Các nhóm trình bày kết quả khảo sát thực địa trước lớp như một buổi thảo luận khoa học, phòng tranh,… GV nên khuyến khích các nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi để nhóm báo cáo phản hồi, làm rõ các nội dung đã trình bày.
GV nhận xét, đánh giá và tổng kết kết quả thực địa.
+ Dạy học trên thực địa có thể tiến hành trong phạm vi của địa phương, GV có thể sử dụng PP này một cách thường xuyên hơn trong quá trình dạy học.
* Một số điểm lưu ý khi sử dụng phương pháp thực địa có hiệu quả thực địa GV đảm bảo những điều kiện sau:
- GV phải thành thạo các nguyên tắc, yêu cầu, kĩ thuật hướng dẫn HS quan sát, khảo sát, điều tra, phỏng vấn.
- GV cần xây dựng kế hoạch thực địa chi tiết, đầy đủ (không gian, thời gian và nội dung nghiên cứu).
- GV cần hiểu rõ nơi sẽ tổ chức thực địa
- Nơi thực địa phải an toàn, không có cảnh báo nguy hiểm. - HS cần có đủ sức khỏe tham gia thực địa
Ví dụ: khi dạy chủ đề Địa lí Công nghiệp (Địa lí 12), Chương trình giáo dục
môn Địa lí cơ bản có yêu cầu cần đạt: Phân tích được tình hình phát triển phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm, một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp GV nên sử dụng PP điều tra bởi vì:
Phương pháp điều tra đáp ứng việc hình thành phát triển thành phần năng lực nhận thức khoa học địa lí (biểu hiện: Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian) và Tìm hiểu địa lí (Sử dụng các công cụ của Địa lí học); đáp ứng yêu cầu cần đạt: Phân tích được tình hình phát triển phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm, một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp tại địa phương.
- Tại địa phương có những ngành nghề gì ,hình thức tổ chức lãnh thổ côngnghiệp gì có thể đưa HS tới điều tra.Tôi sử dụng phương pháp điều tra với các