Tỷ lệ cây bị sâu bệnh hại (%) Khả năng
Tên giống Bệnh đốm Bệnh chống chịu đổ
Rệp sáp Nhện đỏ ngã (cấp) nâu lá chổi rồng KM419 9,6 0 0 0 0 KM440 10,5 0 6,7 0 0 KM444 11,2 0 7,8 0 0 KM414 18,9 0 0 0 0 KM397 9,5 0 0 0 0 KM325 13,8 0 0 0 1 KM98-5 16,3 0 13,6 0 0 KM94 (đc) 22,7 0 16,8 0 1
Ba loại dịch hại được đánh giá là quan trọng và nguy hiểm nhất hiện nay trên cây sắn là bệnh virus khảm lá sắn (CMD), bệnh chổi rồng và rệp sáp bột hồng.
Bệnh virus khảm lá sắn là đối tượng dịch hại mới, đặc biệt nguy hiểm và lần đầu tiên xuất hiện gây hại ở Việt Nam, tại tỉnh Tây Ninh. Đối tượng dịch hại này được đánh giá là có thể làm tàn lụi ngành công nghiệp sắn châu Á nếu bệnh không được kiểm soát tốt. Tiến sĩ Claude Fauquest, Giám đốc GCP21 thông tin: "Bệnh CMD đang lan rộng nhanh chóng giữa năm 2016, đầu tiên gây hại một vài nơi tại Campuchia và bây giờ là ở 5 tỉnh ở Đông Cam-pu-chia và ít nhất một tỉnh (Tây Ninh) ở Việt Nam. Bệnh này lây lan chủ yếu do hom giống và bọ phấn trắng (whiteflies), mặc dù bọ phấn trắng có vai trò nhỏ hơn nhưng sự lây lan rất quan trọng. Một số thí nghiệm đã được thực hiện bởi JICA, CIAT, FAO, ACIAR, nhưng chưa thể kiểm soát bệnh này. Chúng ta cần thiết lập một dự án khu vực đơn giản để kiểm soát bệnh CMD, ít nhất là Campuchia và Việt Nam. Những nước đang bị dịch hại CMD đe dọa như Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam đều cần tham gia kế hoạch này. GCP21 đóng vai trò xúc tác để thúc đẩy sự phát triển của kế hoạch".
Bệnh virus khảm lá sắn có tác nhân gây bệnh do virus – tên khoa học: Sri Lanka Cassava Mosaic Virus. Môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng tên khoa học -
Bemisia tabaci Genn. Triệu chứng bệnh trên lá, phiến lá khảm vàng loang lổ, khi nhiễm nặng lá xoăn, cong queo, nhăn nhúm. Giống sắn nhiễm nặng nhất hiện nay giống HLS11 (đây là giống chưa được công nhận), các giống khác: KM 419, KM 140 bị nhiễm nhẹ hơn. Bệnh gây thiệt hại rất lớn, khi cây còn nhỏ nhiễm bệnh sẽ không cho thu hoạch, khi cây lớn nhiễm bệnh năng suất, chất lượng đều giảm.
Bệnh chổi rồng do tác nhân gây hại Phytoplasma, làm chồi và ngọn sắn bị chết khô, lá sắn bị biến dạng nhỏ lại và thô cứng, thân và ngọn ngắn lại, chuyển màu thâm đen và mọc nhiều chồi như “chồi rồng”. Sắn bị bệnh chồi rồng làm giảm năng suất từ 10-30% nếu bị nhiễm bệnh sớm hoặc nhiễm nặng có thể không cho thu hoạch.
Rệp bột sáp hồng (Phenacocus manihoti) là loại sâu hại nguy hiểm, dễ lây lan nhanh thành dịch, gây hại lớn cho sắn. Nhện đỏ (Tetranychus sp.), Sâu ăn tạp (Spodoptera litura); Sâu xanh (Chloridae obsoleta); Sâu ăn lá (Tiracola plagiata) là sâu hại thường gặp nhưng ít gây dịch.
Qua theo dõi các thí nghiệm trong suốt quá trình nghiên cứu, bệnh virus khảm lá sắn, bệnh chổi rồng không xuất hiện. Đối với rệp sáp bột hồng, mức độ nhiễm của các giống thí nghiệm có sự phân chia rõ rệt, các giống KM419, KM414, KM397, KM325 hầu như không bị gây hại, các giống KM440, KM444 bị hại mức trung bình với tỷ lệ lần lượt là 6,7% và 7,8%, hai giống KM98-5 và KM94 bị hại ở mức khá cao (13,6% và 16,8%). Trong điều kiện thời tiết nắng hạn, nhện đỏ thường xuất hiện gây hại, tuy nhiên, trong các thí nghiệm, không xuất hiện dấu hiện gây hại của nhện đỏ.
Việc đánh giá khả năng chống đổ ngã của cây sắn là cần thiết trong nghiên cứu giống và kỹ thuật sản xuất sắn. Cây bị đổ ngã sẽ gây khó khăn trong thu hoạch và làm giảm hàm lượng tinh bột trong củ sắn. Qua theo dõi, các giống sắn thí nghiệm bị đổ ngã ở cấp độ nhẹ hoặc không bị đổ ngã. Hai giống KM325 và KM94 bị đổ ngã ở cấp 1, các giống còn lại không bị đổ ngã.
* Các chỉ tiêu về năng suất của các giống sắn khảo nghiệm ở vụ Hè
Sắn ở tỉnh Phú Yên trồng vụ Hè thường xuống giống theo lịch thời vụ vào tiết tiểu mãn 21- 22/5 dương lịch hàng năm nhưng trong hai năm triển khai thực hiện thí nghiệm 2014 - 2015 do hạn nặng đầu vụ nên lịch trồng sắn phải chậm lại: tại huyện Đồng Xuân xuống giống ngày 09/6/2014 và thu hoạch vào ngày 09/4/2015; tại huyện Sông Hinh xuống giống vào ngày 15/6/2014 và thu hoạch vào ngày 15/4/2015 (lúc sắn đạt 10 tháng sau trồng). Số liệu năng suất của các giống sắn thí nghiệm tại huyện Đồng Xuân được thể hiện ở bảng 3.9, bảng 3.10.