Tình hình sinh sản của đàn lợn nái

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị một số bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại fauerholm i s, ringvej 47, 4750 lundby, denmark (Trang 44 - 46)

Quý Số nái đẻ (con) Đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Đẻ can thiệp (con) Tỷ lệ (%) III - 2019 157 153 97,45 4 2,55 IV - 2019 158 151 95,57 7 4,43 I - 2020 160 155 96,69 5 3,32 II - 2020 169 165 97,63 4 2,37 III - 2020 166 159 95,58 7 4,42 Đến tháng 11 - 2020 63 58 95,08 5 4,92

Qua bảng 4.2. cho thấy: Trong 17 tháng thực tập, do trang trại chỉ có 1 công nhân và 1 thực tập sinh nên hằng ngày em sẽ trực tiếp tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng lợn trong trang trại. Em đã trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc, hỗ trợ 873 lần lợn nái đẻ, trong đó có 841 lần chăm sóc lợn mẹ đẻ thường và 32 lần can thiệp những ca đẻ khó.

Lợn nái đẻ thường chiếm tỷ lệ cao trên 96,33% những lợn nái này là lợn có sức khỏe và khả năng đẻ tốt, đã đẻ lứa thứ 2 - 3.

Tỷ lệ lợn nái đẻ phải can thiệp là 3,67%. Nguyên nhân là do những con đẻ lứa đầu, số lợn con ít nên thai to và những con nái già, bệnh, yếu kém xuất hiện hiện tượng đẻ khó.

Hỗ trợ nái đẻ khó bằng cách tiêm oxytoxin, nếu sau khi tiêm Oxytoxin sau 30 phút không có biểu hiện thì sẽ can thiệp bằng tay.

4.2.2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con theo mẹ tại trại

* Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn con theo mẹ

- Chuẩn bị khu vực úm cho lợn con, rắc bột khô và chuẩn bị đèn úm. - Sau khi sinh 6 - 8 tiếng ra, lợn con được tiến hành cắt dây rốn, cắt đuôi, tiêm Zuprevo để phòng và trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên lợn con.

- Đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho lợn. Chuồng nuôi trong giai đoạn sơ sinh cần có 2 kiểu khí hậu chuồng nuôi riêng biệt: nhiệt độ mát (15,5oC - 18,3oC) cho lợn mẹ và nhiệt độ ấm, nóng (24,4 oC - 35oC trong ngày đầu và giảm xuống 21,1oC - 26,6oC) cho lợn con. Để đạt được yêu cầu này, trại duy trì nhiệt độ chuồng nuôi khoảng 18,3oC - 21,1oC; và có khu vực úm để làm ấm cho lợn con. Thường xuyên theo dõi phản ứng của nái mẹ và lợn con để kịp thời điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp.

- Cho bú theo ca trong tình trạng số lợn con trong cùng một ổ nái đẻ quá nhiều, thực hiện trong 12 giờ đầu sau khi sinh. Tách những con lợn con lớn

trội trong bầy ra khỏi nái mẹ 1 - 2 giờ vào buổi sáng và 1 - 2 giờ vào buổi trưa để nhóm lợn con yếu ở lại với nái mẹ.

- Sau khi đẻ 4 - 6 giờ, có thể tiến hành ghép bầy nếu cần thiết, để đảm bảo tính đồng đều của lợn trong ổ và khả năng của nái mẹ (thể trạng, số vú có khả năng cho sữa).

- Lợn con từ 3 ngày tuổi tiến hành thiến cho lợn đực và bấm tai.

- Từ 4 ngày tuổi tiến hành tiêm Baycox và tập ăn cho lợn con bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, cho 3 lần/ngày (sáng, trưa, chiều) với khẩu phần ăn tăng dần.

- Hằng ngày phải đi kiểm tra từng ô chuồng để kịp thời phát hiện bệnh và tiêm thuốc, tách đàn hoặc loại bỏ nhưng con gầy yếu, không đạt yêu cầu.

- Các loại thuốc thường dùng cho lợn con là:

+ Streptocillin dùng cho các bệnh về cơ - xương, hội chứng tiêu chảy, hội chứng hô hấp.

+ Melovem dùng giảm đau, hồi sức.

+ Promicador dùng gây tê (thường dùng lúc thiến lợn) …

- Đánh dấu bằng sơn chuyên dụng và ghi lại thông tin sau khi điều trị cho lợn để tiện theo dõi và kiểm tra.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị một số bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại fauerholm i s, ringvej 47, 4750 lundby, denmark (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)