3 .Phương pháp nghiên cứu
5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
5.1. Giáo viên cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của nhà trường, lớp học trước khi thực hiện hình thực tế của nhà trường, lớp học trước khi thực hiện
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết kiến thức kĩ năng thực hiện pháp luật cho học sinh trường DTNT đạt kết quả cao nhất thì chúng ta cần đưa ra các biện pháp phù hợp với điều kiện của học sinh, nhà trường và đặc điểm riêng của từng lớp, giáo viên khi thực hiện cần có kế hoạch mục tiêu đầy đủ, cụ thể chi tiết. Ví dụ, việc trang trí lớp học cũng phải thực hiện theo kế hoạch, trang trí như thế nào để vừa có những nét chung của cả trường và vừa có những nét đặc thù riêng của lớp học, phù hợp với nội dung của bài học, trang phục khi thể hiện …Trong từng tình huống của bài học chương trình hoạt động, các kế hoạch lại được xây dựng chi tiết tỉ mỉ hơn nữa như thành phần tham dự, khách mời, nội dung kịch bản, đạo cụ, vai diễn được phân công một cách cụ thể.
5.2. Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học luôn lấy học sinh làm trung tâm
Học sinh luôn là trung tâm trong các hoạt động khi giáo viên tổ chức thực hiện nội dung bài học giúp các em luôn trong trại thái hứng khởi nâng cao ý thức yêu môn học và luôn có tâm lý chờ đợi đến tiết học để được thể hiện sự hiểu biết của mình về pháp luật. Vì vậy, khi thiết kế các nội dung hoạt động giáo viên cần lấy học sinh làm chủ thể, làm mục tiêu chính của hoạt động. Giáo viên chỉ là người điều khiển hỗ trợ cho học sinh trong quá trình tổ chức, học sinh hoạt động tích cực sáng tạo, từ đó hình thành cho các em kĩ năng tự tin, biết cách học, biết cách làm, biết cách giao tiếp xã hội, linh hoạt trong suy nghĩ, và thông qua phiên tòa giả định sẽ giúp các em cô đọng về lý thuyết và có được cái nhìn trực quan hơn về pháp
luật. Học sinh sẽ biết cách vận dụng pháp luật vào đời sống hàng ngày để tránh
được những vi vi phạm pháp luật.
5.3. Các biện pháp giáo viên sử dụng phải luôn hướng vào thay đổi hành vi học sinh theo hướng tích cực.
Qua dự phiên tòa giả định cho thấy mặc dù các tiết học khô khan, mang đầy tính triết lý giáo dục nhưng các em luôn hứng thú và chờ đợi tới giờ học để bản thân được thể hiện các vai diễn của mình một cách háo hức và rất nhập tâm. Chỉ đến khi phần xét hỏi kết thúc, vị đại diện Viện kiểm sát kết luận về hành vi phạm tội của các bị cáo và đề nghị mức phạt tù đối với từng bị cáo và khi Tòa án tuyên án thì các em mới trở lại trạng thái của một lớp học nhưng một số em vẫn đứng dậy, bàn tán xôn xao thương hai bị cáo tuổi đời còn trẻ, chỉ do bồng bột, không làm chủ được bản thân, nhẫn nhịn một chút bồn bột đã, dẫn đến con đường phạm tội. Điều đó cho thấy việc thay đổi hình thức dạy học biết lựa chọn các biện pháp phù hợp với nội dung bài học không chỉ giúp các em nắm vững kiến thức mà cho các em khắc sâu vận dụng nó vào cuộc sống để biết bảo vệ mình trong những tình huống khó cũng như biết nhẫn nhịn khi cần thiết, để tránh có những hành vi phạm đáng tiếc xảy ra.
Muốn quá trình thực hiện những biện pháp đem lại kết quả cao đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, khéo léo và linh hoạt, tập trung vào những nội dung tốt, biết
lựa chọn các tình huống phù hợp hướng các em biết vận dụng và nhập tâm vào vai diễn của mình. Thông qua các tình huống các em sẽ thực hiện một phiên tòa giả định chỉnh chu, từng học sinh sẽ lần lượt được ứng tuyển để “nhập vai” tại phiên tòa. Điều đó giúp các em rèn luyện các kỹ năng như: giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, tổ chức công việc, giải quyết mâu thuẫn,...đó chính là hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật một cách hiệu quả nhất.
5.4. Giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong nhà trường để tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh đạt hiệu quả cao tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh đạt hiệu quả cao
Để thực hiện thành công tiết dạy giúp học sinh hiểu rõ hơn về pháp luật, xây dựng mô hình tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhà trường và ngoài xã hội, không chỉ có vai trò của giáo viên giảng dạy mà phải có sự phối hợp của toàn thể tổ chức, cán bộ nhân viên trong nhà trường. Cấp quản lý đóng vai trò là người chỉ đạo, lên kế hoạch, hướng dẫn thực hiện phong trào, đưa phiên tòa giả đinh trở thành hoạt động thường xuyên. Các tổ chức Đoàn và Công Đoàn làm nhiệm vụ tổ
chức thành các chuyên đềvề phiên tòa giả định” Tuyên truyền pháp luật cho học
sinh toàn trường như: Phòng chống hành vi sai phạm về pháo; Phòng chống bạo lực học đường; Xâm hại sức khỏe vị thành niên; Vi phạm quy định về Luật an toàn giao thông; Phòng chống tệ nạn ma túy...là một trong những hình thức tuyên truyền pháp luật hiệu quả, tạo ấn tượng mạnh mẽ cho các đoàn viên thanh niên tham dự chương trình bởi tình huống thực tế, sát hợp với đời sống của giới trẻ.
5.5. Giáo viên luôn phải thấu hiểu học sinh để tạo nên tiết lớp học sinh động, và hứng thú. và hứng thú.
Tiếp thu một tiết học pháp luật giúp HS hiểu rõ vấn đề, nắm bắt nội dung bài học là điều không hề khó khăn đối với một người GV, nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất, học sinh khắc sâu và vận dụng kiến thức tốt trong cuộc sống hàng ngày đòi hỏi người GV phải yêu nghề, thật sự nhiệt huyết với bài dạy và học trò của minh. Vì vậy người giáo viên luôn phải lắng nghe, thấu hiểu nắm bắt những tâm tư tình cảm nguyện vọng, mong muốn, quan tâm tới các em là điều rất cần thiết, từ đó giáo viên mới có thể tạo nên một tiết học sinh động, sôi nổi, lôi cuốn để lại dấu ấn sâu sắc giúp học sinh khắc sâu kiến thức thông qua các bài dạy của mình.