3.4.2.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại Fauerholm I/S tại Ringvej 47, 4750 Lundby, Denmark
Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại cơ sở em tiến hành thu thập thông tin từ cơ sở, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại cơ sở của bản thân.
3.4.2.2. Quy trình vệ sinh chuồng trại
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Để thực hiện được công tác phòng bệnh tại trang trại, em đã tích cực tham gia công tác vệ sinh theo hướng dẫn của kỹ thuật trại.
3.4.2.3. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái, lợn con tại trại
Trong quá trình thực tập tại trang trại, em đã tham gia chăm sóc nái đẻ, nái nuôi con và đàn lợn con. Em trực tiếp vệ sinh, chăm sóc, theo dõi trên đàn lợn. Quy trình chăm sóc lợn nái đẻ, nái nuôi con, lợn con theo mẹ được áp dụng theo đúng quy trình tại cơ sở.
3.4.2.5.Quy trình chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và đàn lợn con
Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao thì việc phát hiện kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em và công nhân cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Số liệu được ghi chép cụ thể và tiến hành điều trị cho lợn bệnh.
Quy trình chẩn đoán trên đàn lợn được thực hiện như sau:
* Kiểm tra tình trạng ăn uống bằng cách trực tiếp quan sát, theo dõi con vật hàng ngày
- Trạng thái bình thường: con vật ăn uống bình thường, vận động nhanh nhẹn. - Trạng thái bệnh lý: ăn uống giảm hoặc bỏ ăn.
* Kiểm tra thân nhiệt:
+ Trạng thái bình thường: toàn thân lợn nái có màu bình thường, không đỏ, dùng mu bàn tay sờ không nóng.
+ Trạng thái bệnh lý: toàn thân đỏ ửng, dùng mu bàn tay sờ thấy nóng ran. - Đo thân nhiệt qua trực tràng bằng nhiệt kế điện tử.
+ Dùng bông tẩm cồn lau nhiệt kế trước và sau khi sử dụng.
+ Cho từ từ nhiệt kế vào trực tràng theo hướng hơi xiên xuống dưới để tránh niêm mạc bị tổn thương.
+ Để nhiệt kế ở trực tràng đến khi có tiếng báo hoàn thành, lấy ra xem nhiệt độ. + Trạng thái bình thường: thân nhiệt bình thường, ổn định ở 38 - 39oC. + Trạng thái bệnh lý: hơi sốt hoặc sốt cao 39,1 - 41oC.
* Kiểm tra khả năng vận động
- Hằng ngày kiểm tra khả năng vận động của lợn nái.
- Trạng thái bình thường: vận động bình thường, đứng lên nằm xuống dễ dàng. - Trạng thái bệnh lý: nằm lỳ liên tục, khi đứng lên khó hoặc đứng run rẩy, bật móng, sưng khớp...
* Quan sát bên ngoài cơ quan sinh dục
- Trạng thái bình thường: màu sắc âm hộ bình thường, không sưng, không sung huyết hay thủy thũng.
- Trạng thái bệnh lý: âm hộ sưng, sung huyết, thủy thũng, có dịch viêm chảy ra từ âm hộ, gốc đuôi có dính nhiều dịch viêm.
Trên cơ sở biểu hiện lâm sàng khác thường của lợn nái, cán bộ kỹ thuật tiến hành ghi số tai hoặc đánh dấu từng con bằng cách phun sơn màu đỏ, sau đó tiến hành chẩn đoán lâm sàng, ghi rõ tuổi, thân nhiệt, triệu chứng lâm sàng... từ đó có các biện pháp điều trị cho lợn nái bị bệnh.