Đv: tấn Địa phương 1995 2000 2005 2010 2012 2014 2015 2016 Tuy Hoà 2.530 3.318 270 173 193 105 47 60 Sông Cầu 5.130 1.980 1.814 2.271 4.309 3.792 3.327 3.113 Đồng Xuân 9.185 9.022 25.231 45.948 67.200 68.434 70.780 88.139 Tuy An 333 834 1.560 6.116 8.418 8.512 8.702 9.119 Phú Hoà 7.368 8.202 6.699 11.457 11.260 10.925 Sơn Hoà 5.125 6.450 37.466 20.399 53.584 67.482 66.918 78.899 Sông Hinh 2.220 1.843 61.023 70.060 123.797 149.705 202.499 279.405 Tây Hoà 3.008 5.840 38.174 22.628 40.968 43.665 49.775 57.347 Đông Hoà 360 863 577 887 827 885 Tổng số 27.504 29.287 173.266 176.660 305.745 354.039 414.135 527.892 (Nguồn: [9])
Giải pháp chìa khóa để tăng thu nhập cho các nông hộ trồng sắn tại Phú Yên hiện nay là tăng năng suất tinh bột sắn. Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Đồng Xuân đã phối hợp với khuyến nông tỉnh chuyển đổi phần lớn diện tích sắn tại địa phương bằng giống sắn mới năng suất cao, thân gọn ngắn ngày để bổ sung thay thế giống sắn KM94 cao cây dài ngày, tán không gọn, khó tăng mật độ trồng và bị thoái hóa, nhiễm bệnh. Việc ứng dụng các giống sắn mới đã tạo tập quán trồng dày. Tuy nhiên, hiện trạng sản xuất sắn vẫn theo tập quán trồng quảng canh, ít bón phân hoặc bón phân N, P, K không cân đối, thiếu kinh nghiệm quản lý sâu bệnh hại cùng với nắng nóng khô hạn nên năng suất sắn giảm dần hoặc không tăng, đất bị thoái hoá nhanh làm giảm hiệu quả kinh tế. Vì vậy nghiên cứu phát triển sắn bền vững tại địa phương là yêu cầu cấp thiết của sản xuất.
Tỉnh Phú Yên đã có hai nhà máy sản xuất tinh bột sắn với tổng công suất 270 tấn tinh bột/ngày nay đã nâng cấp lên trên 670 tấn tinh bột/ngày (Công ty Cổ phần tinh bột sắn Phú Yên đóng tại huyện Sông Hinh hiện đạt công suất trên 430 tấn tinh bột/ngày; Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Đồng Xuân đóng tại huyện Đồng Xuân hiện đạt công suất trên 240 tấn tinh bột /ngày) và 05 cơ sở chế biến thủ công với công suất 0,5 – 1,0 tấn/ngày/). Diện tích quy hoạch vùng nguyên liệu trồng sắn đã được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt cho 02 nhà máy chế biến tinh bột sắn 11.000 - 12.000 ha tại Quyết định số: 423/QĐ-UBND, ngày 11/3/2015 của UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết vùng nguyên liệu sắn đến năm 2015 và giai đoạn 2016-2020 cho Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Đồng Xuân thuộc Công ty Cổ
phần nông sản thực phẩm Quảng Ngãi”; Theo đó: Diện tích vùng nguyên liệu là 6.000 ha (năm 2015), và giảm xuống 5.000 ha (giai đoạn 2016-2020) [70]. Xây dựng vùng nguyên liệu sắn ổn định, năng suất cao, bền vững là nhu cầu sống còn của nhà máy, sinh kế và thu nhập chính của nông dân, nguồn lợi của ngân sách. Quan tâm tiến bộ kỹ thuật cây sắn là trọng tâm kinh tế và an sinh xã hội tại địa phương. Việc nghiên cứu tuyển chọn, ứng dụng giống sắn mới và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiến bộ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn ở Phú Yên.
Sắn Phú Yên ngoài đặc thù chung của cây sắn Việt Nam, là cây trồng của người nghèo, dễ canh tác, chịu đất nghèo, ít đầu tư nhưng vẫn cho sản lượng, dễ chế biến, đa dạng sản phẩm, có đầu ra tương đối ổn định hơn so với những nông sản hàng hóa khác. Sắn Phú Yên còn có đặc thù riêng của sắn vùng núi huyện Đồng Xuân và Sông Hinh đều là địa bàn vùng sâu vùng xa, được xem như vùng nắng nóng khô hạn, lũ lụt, gió bão thường xuyên xảy ra,... nơi nhạy cảm và chịu nhiều rủi ro nhất trong cả nước. Lượng mưa trung bình năm là 2.180 mm nhưng thời gian mưa tập trung tháng 10, tháng 11 chiếm hơn 50% lượng mưa cả năm. Kinh tế của nông dân vùng nông thôn miền núi còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất chưa có tích lũy. Cơ sở hạ tầng nông thôn chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập. Người dân luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn để tồn tại và phát triển.
1.2.2. Hiện trạng sản xuất sắn ở huyện Đồng Xuân
Huyện Đồng Xuân có điều kiện tự nhiên đất đai, khí hậu và kinh tế xã hội thuận lợi cho sự phát triển cây sắn. Huyện có hệ thống sản xuất chế biến tiêu thụ khép kín và do tính đặc thù khu vực tiếp biến khí hậu, độ cao, thời gian chiếu sáng, cường độ chiếu sáng, biên độ ngày và đêm phù hợp, nên Đồng Xuân rất thuận lợi cho lai tạo, tuyển chọn giống sắn và xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh sắn.
Đặc điểm thời tiết khí hậu ở huyện Đồng Xuân: Nhiệt độ bình quân biến động trong khoảng 22,5 - 29,60C. Tổng số giờ nắng hàng năm biến động từ 2.486 – 2.992 giờ. Tổng lượng mưa hàng tháng biến động từ 14,7 mm – 548,5 mm, hàng năm từ 1.502 đến 1.929 mm là rất lớn. Ẩm độ không khí trung bình 78 – 80%.
Đặc điểm thời tiết khí hậu ở địa điểm thí nghiệm thuộc xã Xuân Sơn Nam khá điển hình cho Tiểu vùng khu Trung tâm và Đông Nam huyện Đồng Xuân và phù hợp cho cây sắn khi được trồng trong khung mùa vụ thích hợp. Nhiệt độ trung bình tháng biến động trong khoảng 22,2 - 30,30C, bình quân năm 27,0 - 27,80C. Tổng lượng mưa hàng tháng biến động rất lớn, từ 2,5 mm – 680,0 mm.
Thống kê sản xuất sắn tại huyện Đồng Xuân: Sắn là một trong ba cây trồng chính tại huyện Đồng Xuân với diện tích và sản lượng sắn có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Năm 2012, tổng diện tích sắn toàn huyện là 4.000 ha, năng suất sắn củ tươi 16,9 tấn/ha, sản lượng sắn 67.200 tấn. Năm 2013 tổng diện tích sắn toàn huyện đạt 4.300 ha, năng suất sắn củ tươi 18,5 tấn/ha và sản lượng sắn 79.550
tấn. Năm 2014, thiên tai hạn hán nên tổng diện tích sắn toàn huyện là 3.986 ha, năng suất sắn là 17,9 tấn/ha, sản lượng sắn đạt 68.434 tấn. Năm 2015 diện tích sắn toàn huyện đạt 4.100 ha, năng suất sắn củ tươi 19,5 tấn/ha, sản lượng sắn 70.780 tấn, năm 2016 diện tích đạt 4.100 ha, năng suất sắn 19 tấn/ha, sản lượng sắn 88.139 tấn.
Thời vụ trồng sắn và thời điểm thu hoạch. Thời vụ trồng sắn ở huyện Đồng Xuân nói riêng và tỉnh Phú Yên nói chung là dịp tiết Tiểu mãn, khoảng ngày 21 hoặc
22 tháng 5 dương lịch. Thời điểm thu hoạch sắn từ tháng 12 đến cuối tháng 5 dương lịch, sắn đạt từ 7-11 tháng sau trồng. Giống sắn KM94 hơi dài ngày nên thu hoạch khoảng 11 tháng sau trồng vào tháng 5 và xuống giống vụ mới ngay sau đó. Giống sắn KM98-5 thu hoạch sớm hơn 8-10 tháng sau trồng nên 72% số hộ thu hoạch vào tháng
2 đến tháng 4 dương lịch, 18% thu hoạch sớm trong tháng 12 hoặc tháng 1 để có tiền tiêu Tết, 10% thu hoạch muộn vào 11 tháng sau trồng ở tháng 5 để giá bán cao hơn nhưng thường là hàm lượng tinh bột cũng thấp hơn vì chuyển mùa, sắn gặp mưa nên hàm lượng tinh bột giảm.