Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển. Các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên, vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này.
Andrew Gresham (2003) [32], điều tra tình hình mắc bệnh sinh sản tại Vương Quốc Anh thì bệnh sinh sản ở lợn có một căn nguyên không nhiễm trùng và thường liên quan đến yếu tố managemental, dinh dưỡng hay môi trường. Tuy nhiên, bệnh enzootic và bệnh dịch sinh sản truyền nhiễm kéo dài có thể gây thiệt hại đáng kể. Bệnh truyền nhiễm sinh sản ở Anh thương là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virus và đôi khi nấm và động vật nguyên sinh cư trú trong đàn gia súc. Thỉnh thoảng, bệnh sinh sản xảy ra do nhiễm các mầm bệnh như hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp, parvovirus, leptospires (đặc biệt là leptospira interrogans serovar bratislava).
Theo Bidwell và Williamson (2005) [33], đã có những nghiên cứu về tình hình mắc bệnh sinh sản của lợn nái do virus, vi khuẩn... gây ra. Các ông cũng đưa ra các biện pháp nhằm phát hiện và giảm khả năng mắc bệnh PRRS trên lợn nái sinh sản bằng cách điều tra nguyên nhân gây nhiễm trùng của bệnh, quan sát các triệu chứng và lập hồ sơ điều trị bệnh.
Kết hợp của các xét nghiệm chẩn đoán thích hợp là cần thiết. Gửi tất cả các mẫu lấy từ lợn con bị hủy bỏ, chết non và nhau thai đến phòng thí nghiệm hoặc gửi ít nhất một lít huyết thanh từ các con tiêu hủy.
Các phân tích từ phòng thí nghiệm là rất cần thiết để có biện pháp hạn chế sự bùng phát của dịch.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng
Đàn lợn nái và đàn lợn con nuôi tại cơ sở.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: tại trang trại Fauerholm I/S tại Ringvej 47, 4750 Lundby, Denmark.
- Thời gian: từ ngày 07/06/2019 đến ngày 05/11/2020.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại.
- Thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái, lợn
con tại trại.
- Thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nái, lợn con tại trại.
- Tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh ở lợn nái và lợn con nuôi tại trại.
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi
- Cơ cấu đàn lợn nái của cơ sở.
- Thực hiện một số biện pháp vệ sinh phòng bệnh.
- Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn nái, lợn con tại trại.
- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái, lợn con tại trại.
3.4.2. Phương pháp thực hiện
3.4.2.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại Fauerholm I/S tại Ringvej 47, 4750 Lundby, Denmark
Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại cơ sở em tiến hành thu thập thông tin từ cơ sở, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại cơ sở của bản thân.
3.4.2.2. Quy trình vệ sinh chuồng trại
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Để thực hiện được công tác phòng bệnh tại trang trại, em đã tích cực tham gia công tác vệ sinh theo hướng dẫn của kỹ thuật trại.
3.4.2.3. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái, lợn con tại trại
Trong quá trình thực tập tại trang trại, em đã tham gia chăm sóc nái đẻ, nái nuôi con và đàn lợn con. Em trực tiếp vệ sinh, chăm sóc, theo dõi trên đàn lợn. Quy trình chăm sóc lợn nái đẻ, nái nuôi con, lợn con theo mẹ được áp dụng theo đúng quy trình tại cơ sở.
3.4.2.5.Quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và đàn lợn con
Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao thì việc phát hiện kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em và công nhân cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Số liệu được ghi chép cụ thể và tiến hành điều trị cho lợn bệnh.
Quy trình chẩn đoán trên đàn lợn được thực hiện như sau:
* Kiểm tra tình trạng ăn uống bằng cách trực tiếp quan sát, theo dõi con vật hàng ngày
- Trạng thái bình thường: con vật ăn uống bình thường, vận động nhanh nhẹn. - Trạng thái bệnh lý: ăn uống giảm hoặc bỏ ăn.
* Kiểm tra thân nhiệt:
+ Trạng thái bình thường: toàn thân lợn nái có màu bình thường, không đỏ, dùng mu bàn tay sờ không nóng.
+ Trạng thái bệnh lý: toàn thân đỏ ửng, dùng mu bàn tay sờ thấy nóng ran. - Đo thân nhiệt qua trực tràng bằng nhiệt kế điện tử.
+ Dùng bông tẩm cồn lau nhiệt kế trước và sau khi sử dụng.
+ Cho từ từ nhiệt kế vào trực tràng theo hướng hơi xiên xuống dưới để tránh niêm mạc bị tổn thương.
+ Để nhiệt kế ở trực tràng đến khi có tiếng báo hoàn thành, lấy ra xem nhiệt độ. + Trạng thái bình thường: thân nhiệt bình thường, ổn định ở 38 - 39oC. + Trạng thái bệnh lý: hơi sốt hoặc sốt cao 39,1 - 41oC.
* Kiểm tra khả năng vận động
- Hằng ngày kiểm tra khả năng vận động của lợn nái.
- Trạng thái bình thường: vận động bình thường, đứng lên nằm xuống dễ dàng. - Trạng thái bệnh lý: nằm lỳ liên tục, khi đứng lên khó hoặc đứng run rẩy, bật móng, sưng khớp...
* Quan sát bên ngoài cơ quan sinh dục
- Trạng thái bình thường: màu sắc âm hộ bình thường, không sưng, không sung huyết hay thủy thũng.
- Trạng thái bệnh lý: âm hộ sưng, sung huyết, thủy thũng, có dịch viêm chảy ra từ âm hộ, gốc đuôi có dính nhiều dịch viêm.
Trên cơ sở biểu hiện lâm sàng khác thường của lợn nái, cán bộ kỹ thuật tiến hành ghi số tai hoặc đánh dấu từng con bằng cách phun sơn màu đỏ, sau đó tiến hành chẩn đoán lâm sàng, ghi rõ tuổi, thân nhiệt, triệu chứng lâm sàng... từ đó có các biện pháp điều trị cho lợn nái bị bệnh.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Tỷ lệ lợn mắc bệnh:
Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = ∑ số lợn mắc bệnh (con) x 100 ∑ số lợn theo dõi (con)
- Tỷ lệ lợn khỏi bệnh:
- Các số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Micorosoft. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh (%) = ∑ số con mắc bệnh (con) x 100
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại Fauerholm I/S - Ringvej 47, 4750 Lundby, Denmark Lundby, Denmark
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trang trại, thông qua hệ thống sổ sách, em đã thống kê được số lượng lợn trong 3 năm gần đây như sau:
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại cơ sở trong 3 năm gần đây
STT Loại lợn Số lượng (con)
2018 2019 11/2020 1 Lợn đực giống 4 5 4 2 Lợn nái hậu bị 72 75 87 3 Lợn nái sinh sản 386 395 411 4 Lợn con 11.435 12.058 12.481 Tổng 11.898 12.532 12.983
(Nguồn: chủ trang trại)
Qua bảng 4.1 cho thấy: Số lượng lợn tăng qua các năm thể hiện quy mô chăn nuôi lợn của trại có xu hướng phát triển theo hướng ổn định. Số lượng lợn nái sinh sản và lợn hậu bị tăng lên.
Trại đặc biệt chú trọng đến lợn nái hậu bị để thay thế cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn như: Nái già đẻ quá nhiều lứa, nái sảy thai nhiều lần, nái bị bệnh.… Hàng tháng, có loại thải những con nái sinh sản kém, không đủ tiêu chuẩn. Từng lợn nái được theo dõi tỉ mỉ, các số liệu liên quan của từng nái như số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến, thức ăn theo tuần chửa được lưu trên phần mềm quản lí của trang trại và ghi trên thẻ gắn trên mỗi ô tại chuồng nuôi. Những con nái không đạt tiêu chuẩn sẽ được tiến hành loại thải.
Số lợn đực giống không thay đổi nhiều vì lợn đực giống không dùng để lấy tinh, chỉ dùng để kích thích và phát hiện lợn nái động dục. Trang trại chỉ
4.2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn tại trại Fauerholm I/S - Ringvej47, 4750 Lundby, Denmark Fauerholm I/S - Ringvej47, 4750 Lundby, Denmark
4.2.1. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái tại trại
Chăm sóc, nuôi dưỡng là một trong những quy trình không thể thiếu của bất kỳ trại chăn nuôi nào. Trong quá trình thực tập tại trại, em đã trực tiếp vệ sinh, chăm sóc, theo dõi trên đàn lợn. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn được áp dụng theo đúng quy trình như sau:
* Quy trình chăm sóc nái chửa
- Đối với lợn nái chờ siêu âm, sau khi phối đến tuần thứ 4
Hàng ngày vào kiểm tra lợn nái ở chuồng bầu để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân, cho lợn ăn.
Đối với nái giai đoạn này cho ăn với tiêu chuẩn 1,8 - 2,3 kg/con/ngày tùy thể trạng, cho ăn 2 lần trong ngày. Hằng ngày cho lợn ăn thêm rơm khô để kích thích tiêu hóa, cung cấp chất xơ và kích thích lợn hoạt động, tránh nằm ì cả ngày.
Đến tuần thứ 3 sau khi phối sẽ tiến hành siêu âm, những lợn nái đã thụ thai sẽ được chuyển sang chuồng bầu, những lợn nái không thụ thai sẽ ở lại chuồng phối chờ lần phối tiếp theo, những lợn nái không thụ thai 3 lần trở lên sẽ bị loại thải.
- Đối với lợn nái chửa
Đối với nái chửa từ 31 đến 105 ngày cho ăn với tiêu chuẩn 2,5 - 3,5 kg/con/ngày tùy thể trạng.
Trong quá trình này lợn nái chửa được nuôi tập trung và được theo dõi kiểm soát lượng thức ăn hằng ngày bằng con chip điện tử, định kỳ cho lợn ăn thêm rơm khô để kích thích tiêu hóa, cung cấp chất xơ, kích thích lợn hoạt động và giảm tình trạng cắn nhau. Đồng thời phải chú ý, quan sát, theo dõi bệnh tật, sảy thai, … để kịp thời xử lý.
* Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con)
Chuyển nái qua chuồng đẻ trong khoảng 5 - 10 ngày trước đẻ. Trước khi chuyển lợn nái sang chuồng đẻ cần đảm bảo một số điều kiện sau:
- Vệ sinh sát trùng chuồng đẻ sạch sẽ, khô ráo trước khi chuyển lợn nái chửa vào.
- Vệ sinh sạch sẽ cho lợn nái.
- Kiểm tra hệ thống vòi nước tự động, đảm bảo cung cấp đủ nước cho lợn. - Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng từ 25 - 28ºC là thích hợp nhất.
- Thức ăn lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn 3 - 4 kg/ngày, chia làm 2 bữa.
- Lợn nái trước ngày đẻ dự kiến 4 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống còn 2 - 3 kg/ngày, chia làm 2 bữa.
- Hằng ngày cho lợn ăn thêm rơm khô.
- Chuẩn bị dụng cụ trước khi hộ sinh lợn mẹ: bao tay, gel bôi trơn, máy cắt đuôi, sổ ghi chép, thuốc oxytoxin, bóng úm, …
- Khi lợn nái đẻ được 4 ngày tăng dần lượng thức ăn mỗi ngày từ 0,5 – 1 kg/con/ngày. Đối với lợn nái gầy và nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 1,5 – 2 kg/con/ngày.
Bảng 4.2. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái
Quý Số nái đẻ (con) Đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Đẻ can thiệp (con) Tỷ lệ (%) III - 2019 157 153 97,45 4 2,55 IV - 2019 158 151 95,57 7 4,43 I - 2020 160 155 96,69 5 3,32 II - 2020 169 165 97,63 4 2,37 III - 2020 166 159 95,58 7 4,42 Đến tháng 11 - 2020 63 58 95,08 5 4,92
Qua bảng 4.2. cho thấy: Trong 17 tháng thực tập, do trang trại chỉ có 1 công nhân và 1 thực tập sinh nên hằng ngày em sẽ trực tiếp tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng lợn trong trang trại. Em đã trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc, hỗ trợ 873 lần lợn nái đẻ, trong đó có 841 lần chăm sóc lợn mẹ đẻ thường và 32 lần can thiệp những ca đẻ khó.
Lợn nái đẻ thường chiếm tỷ lệ cao trên 96,33% những lợn nái này là lợn có sức khỏe và khả năng đẻ tốt, đã đẻ lứa thứ 2 - 3.
Tỷ lệ lợn nái đẻ phải can thiệp là 3,67%. Nguyên nhân là do những con đẻ lứa đầu, số lợn con ít nên thai to và những con nái già, bệnh, yếu kém xuất hiện hiện tượng đẻ khó.
Hỗ trợ nái đẻ khó bằng cách tiêm oxytoxin, nếu sau khi tiêm Oxytoxin sau 30 phút không có biểu hiện thì sẽ can thiệp bằng tay.
4.2.2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con theo mẹ tại trại
* Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn con theo mẹ
- Chuẩn bị khu vực úm cho lợn con, rắc bột khô và chuẩn bị đèn úm. - Sau khi sinh 6 - 8 tiếng ra, lợn con được tiến hành cắt dây rốn, cắt đuôi, tiêm Zuprevo để phòng và trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên lợn con.
- Đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho lợn. Chuồng nuôi trong giai đoạn sơ sinh cần có 2 kiểu khí hậu chuồng nuôi riêng biệt: nhiệt độ mát (15,5oC - 18,3oC) cho lợn mẹ và nhiệt độ ấm, nóng (24,4 oC - 35oC trong ngày đầu và giảm xuống 21,1oC - 26,6oC) cho lợn con. Để đạt được yêu cầu này, trại duy trì nhiệt độ chuồng nuôi khoảng 18,3oC - 21,1oC; và có khu vực úm để làm ấm cho lợn con. Thường xuyên theo dõi phản ứng của nái mẹ và lợn con để kịp thời điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp.
- Cho bú theo ca trong tình trạng số lợn con trong cùng một ổ nái đẻ quá nhiều, thực hiện trong 12 giờ đầu sau khi sinh. Tách những con lợn con lớn
trội trong bầy ra khỏi nái mẹ 1 - 2 giờ vào buổi sáng và 1 - 2 giờ vào buổi trưa để nhóm lợn con yếu ở lại với nái mẹ.
- Sau khi đẻ 4 - 6 giờ, có thể tiến hành ghép bầy nếu cần thiết, để đảm bảo tính đồng đều của lợn trong ổ và khả năng của nái mẹ (thể trạng, số vú có khả năng cho sữa).
- Lợn con từ 3 ngày tuổi tiến hành thiến cho lợn đực và bấm tai.
- Từ 4 ngày tuổi tiến hành tiêm Baycox và tập ăn cho lợn con bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, cho 3 lần/ngày (sáng, trưa, chiều) với khẩu phần ăn tăng dần.
- Hằng ngày phải đi kiểm tra từng ô chuồng để kịp thời phát hiện bệnh và tiêm thuốc, tách đàn hoặc loại bỏ nhưng con gầy yếu, không đạt yêu cầu.
- Các loại thuốc thường dùng cho lợn con là:
+ Streptocillin dùng cho các bệnh về cơ - xương, hội chứng tiêu chảy, hội chứng hô hấp.
+ Melovem dùng giảm đau, hồi sức.
+ Promicador dùng gây tê (thường dùng lúc thiến lợn) …
- Đánh dấu bằng sơn chuyên dụng và ghi lại thông tin sau khi điều trị cho lợn để tiện theo dõi và kiểm tra.
Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu của đàn lợn con
Quý TB số lợn con được sinh ra (con/lứa/nái) TB số lợn con cai sữa (con/nái/lứa) Tỷ lệ chết trong thời gian theo mẹ (%) Cân nặng TB thời điểm cai
sữa (kg)