Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số GIẢI PHÁP cơ bản NHẰM GIÚP học SINH TRƯỜNG THPT cửa lò học tập tốt và yêu THÍCH môn học GDQP – AN (Trang 31 - 35)

IV. Một số giải pháp nhằm giúp học sinh trường THPT Cửa Lò học tập tốt và yêu thích môn học GDQP – AN

1. Giải thích thuật ngữ.

2.3.1.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

- Ứng dụng công nghệ thông tin đối với các môn học khác là điều không mới, xong đối với môn giáo dục quốc phòng đây là môn học mới được đua vào chương trình chính khóa, môn học xen kẽ giữa lý thuyết và thực hành liên quan nhiều đến kiến thức địa lý, băng bó cứu thương, lịch sử truyền thống,quân đội nhân dân Việt Nam vì vậy giảng dạy lý thuyết là điều khó khăn vì đội ngũ giáo viên đa số là giáo viên giáo dục thể chất được đào tạo ngắn hạn và tham gia giảng dạy Giáo dục Quốc phòng, nên việc tiếp cận với công nghệ thông tinh còn nhiều hạn chế, phương pháp giảng dạy lý thuyết còn khiêm tốn đã chưa phát huy hết hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng, vì vậy tiết học còn khô khan, thiếu tính hấp dẫn, chưa tạo được sự hứng thú trong học tập. Đặc biệt hệ thống tranh ảnh môn Giáo dục Quốc phòng còn thiếu thốn, sân bãi còn hạn chế nên chưa đáp ứng các yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. do đó mà chất lượng hiệu quả của môn học chưa đáp ứng như mong muốn.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có nghĩa là: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên và học sinh; Sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, các phần mềm làm công cụ hỗ trợ việc dạy và học các môn học trong nhà trường; khai thác tốt các phần mềm thiết kế bài dạy như phần mềm powerpoint, word, violet….; Tăng cường sử dụng mạng internet để khai thác thông tin, tham khảo và xây dựng giáo án điện tử có chất lượng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các nhà trường hiện nay được chia thành 4 mức độ:

+ Ứng dụng công nghệ thông tin(CNTT) để hỗ trợ giáo viên trong việc soạn giáo án, sưu tầm và in ấn tài liệu….….chưa sử dụng trong việc tổ chức các tiết học cụ thế của từng môn học.

+ Sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ một khâu, một công việc nào đó trong toàn bộ quá trình dạy học.

+ Sử dụng phần mềm dạy học để tổ chức lên lớp một tiết học, một chủ đề hoặc một chương trình học tập.

Việc ứng dụng CNTT vào các mục đích và cách thức khác nhau thì hình thức chính của việc ứng dụng CNTT vào dạy học là giảng dạy bằng bài giảng điện tử,

tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin trên mạng internet, tham khảo sách điện tử và giáo trình điện tử…

+ Tích hợp công nghệ thông tin vào toàn bộ quá trình dạy học.

Việc ứng dụng CNTT để giảng dạy môn GDQP – AN đã mang lại hiệu quả rõ rệt bởi tính ưu việt của nó qua việc thiết kế bài giảng đã cùng một lúc sử dụng nhiều kênh thông tin khác nhau giúp cho học sinh nhanh chóng nhận biết, hiểu và vận dụng vào thực tế bài học. Như vậy ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp giảng dạy môn GDQP – AN theo hướng phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh đã tạo cho học sinh năng lực tự học, khả năng thực hành, kích thích lòng ham mê học tập và ý chí vươn lên, loại bỏ thói quen học tập thụ động.

Thiết kế bài giảng bằng CNTT theo hướng đổi mới làm tăng tính hiệu quả học tập và hợp tác giữa các cá nhân, nhất là lúc giải quyết những vấn đề tư duy trìu tượng, những kiến thức liên quan đến thực hành cần học sinh nắm rõ, hiểu sâu do vậy ứng dụng công nghệ thông tin đã kết hợp cả phương pháp truyền thống với phương pháp hiện đại gắn với hình thức tổ chức dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân, học ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường hay liên hệ thực tế ngoài thao trường, bãi tập có liên quan đến nội dung bài học.

* Công tác chuẩn bị:

Đối với GV: Để soạn giảng theo hướng đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn GDQP – AN đã mang lại hiệu quả thiết thực, xong việc soạn giảng để đáp ứng yêu cầu bài giảng cũng cần sự nỗ lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên đó là sử dụng công nghệ thông tin thành thạo, biết vận dụng để khai thác có hiệu quả về hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim, video phù hợp từ mạng internet và biết cắt hình ảnh, các đoạn clip có tác dụng minh họa sinh động, vừa đủ đáp ứng yêu cầu bài giảng là công việc mất nhiều thời gian, công sức đòi hỏi giáo viên cần tâm huyết với nghề sẽ đạt được hiệu quả cao.

Đối với học sinh: Nghiên cứu trước nội dung, tự rèn luyện các kĩ năng đã được GV hướng dẫn, chuẩn bị những vật chất do GV qui định.

Ví dụ: Ứng dụng CNTT thiết kế nội dung giới thiệu tác dụng, tính năng chiến đấu của súng tiểu liên AK ( Bài 4- Lớp 11: Giới thiệu về súng tiểu liên AK & súng trường CKC)

Khi soạn bài giảng điện tử giới thiệu về súng tiểu liên AK gồm có 3 loại súng: AK47 – AKM – AKMS thì giáo viên hoàn toàn có thể sưu tầm các loại súng trên mạng internet, các video clip về sự khác nhau của các loại súng đó sau đó chiếu lên tivi hoặc máy chiếu để giới thiệu cho học sinh biết về tác dụng, tính năng chiến đấu, cấu tạo của các loại súng và cách phân biệt các loại súng. Như vậy thì học sinh dễ dàng nhận biết các loại súng và biết được tính ưu việt khác nhau của các loại súng đó. Hs dễ dàng nhận biết tính năng, cấu tạo của các bộ phận cấu tạo nên súng, điểm giống và khác nhau giữa các loại súng đó để rồi từ thực tế sau khi thấy các loại súng Hs có thế biết các loại súng trên một cách dễ dàng hơn. Ví dụ như các hình ảnh sau:

- Hay là khi giới thiệu về cấu tạo của súng tiểu liên AK giáo viên chiếu cho học sinh các hình ảnh về các bộ phận cấu tạo của súng để rồi từ đó nêu ra tác dụng của các bộ phận đó. Giáo viên vừa chiếu hình ảnh và để cho học sinh quan sát các hình ảnh trên màn hình, đặt câu hỏi để học sinh nắm rõ về tính năng của các bộ phận đó, thông qua đó học sinh sẽ nắm rõ và ghi nhớ lâu hơn về các bộ phận của súng thông qua các hình ảnh trực quan, sinh động. Từ đó tạo nên điểm nhấn và hình thành nên kiến thức trong não bộ cho Hs, Hs vừa nhớ lâu lại nhớ chính xác và rõ ràng hơn về cấu tạo của súng tiểu liên AK.

- Hoặc là giáo viên chiếu lên các video về các loại súng AK, cách nhận biết các loại súng đó và các bộ phận cấu tạo chính của súng khi người ta tiến hành tháo súng ra.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số GIẢI PHÁP cơ bản NHẰM GIÚP học SINH TRƯỜNG THPT cửa lò học tập tốt và yêu THÍCH môn học GDQP – AN (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)