Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái và đàn lợn con

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị một số bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại fauerholm i s, ringvej 47, 4750 lundby, denmark (Trang 51 - 57)

Loại lợn Tên bệnh Thuốc điều trị Thời gian điều trị Số con điều trị (con) Số con an toàn/khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Lợn nái Viêm tử cung - Borgal - Oxytocin 3 26 24 92,31 Viêm vú - Ethacilin - Rifen 3 17 17 100 Sót nhau - Borgal - Oxytocin 3 5 5 100 Viêm khớp - Ethacilin - Rifen 3 69 63 91,30 Lợn con Bệnh về cơ-xương - Streptocilin - Melovem 3 2.538 2.253 88,77 Hội chứng

tiêu chảy - Streptocilin 3 2.952 2.559 86,69 Hội chứng

Qua bảng 4.6. cho thấy: Tỷ lệ khỏi bệnh sau điều trị ở lợn nuôi tại trại là khá cao.

Ở lợn nái, tỷ lệ khỏi bệnh viêm vú và sót nhau là 100%, tỷ lệ khỏi bệnh viêm tử cung và viêm khớp là trên 90. Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh khá cao là do chúng em đã kịp thời phát hiện và điều trị cho lợn. Bên cạnh đó, mỗi tháng đều có bác sĩ thú y định kì đến kiểm tra, tư vấn những vấn đề vệ sinh và trị bệnh trong trại nên trại đã kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách cho đàn lợn.

Đối với đàn lợn con thì tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao. Các bệnh về xương - cơ có tỷ lệ chữa khỏi là 88,77%; hội chứng tiêu chảy có tỷ lệ chữa khỏi là 86,69% và hội chứng hô hấp có tỷ lệ chữa khỏi là 98,08%.

Thời gian điều trị cho các con bị bệnh thường là 3 ngày. Nếu quá 3 ngày mà con vật không khỏi hoặc không có dấu hiệu tốt hơn thì bắt buộc phải ngừng thuốc và tiếp tục quan sát để tìm ra phương pháp chữa bệnh tốt hơn, hoặc nhờ bác sĩ thú y tư vấn chữa trị, lựa chọn được loại thuốc phù hợp đem lại hiệu quả điều trị cao, nếu những con không có khả năng hồi phục thì trại tiến hành loại thải. Ở Đan Mạch, mỗi trang trại đều có các chỉ tiêu sử dụng thuốc, nếu vượt quá chỉ tiêu sử dụng thuốc trong tháng trang trại đó sẽ bị phạt hành chính và bị cảnh cáo, trang trại cũng phải mời bác sĩ thú y đến kiểm tra thường xuyên hơn, điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến trang trại, vì vậy các trang trại đều rất chú trọng hạn chế việc sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi.

Trong quá trình điều trị bệnh thì ngoài việc sử dụng các loại thuốc để điều trị, chúng em cũng kết hợp với việc tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng để lợn có điều kiện tốt nhất để phục hồi sức khỏe, cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống. Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc bệnh.

4.5. Công tác khác

Bên cạnh những công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, em cũng tham gia các thao tác như đỡ lợn đẻ, tiêm thuốc, bấm đuôi, thiến, bấm tai, siêu âm…

* Thao tác cắt dây rốn, cắt đuôi cho lợn con

Lợn con sau khi sinh cần phải đợi từ 6 - 8 tiếng để dây rốn của lợn con tương đối khô mục đích là làm giảm khả năng mất máu khi tiến hành cắt dây rốn cho lợn con bằng kìm điện. Vị trí cắt rốn cách cuống rốn 4cm.

Dùng kìm chuyên dụng bấm đuôi ở vị trí 6/10 từ gốc đuôi, đảm bảo đuôi được cắt bằng nhiệt, vết cắt gọn gàng, không chảy máu.

* Thao tác thiến lợn đực

Từ ngày 1/1/2019, luật Chăn nuôi Đan Mạch bắt buộc lợn đực nuôi lấy thịt trong các trang trại trên phạm vi cả nước phải được thiến.

Thời gian tiến hành: 3 ngày sau khi đẻ.

Trước khi thiến lợn đực cần chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: dao thiến, thuốc tê, giá kẹp, xi - lanh tiêm và thuốc giảm đau.

- Thao tác:

+ Đặt lợn con vào giá kẹp với tư thế nằm ngửa, phần sau quay về phía người thao tác.

+ Dùng tay bóp 2 tinh hoàn nổi lên, tiêm thuốc tê vào từng tinh hoàn với kĩ thuật vừa bóp vừa hơi rút ra.

+ Đợi 4 - 5 phút cho thuốc tê phát huy tác dụng.

+ Dùng dao chuyên dụng cắt ngang 2 bao tinh hoàn với độ rộng vừa phải, bóp hai tinh hoàn ra, hơi kéo để lộ phần ống tinh rồi dùng dao cắt ngang.

+ Tiêm thuốc giảm đau vào gốc tai.

* Kỹ thuật siêu âm cho lợn nái mang thai

Siêu âm bằng máy quét siêu âm là một phương tiện chẩn đoán hiện đại, giúp người chăn nuôi có thể chẩn đoán lợn có thai sớm và chắc chắn, chẩn

đoán tuổi thai, theo dõi phát triển của thai, loại bỏ những con không có khả năng mang thai.

Lợn nái sau khi phối khoảng 21 ngày thì có thể tiến hành siêu âm cho lợn bằng máy quét siêu âm thai cho lợn.

* Kỹ thuật siêu âm cho lợn nái mang thai:

- Dùng một lượng gel nhỏ phủ lên đầu dò

- Vị trí đặt đầu dò: đặt chếch một bên dưới bụng heo, hướng 1 góc 45o

hướng về phía xương sườn cuối cùng đối diện. - Quan sát màn hình máy siêu âm:

+ Nếu lợn nái có thai: nhìn thấy các túi màu đen trên màn hình, các túi màu đen đại diện cho các bào thai mới hình thành.

+ Nếu lợn nái không mang thai: màn hình gần như là màu trắng, không có hình ảnh các túi màu đen.

* Quy trình chuẩn bị trước và sau khi đẻ

- Chuẩn bị bóng úm: nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất cho lợn con, vì vậy, khi lợn nái chuẩn bị đẻ ta cần phải chuẩn bị sẵn bóng úm vào góc ô đẻ. Nhiệt độ từ 33 - 35ºC.

- Làm khô bề mặt bê tông: sử dụng sản phẩm Stalonsan dạng bột rắc nền chuồng để tạo sự khô thoáng.

- Vệ sinh lợn nái và chuồng: lợn mẹ cần vệ sinh âm hộ và mông cho sạch sẽ, vệ sinh sàn chuồng.

* Kỹ thuật can thiệp lợn đẻ khó

Không can thiệp khi quá trình đẻ của lợn nái diễn ra bình thương, chỉ can thiệp khi lợn rặn đẻ lâu và khó khăn.

- Sử dụng Oxytoxin và Rifen: khi lợn đẻ khó và khi lợn lứa 3 trở lên. Lợn đẻ bình thường không phải tiêm Oxytocin.

Lợn lứa 5 - 6 trở lên tiêm tùy trường hợp. Nếu trong quá trình đẻ lợn mẹ, kiệt sức, rặn kém, khi đẻ được 5 - 6 con trở lên thì được phép tiêm Oxytocin.

Cách can thiệp lợn đẻ khó:

Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Đeo găng tay, bôi gel bôi trơn.

Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài.

Công tác đỡ đẻ

+ Biểu hiện chuẩn bị đẻ: bồn chồn, đứng ngồi không yên, chân cào xuống nền chuồng, ỉa, đái vặt, trước đẻ 1 giờ bắt đầu tiết sữa.

+ Biểu hiện khi đẻ: toàn thân co bóp.

Thao tác đỡ đẻ: trước khi đẻ lợn mẹ phải được vệ sinh sạch sẽ, bộ phận sinh dục và bầu vú cũng được lau chùi sạch sẽ. Khi lợn con được đẩy ra ngoài nhanh chóng dùng tay vuốt mồm cho lợn dễ thở sau đó dùng khăn khô lau sạch nhớt và lớp màng trên người lợn con, phải lau thật khô và sạch lợn con thì nó mới nhanh khỏe.

Trường hợp lợn mẹ đẻ khó

Biểu hiện: + Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ. + Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do trọng lượng lợn con quá to hoặc do ngôi thai bị ngược nên không ra ngoài được.

+ Lợn mẹ trở nên kiệt sức: thở nhanh, yếu ớt do quá trình rặn đẻ nhiều nên kiệt sức.

Kỹ thuật ghép đàn lợn con sơ sinh

Ghép đàn lợn con sơ sinh nếu cần thì nên được thực hiện càng sớm càng tốt sau sinh, nên ghép những con có trọng lượng tương đồng vào cùng một ổ. Ổn định việc ghép đàn trong khoảng 7 - 12 giờ sau sinh sẽ giúp lợn

con dễ dàng có trọng lượng đồng đều khi cai sữa. Trung bình lợn nái tại trại sinh từ 17 - 18 con/lứa. Số lợn con vượt quá khả năng nuôi con của lợn nái cần phải có lợn nái khác nuôi hộ.

+ Lợn nái bị các bệnh và dị tật ở vú, kém ăn... nuôi được ít con hơn bình thường.

+ Lợn con từ 21 ngày trở lên có thể tách mẹ, nhưng khi đó chất lượng sữa lợn mẹ đã giảm, nên không thể cho lợn con mới sinh vào ngay được. Ta cần thực hiện 1 bước trung gian là lấy lợn con trong khoảng 4 - 7 ngày tuổi cho vào ô đó.

+ Trong khoảng 7 - 12 giờ đầu sau sinh ta phải thực hiện chuyển lợn con. Nếu sớm quá lợn con không được bú sữa đầu khả năng miễn dịch sẽ kém, nếu để muộn lợn con sẽ không có đủ sữa gây còi cọc.

+ Cần đảm bảo nước uống đầy đủ và dễ tiếp cận cho lợn con trong giai đoạn ghép đàn. Vì có thể lợn nái có phản ứng đánh đuổi lợn con mới vào đàn, nên chúng cần uống nhiều nước để tranh mất nước.

+ Để tránh lợn nái có phản ứng đánh đuổi hoặc cắn những con lợn con mới vào đàn, nên cung cấp nhiều rơm khô cho lợn nái trước khi thực hiện ghép đàn cho lợn con để lợn nái giảm stress và ít có biểu hiện hung dữ, cắn lợn con.

* Quy trình xuất bán lợn con

- Lợn con ở trại được nuôi theo mẹ cho đến 21 ngày tuổi, những lợn con đủ tiêu chuẩn về cân nặng sẽ được tách mẹ, những lợn con không đủ cân nặng sẽ được tách riêng và có khẩu phần ăn riêng để nhanh lớn hơn.

- Những lợn con đủ cân nặng sẽ được chuyển sang khu vực cai sữa để tiến hành quy trình chăm sóc.

- Lợn con nuôi đến khoảng 30kg sẽ được chuyển lên xe và xuất bán, sau khi bên mua kiểm tra chất lượng lợn sẽ thông báo các chỉ số về cân nặng và số lượng lợn đạt yêu cầu được thu mua cho chủ trại.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị một số bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại fauerholm i s, ringvej 47, 4750 lundby, denmark (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)