ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hiện trạng xử lý nước rỉ rác tại bãi chôn lấp chất thải rắn nam sơn đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của trạm xử lý công suất 1 500 m3 ngđ (Trang 30 - 33)

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu:

- Địa điểm nghiên cứu: Tại bãi chôn lấp chất thải rắn Nam Sơn.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12 năm 2017 đến hết tháng 05 năm 2018 Đối tượng nghiên cứu:

- Nước rỉ rác tại bãi chôn lấp chất thải rắn Nam Sơn và công nghệ xử lý nước rác tại trạm xử lý Nam Sơn.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu nghiên cứu sẵn có trong nước và quốc tế về nước rỉ rác và công nghệ xử lý nước rỉ rác từ hoạt động chôn lấp CTR đô thị để đánh giá tổng quan, xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá tình hình thực tế.

- Kế thừa những kết quả số liệu của những nghiên cứu đã có các báo cáo dự án, các chương trình có liên quan

2.2.2. Phương pháp điều tra - khảo sát

Trong phương pháp này, tiến hành xem xét quy trình xử lý và vận hành trạm xử lý nước rác tại BCL Nam Sơn, Hà Nội.

2.2.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường

Phương pháp lấy mẫu hiện trường

- Khảo sát về hiện trạng nước rỉ rác tại các bãi chôn lấp CTR và trong quá trình xử lý, trực tiếp lấy mẫu điển hình để phân tích.

Việc lấy mẫu nước thải tuân thủ chặt chẽ theo yêu cầu của các quy định sau: - TCVN 6663-1:2011- Chất lượng nước. Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu

- TCVN 6663-3:2008-Chất lượng nước. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu; - TCVN 5999: 1995- Chất lượng nước. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.

Trước khi đi hiện trường lấy mẫu nước, nhân viên lấy mẫu cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ lấy và bảo quản mẫu cần thiết. Đảm bảo tất cả các dụng cụ đều được vệ sinh sạch sẽ.

 Quy trình súc rửa này cần thực hiện như sau (rửa bằng chất tẩy rửa): - Rửa bình chứa và nắp đậy với dung dịch tẩy rửa loãng và nước. - Súc kỹ bằng nước vòi;

- Súc lại nhiều lần với lượng nước thích hợp; - Xả đổ bỏ hết nước và đậy nắp lại.

- Khi tới gần thời điểm lấy mẫu bổ sung đá lạnh vào thùng bảo quản mẫu.  Quá trình lấy mẫu được thực hiện theo các bước sau:

 Tráng dụng cụ lấy mẫu (từ 2-3 lần) bằng chính nguồn nước cần lấy.  Tiến hành lấy lượng mẫu phù hợp.

 Sử dụng ngay nước cần lấy để tráng các chai đựng mẫu (2-3 lần).  Rót mẫu vào từng chai đảm bảo lượng mẫu trong mỗi chai tràn đầy (trừ trường hợp lấy mẫu để phân tích chỉ tiêu vi sinh vật hay dầu mỡ).

 Đậy kín nắp chai

 Trong trường hợp cần axit hóa để bảo quản mẫu (áp dụng khi phân tích chỉ tiêu COD) tiến hành như sau:

 Rót mẫu vào gần đầy chai, dùng giấy đo pH kiểm tra nhanh mẫu nước.  Dùng pipet nhỏ từ từ dung dịch axit H2SO4 đậm đặc

 Trường hợp pH mẫu nước từ 3-5 nhỏ từ 1-2 giọt.  Trường hợp pH mẫu nước từ 5-9 nhỏ từ 3-6 giọt.  Trường hợp pH mẫu nước từ 9 trở lên nhỏ từ 6-13 giọt.

 Lắc nhẹ dung dịch trong chai, kiểm tra lại pH của mẫu, nếu nhỏ hơn 2 đạt yêu cầu, trường hợp pH lớn hơn 2 tiếp tục nhỏ thêm axit.

(Cần thận trong khi thao tác với dung dịch axit).

 Ghi đầy đủ các thông tin nhận dạng mẫu lên chai.

 Trên chai chứa mẫu phải ghi các thông tin sau: Tên mẫu, số chai. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm:

Các chỉ tiêu phân tích, trang thiết bị phục vụ phân tích các mẫu NRR lấy về từ hiện trường được trình bày cụ thể dưới bảng sau:

Bảng 2.1: Phương pháp phân tích mẫu

STT Thông số Phương pháp Thiết bị phân tích

1 Cd TCVN 6193:1996

Máy AAS 240 - Agilent 2 As TCVN 6626:2000

3 Cu TCVN 6193:1996 4 Zn TCVN 6193:1996 5 Tổng Cr TCVN 6622:1996 6 Pb TCVN 6193:1996

7 COD Hach method 8000 Máy quang phổ DR 3900-Hach 8 BOD5 TCVN 6494-1:2011 Tủ mát BOD5 FOC120E

9 Tổng N

Hach method 10071

TCVN 6638:2000

Máy quang phổ DR 3900-Hach Bộ máy phá mẫu tổng Nito KDN-04

10 NH4+

TCVN 6179-1:1996

SMEWW4500-NH3.F:2012 Máy quang phổ HACH DR 3900

2.2.4. Phương pháp tính toán thiết kế

Việc tính toán, thiết kế các phương án xây dựng, cải tạo dựa trên những tiêu chuẩn sau:

-Tiêu chuẩn ngành 20 TCN-51-84: Thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình-TCKT.

- Qui chuẩn Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT (Cột B) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 25:2009/BTNMT (Cột B1) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn.

- Quychuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01 :2008/BXD – Quy hoạch| xây dựng.

- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 07 :2010/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hiện trạng xử lý nước rỉ rác tại bãi chôn lấp chất thải rắn nam sơn đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của trạm xử lý công suất 1 500 m3 ngđ (Trang 30 - 33)