Phương pháp trò chơi.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số GIẢI PHÁP cơ bản NHẰM GIÚP học SINH TRƯỜNG THPT cửa lò học tập tốt và yêu THÍCH môn học GDQP – AN (Trang 39 - 41)

IV. Một số giải pháp nhằm giúp học sinh trường THPT Cửa Lò học tập tốt và yêu thích môn học GDQP – AN

1. Giải thích thuật ngữ.

2.3.1.3. Phương pháp trò chơi.

Đây là phương pháp đặc thù của bộ môn. Áp dụng cho các nội dung thực hành như: Đội ngũ từng người không có súng; Đội ngũ đơn vị; Cấp cứu ban đầu tai nạn thông thường và băng bó vết thương; Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC; Kỹ thuật sử dụng lựu đạn; Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương; Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường; Lợi dụng địa hình, địa vật. Thường dùng để củng cố kĩ năng cho từng tiết nhưng chủ yếu là cho toàn bài. Phương pháp này đặc biệt tạo ra sự hứng thú, phấn khích của học sinh trong tiết học, là một phương pháp củng cố bài nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, rèn luyện cho học sinh các kĩ năng quân sự và kĩ năng sinh hoạt tập thể. Tuy nhiên để thực hiện được phương pháp này đòi hỏi GV phải nắm vững mục tiêu, kiến thức trọng tâm của bài. GV cũng cần có một số kĩ năng như: Kĩ năng thiết kế trò chơi, kĩ năng quản trò, kĩ năng sinh hoạt tập thể,… GV phải mất thời gian, công sức để thiết kế, tổ chức.

* Công tác chuẩn bị:

Đối với GV: GV căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài để thiết kế trò chơi. Đảm bảo nguyên tắc đơn giản, dễ chơi, phù hợp với thời gian, đúng trọng tâm của bài (có thể liên hệ với các kĩ năng quân sự học sinh đã được trang bị ở các tiết trước, bài trước, lớp trước), phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh.

Biên soạn luật chơi, chuẩn bị vật chất, thiết kế sân chơi, bãi tập, tập huấn đội mẫu (nếu cần), chuẩn bị phần thưởng (nếu có) và các công tác chuẩn bị khác.

Đối với học sinh: Nghiên cứu trước nội dung, tự rèn luyện các kĩ năng đã được GV hướng dẫn, chuẩn bị những vật chất do GV qui định.

Tham gia thảo luận đóng góp ý kiến. * Công tác tổ chức:

- Thường củng cố vào cuối tiết học hoặc cuối bài. GV phổ biến ngắn gọn luật chơi, giới thiệu điều kiện sân chơi bãi tập.

- Chọn một số thành viên ban cán sự lớp để hỗ trợ GV. - Sử dụng đội mẫu nếu cần. Tiến hành theo kế hoạch. - Cuối trò chơi GV đánh giá kết quả.

Ví dụ: Bài 3 - Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia ( GDQP – AN, lớp 11)

Để củng cố nội dung trọng tâm của bài “Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ biên giới quốc gia”, Tôi sử dụng phương pháp củng cố bài bằng “Trò chơi ô chữ”. Cách thức tiến hành cụ thể như sau:

* Công tác chuẩn bị: Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của toàn bài và nội dung trọng tâm của bài học, tôi thiết kế bài giảng trên Powerpiont. Phần củng cố bài tôi thiết kế Trò chơi ô chữ với 7 ô hàng ngang, ô chữ đặc biệt có 7 chữ cái (Biên soạn câu hỏi, gợi ý cho mỗi ô hàng ngang . Chuẩn bị khung Trò chơi ô chữ biên soạn trên Word, in thành một số bảng để phát cho học sinh.

* Công tác tổ chức: Tôi chia lớp thành 4 đội, chọn đội trưởng. Chọn lớp trưởng, Bí thư chi đoàn trợ giúp. Phát mẫu ô chữ cho các đội. Phổ biến luật chơi: Mỗi đội được quyền lựa chọn một ô chữ bất kì. GV đọc câu hỏi và gợi ý, trong thời gian 15 giây toàn đội suy nghĩ. Học sinh trả lời bằng giấy hoặc giành quyền trả lời bằng cách giơ tay (có thể sử dùng cờ), mỗi câu trả lời đúng sẽ có một từ khóa in đậm xuất hiện. Các từ khóa xuất hiện không theo thứ tự. Đội trả lời đúng được 10 điểm. Trả lời sai mất quyền ưu tiên cho các đội còn lại. Trả lời xong 7 ô hàng ngang mới được giải ô chữ đặc biệt. Ô chữ đặc biệt có 7 chữ cái (viết hoa không dấu). Phần thưởng có giá trị về tinh thần.

* Tiến hành trò chơi trong 5-7 phút. Kết thúc trò chơi GV tổng kết, nhận xét, qua đó hệ thống lại các nội dung trọng tâm.

Câu hỏi gợi ý cho các ô hàng ngang như sau:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) một số GIẢI PHÁP cơ bản NHẰM GIÚP học SINH TRƯỜNG THPT cửa lò học tập tốt và yêu THÍCH môn học GDQP – AN (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)