Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) dạy học bài 6 CÔNG dân với các QUYỀN tự DO cơ bản (TIẾT 2) môn GDCD lớp 12 BẰNG HÌNH THỨC sử DỤNG PHIÊN TOÀ GIẢ ĐỊNH ở TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH (Trang 26 - 40)

3 .Phương pháp nghiên cứu

4. THỰC NGHIỆM

4.3. Nội dung thực nghiệm

* Thiết kế giáo án

Qua nghiên cứu và bằng những kinh nghiệm dạy học tôi lựa chọn tiết 2 thuộc Bài 6 để thiết kế giáo án thực nghiệm và đối chứng là:

Tiết 1: Bài 6. CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN (Tiết 2)

Đối với giáo án thực nghiệm:

Chúng tôi thiết kế giáo án theo hình thức sử dụng phiên tòa giả định HS với việc áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại, phương pháp dạy học tích cực, kích thích năng lực tự học, tự tư duy của HS.

- Đối với giáo án đối chứng: Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu ở hai tiết dạy

học như hai tiết dạy học thực nghiệm. Nhưng đối với tiết học đối chứng lại được lên kế hoạch soạn giáo án theo phương pháp dạy học truyền thống, áp dụng các phương tiện hay phương pháp dạy học hiện đại nhưng không thực hiện hình thức sử dụng phiên tòa giả định cho HS và tiến hành dạy học trên cơ sở giáo án đã thiết kế.

THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM: 12A1 và 12A2 BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN (Tiết 2) I. Mục tiêu:

1. Kiến thức.

- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

- Biết thực hiện các quyền tự do về thân thể và tinh thần của công dân.

- Phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do về thân thể và tinh thần của công dân.

- Có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.

- Phê phán những hành vi vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.

2. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự đọc tài liệu, tìm kiếm thông tin, số liệu về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công

dân. Từ đọc tài liệu, tìm kiếm thông tin, số liệu trên trang Web về các quyền tự do

cơ bản của công dân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ, thảo luận, sử dụng một số phần mềm

tiện ích (Classpoint/ Kahoot/Quizi) để tương tác, chia sẻ, thảo luận, hợp tác với bạn để đóng vai.

- Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động KT-XH: Tìm hiểu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự

và nhân phẩm của công dân, để bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh, thông qua

các video và tình huống từ các thông tin tìm kiếm được trên một số trang Web, Obs,

Studio.

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận thức và điều chỉnh được hành vi của bản

thân thông qua việc tìm kiếm thông tin trên Web, Obs, Studio để tạo Powerpoint,

phê phán những hành vi xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân trong đời sống xã hội.

3. Phẩm chất:

Thông qua việc giảng dạy sẽ góp phần hình thành, phát triển cho HS các phẩm chất như:

- Trung thực: Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về quyền tự do cơ bản của công dân.

- Trách nhiệm: Tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác.

II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

- Thiết bị: Mạng Internet; Laptop/Ipad/Điện thoại; Máy chiếu/ bảng tương tác; Web; một số phần mềm thiết kế câu hỏi, trò chơi như: Classpoint/Kahoot/Quizi; phần mềm tạo video, powerpoint.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1. Khởi động

1.1 Mục tiêu: Giúp HS tạo hứng thú học tập, giao tiếp và hợp tác với các bạn, từ đó làm rõ khái niệm nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

1.2. Nội dung:

- HS được chia làm 4 nhóm

- HS các nhóm tiến hành trò chơi ai nhanh mắt.

1.3. Sản phẩm: Các câu trả lời cho câu hỏi.

* Cách tiến hành:

- GV phổ biến luật chơi (Chiếu trên màn hình luật của trò chơi Classpoint). - GV hướng dẫn HS cách chơi: HS sử dụng điện thoại thông minh vào Classpoint App, sau đó nhập mã pin (chiếu trên màn hình), trên điện thoại của HS xuất hiện các ô chữ cái A,B,C,D. HS đọc câu hỏi (hình ảnh và yêu cầu) và các phương án trên màn hình, bấm trên điện thoại phương án mình cho là đúng. HS trả lời đoán nhanh các bức ảnh sẽ trở thành người thắng cuộc.

Hình ảnh về bạo lực học đường, xâm phạm nhân phẩm danh dự

- HS thực hiện trò chơi.

- HS chia sẻ sau khi chơi: Cảm nhận về trò chơi, phỏng vấn “Người nhanh mắt” bằng cách chiếu lại 1 số hình ảnh và các phương án trả lời trong trò chơi và hỏi vì sao chọn phương án đó.

- GV dựa vào câu trả lời của HS để giới thiệu và dẫn dắt HS kết nối với bài học và thực hiện các hoạt động tiếp theo.

- GV chốt lại: Bạo lực học đường là vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay. Hành vi bạo lực học đường đã xâm phạm tới quyền tự do cơ bản nào của công dân? Hành vi đó bị xử lí như thế nào theo quy định của pháp luật? Mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình và người khác? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung tiết 2 của bài.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:

Tìm hiểu nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Mục tiêu: Giúp học sinh chuẩn bị thực hiện phiên tòa làm rõ quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Nội dung: HS thực hiện phiên tòa giả để làm rõ quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Sản phẩm: Video Tái hiện tình huống (bằng Video mà các em đã chuẩn bị sẵn) với lượng thời gian khoảng 5 phút và thực hiện phiên tòa sau khi tình huống được diễn ra.

Cách tiến hành: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ

-Nhóm 1, 2 thực hiện và giải quyết tình huống.

Nhóm 1: Tái hiện tình huống (bằng Video mà các em đã chuẩn bị sẵn) với lượng thời gian khoảng 5 phút.

Tình huống tái hiện do GV chuần bị tình huống hoặc học sinh lựa chọn, lên kịch bản và GV phê duyệt.

Tình huống: Phan Chí Bằng và Lê Hoàng Đức (15 tuổi), là bạn học cùng trường, khác lớp. Khoảng 9h30, trong lúc ra chơi thì Bằng đùa giỡn và làm rách áo của Đức dẫn đến cãi nhau thì được bạn bè can ngăn. Bằng đi về lớp mình ngồi học thì Đức sang gây sự và dùng ghế nhựa đánh Bằng (Đức đã bị một số bạn trong lớp kích động). Bực tức, Bằng lấy con dao nhọn rượt đuổi đâm một nhát sượt trúng lưng. Đức bỏ chạy, Bằng đuổi theo tiếp tục dùng dao đâm thêm nhát nữa vào vùng ngực làm Đức gục gã xuống hành lang cầu thang. Thấy vậy, mọi người chạy đến can ngăn và đưa Đức đi cấp cứu nhưng nạn nhân tử vong do vết thương quá nặng.

Hình ảnh được cắt ra từ Clip tình huống Nhóm 2: Thực hiện phiên tòa giả định ngay trên lớp.

- Phân công vai diễn (Chủ tọa (Thẩm phán), Luật sư, đại diện Viện Kiểm sát, Công an, bị cáo, người làm chứng, Hội thẩm nhân dân, cha mẹ...) luyện tập ở nhà theo công việc đã được phân công

- Tổ chức diễn: + Bố trí không gian phiên tòa. + Chuẩn bị trang phục.

+ Chuẩn bị nội dung pháp luật cần tuyên truyền.

Một số hình ảnh về phiên tòa giả định ở lớp 12A1, 12A2 - Kiến thức pháp luật cần tuyên truyền, ghi nhớ

- Hiến pháp 2013 quy định

“Điều 19 Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.”

“Điều 20 Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức,

nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nàokhác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc

phạm danh dự, nhân phẩm.”

- Tội giết người được quy định tại Điều 123, năm 2015, cụ thể như sau:

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên; b) Giết người dưới 16 tuổi....;

Giết người dưới 16 tuổi được quy định là tình tiết định khung tăng nặng của Tội giết người, vì hành vi này không những “phá vỡ” hạnh phúc của gia đình, làm “thui chột”, “lụi tàn” một “chủ nhân” là thế hệ tương lai của đất nước mà còn thể hiện bản tính hèn hạ và độc ác của can phạm. Xuất phát từ quan điểm bảo vệ trẻ em là bảo vệ tương lai của đất nước, bảo vệ lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ những người không có khả năng tự vệ nên BLHS đã quy định tình tiết này là tình tiết định khung tăng nặng của tội phạm nói chung và Tội giết người nói riêng.

* Nhóm 3,4:

- Nhận xét việc chuẩn bị và thực hiện hoạt động của nhóm 1 và 2 theo phương châm 3.2.1 (đưa ra 3 lời khen, tìm ra 2 điểm chưa hài lòng và đặt 1 câu hỏi liên quan đến phiên tòa giả định). Lưu ý là hai nhóm không được trùng nhau.

=> GV nhận xét chung và chốt lại nội dung bài học mà học sinh cần ghi nhớ

Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

Thứ nhất:Không ai được xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác.

- Không ai được đánh người; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.

- Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người.

Thứ hai:Không ai được xâm phạm danh dự và nhân phẩm của người khác.

- Không bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó.

=> Pháp luật quy định cụ thể về quyền này nhằm xác định địa vị pháp lý của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội. Đề cao nhân tố con người trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa..

3. Hoạt động Luyện tập: Làm bài tập trắc nghiệm về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.

a) Mục đích: Giúp học nắm vững, hiểu sâu nội dung cơ bản quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống.

b) Nội dung: Học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm do giáo viên đưa ra, làm các câu hỏi này vào vở ghi.

c) Sản phẩm: Học sinh đưa ra đáp án, dựa trên sự hiểu biết của bản thân.

- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập trắc nghiệm cho học sinh, hướng dẫn học sinh làm bài tập.

Câu 1: Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. tự do ngôn luận.

Câu 2: Việc làm nào sau đây xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác?

A. Cha mẹ phê bình con khi mắc lỗi. B. Trêu chọc bạn trong lớp.

C. GV phê bình học sinh trên lớp. D. Trêu đùa người khác trên Facebook.

Câu 3: Hành vi nào sau đây xâm hại đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự?

A. Vu khống người khác.

B.Vào chỗ ở của người khác khi chưa được người đó đồng ý C. Bóc mở thư của người.

D. Tung tin nói xấu người khác trên Facebook.

Câu 4: Quyền nào sau đây thuộc quyền tự do cơ bản của công dân? A. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hôi.

B. Quyền bầu cử ứng cử của công dân. C. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.

Câu 5: Xúc phạm để hạ uy tín người khác là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về

A. về nhân phẩm, danh dự của công dân C. Tinh thần của công dân. B. tính mạng và sức khỏe của công dân. D. Thể chất của công dân. - Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh tiến hành làm bài tập trắc nghiệm - Báo cáo, thảo luận: GV có thể gọi mỗi HS trả lời một câu, hoặc nhiều học sinh cùng lên trình bày kết quả để có cơ sở so sánh và đối chiếu cũng như đánh giá mức độ nhận thức chung của các học sinh với bài học.

- Kết luận, nhận định: GV đưa ra các kết quả chính xác nhất, nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học

Vận dụng kiến thức về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.

a) Mục đích: Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để biết giải quyết một tình huống cụ thể, từ đó có cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn

b) Nội dung: Học sinh chủ động giải quyết tình huống theo kiến thức và hiểu biết của bản thân. Khuyến khích đề xuất các cách giải quyết hợp lý đúng pháp luật

c) Sản phẩm: Học sinh viết thành môt bài viết hoàn chỉnh trình bày cách giải quyết của mình đối với tình huống đó

d) Cách thức tiến hành:

Giáo viên giao nhiệm vụ học sinh làm bài tập sau:

- GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS cách tìm văn bản pháp luật trên mạng Internet, Ví dụ: HS sưu tầm một số ví dụ về Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân trên chương trình “Tòa tuyên án” VTV6: “Lời cảnh tỉnh cho những thanh niên chưa có bằng lái vẫn ngang nhiên tham gia giao thông”...

THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐỐI CHỨNG : 12A3 VÀ 12A4

BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN ( Tiết 2) I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

- Biết thực hiện các quyền tự do về thân thể và tinh thần của công dân.

- Phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do về thân thể và tinh thần của công dân.

- Có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.

- Phê phán những hành vi vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.

2. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự đọc tài liệu, tìm kiếm thông tin, số liệu về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công

dân. Từ đọc tài liệu, tìm kiếm thông tin, số liệu trên trang Web về các quyền tự do

cơ bản của công dân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ, thảo luận, sử dụng một số phần mềm

(Classpoint/ Kahoot/Quizi) để tương tác, chia sẻ, thảo luận, hợp tác với bạn để

- Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động KT-XH: Tìm hiểu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe,

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) dạy học bài 6 CÔNG dân với các QUYỀN tự DO cơ bản (TIẾT 2) môn GDCD lớp 12 BẰNG HÌNH THỨC sử DỤNG PHIÊN TOÀ GIẢ ĐỊNH ở TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH (Trang 26 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)