3 .Phương pháp nghiên cứu
4 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của đề tài nghiên cứu
4.5. Kết quả đạt được của đề tài
+ Thông qua nội dung dạy học Bài 6 đặc biệt là tiết 2, tôi đã làm sáng tỏ những kiến thức pháp luật liên quan đến những vấn đề mang tính thời sự như: bạo lực học đường, xúc phạm nhân phẩm danh dự trên các phương tiện thông tin đại chúng, hiếp dâm...cần giáo dục cho học sinh.
+ Học sinh được tiếp cận bài giảng theo ý tưởng của đề tài sẽ hiểu bài một cách sâu sắc, có hệ thống có tư duy và có liên hệ thực tiễn phong phú. Điều đó được thể hiện:
Trực tiếp theo dõi phiên tòa giả định từ đầu đến khi kết thúc, em Vi Anh Tuấn lớp 12A4 chia sẻ: “Trước đây em không nghĩ việc thực hiện một hành vi phạm tội lại chỉ xuất phát từ sự hận thù lớn chứ không phải hành vi bột phát như vậy, qua phiên tòa em đã có thêm nhiều hiểu biết về pháp luật, tôi sẽ về phổ biến lại với các thành viên trong gia đình và bạn bè để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra cho bản thân”. Còn em Lương Thị Dịu lớp 12A2 cho biết: “Trước đây em chỉ biết được diễn biến phiên tòa qua chương trình truyền hình “Tòa tuyên án” nhưng hôm nay mới tận mắt thấy được một phiên tòa diễn biến ngoài thực tế, do chính mình được đóng vai càng thấy được sự uy nghiêm trong phiên tòa, càng thấy rõ được tính răn đe và thông điệp tuyên truyền về pháp luật đối với mọi người, hi vọng sẽ có nhiều phiên tòa giả định như thế này hơn nữa”.
Em Lương Thị Dịu lớp 12A2 chia sẻ về phiên tòa giả định
Những phiên tòa giả định mang tính trực quan như trên không chỉ phản ánh những hành vi phạm tội, các quy định pháp luật nghiêm cấm và mức án được áp dụng, mà còn giúp các em học sinh hứng thú với bài học môn học bên cạnh đó giúp các em hiểu rõ hơn hoạt động của những người cầm cân nẩy mực, các em biết được ranh giới giữa cái đúng và cái sai, tính nghiêm minh của pháp luật và tính “Hướng thiện” trong chính sách hình sự của nước ta đối với những người đã phạm tội thông qua mức án được tuyên xử.
+Thành công của đề tài còn nằm ở ý tưởng tìm tòi, mang tính tư duy sáng tạo cao, không bị rập khuôn theo bất cứ mô hình bài giảng nào điều nay thể hiện:
Quá trình diễn ra phiên tòa giả định, các tình tiết trong vụ án đã thực sự lôi cuốn đối với các em học sinh, và mọi người tham dự. Các “vai diễn”, nhất là vai “bị cáo” được lựa chọn đảm bảo phù hợp với tâm lý, sự hiểu biết pháp luật của đoàn viên thanh niên tham dự tại phiên tòa. Bên cạnh đó, phát biểu luận tội của đại diện Viện kiểm sát, các ý kiến của Hội đồng xét xử đã giúp các em học sinh cùng những người tham dự phiên tòa nhận thức rõ, hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm
tới tính mạng sức khỏe là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội rất cao, đòi hỏi phải bị
trừng trị nghiêm khắc, xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân được pháp luật
bảo vệ, Trong số các quyền nhân thân, quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo
vệ tính mạng, sức khỏe của con người là quyền tự nhiên, thiêng liêng và cao quý nhất, không một quyền nào có thể so sánh được. Bởi lẽ, con người vừa là mục tiêu,
vừa là động lực của sự phát triển của xã hội. Chính vì những lý do trên mà mục
tiêu bảo vệ quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người luôn được đặt lên hàng đầu đối với mọi dân tộc, quốc gia, thời kỳ và mọi chế độ. Bất cứ ai xâm phạm quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người đều phải bị trừng trị nghiêm khắc. Tất cả những điều đó đã được các em thể hiện một cách hứng thú và sinh động trong phiên tòa.
Hình ảnh về tiết học trong phiên tòa giả định tại lớp 12A1 và 12A3
+ Bài giảng được tiến hành theo phương pháp dạy học mới đã rèn luyện cho học sinh được rất nhiều kỹ năng đặc biệt là kỹ năng tư duy và kỹ năng thực hành.
Để dựng lên những phiên tòa thu nhỏ ngay trong lớp học, ngoài kiến thức sách vở, các em còn phải tìm hiểu thêm kiến thức về việc xây dựng một phiên tòa, các thành phần của phiên tòa, tiến trình thực hiện một phiên tòa dựa trên hình thức của “Tòa tuyên án”. Nội dung phiên tòa tái hiện lại những câu chuyện có thật trong đời sống với các tình huống về tội giết người, tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác, tội trộm cắp tài sản. “Điều sáng tạo ở đây chính là những tình tiết trong phiên tòa được các em xây dựng. Dưới góc nhìn học sinh còn có sự duyên dáng, hài hước nhưng không kém những thông điệp, triết lý nhân văn. Bên cạnh đó còn là các đạo cụ phiên tòa như mái tóc chủ tọa được làm từ giấy…”, cô Hương chia sẻ.
Với hình thức này, cho thấy các phiên tòa giả định luôn lôi cuốn học sinh, đến mức khi chủ tọa nói tòa tuyên án thì đồng loạt cả lớp đều đứng dậy. “Tình tiết,
tranh biện… gay cấn như dự một phiên tòa thực sự”, Bàng Đức Hoàng (thành viên lớp12A2) tâm sự
Xây dựng bài học GDCD bằng phiên tòa giả định là phương pháp học tập làm chúng em luôn thích thú và mong chờ, bằng cách này kiến thức về đời sống pháp luật sẽ gần gũi, thực tế với chúng em hơn. “Ngoài độ sâu về kiến thức thì những tình tiết, sự việc được tái hiện chính là hành trang sống để chúng em bước vào đời một cách có hiểu biết và thượng tôn pháp luật”, em Bùi Thị Ngọc Bích (thành viên lớp 12A1) đã chia sẻ.
+ Học sinh hiểu bài, cảm thụ nội dung kiến thức theo chiều sâu, càng hứng thú, say mê với giờ học GDCD.
Chia sẻ của em Lương Minh Quân ( thành viên lớp 12A1 )
Dù là phiên tòa giả định nhưng quy trình, diễn biến phiên tòa được diễn ra
theo đúng trình tự thủ tục trong tố tụng hình sự, cũng như các điều luật được áp dụng trong tình huống. Từ Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân, Viện kiểm sát, Thư ký phiên tòa đến bị cáo, người bị hại…đều được chúng em tranh nhau nhận vai diễn môt cách nhiệt tình em Lương Minh Quân (lớp 12A1) chia sẻ.
Em Lô Thị Mận lớp 12A1 đã tâm sự, thông qua phiên tòa giả định đã tạo được dấu ấn trong nhà trường được chúng em cũng như dư luận quan tâm, đánh giá cao. Qua đó góp phần nâng cao ý thức và hình thành chuẩn mực ứng xử của học sinh nội trú đúng với quy định của pháp luật, tiến đến xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện.