanh, RQD = 0-5%

Lớp này gặp ở cả 2 hố khoan.

Độ sâu mặt lớp biến đổi từ 14,0m (BH-01) ÷ 16,5m (BH-02).

Độ sâu đáy lớp và bề dày lớp chưa xác định do cả 2 hố khoan kết thúc ở độ sâu 30,0m vẫn thuộc lớp này. Trong quá trình khảo sát đã khoan sâu nhất vào lớp này 16,0m (BH-01).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hiện trạng xử lý nước rỉ rác tại bãi chôn lấp chất thải rắn nam sơn đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của trạm xử lý công suất 1 500 m3 ngđ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)