Tên giống Dạng củ Màu vỏ ngoài Màu vỏ trong Màu thịt củ
KM419 Thuôn dài, đều Xám trắng Trắng Trắng
KM440 Thuôn dài, đều Xám trắng Trắng Trắng
KM444 Thuôn dài, đều Xám trắng Trắng Trắng
KM414 Thuôn dài, đều Xám trắng Hồng Vàng nhạt
KM397 Thuôn dài, đều Đỏ nâu Trắng Trắng
KM325 Thuôn, không đều Xám trắng Trắng Trắng
KM98-5 Thuôn dài, đều Xám trắng Hồng Trắng
KM94 (đc) To, không đều Xám trắng Trắng Trắng
Tại tỉnh Phú Yên, cây sắn thường được trồng ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng, độ tơi xốp không có hoặc rất kém, nên hình dạng củ là một tiêu chí rất quan trọng để tuyển chọn giống sắn. Giống sắn có dạng củ thuôn dài, đều, dễ nhổ, không tốn nhiều công khi thu hoạch được sự ưa thích của người nông dân, ngược lại dạng củ to, không đều phải tốn nhiều công khi thu hoạch dần được người nông dân loại ra trong sản xuất thực tiễn.
Đánh giá hình thái củ của các giống sắn khảo nghiệm ở bảng 3.7 cho thấy: ngoài hai giống KM94 (đc) và KM325 có dạng củ không đẹp, các giống còn lại đều có dạng củ thuôn dài, đều; về màu sắc thịt củ các giống đều phù hợp, cá biệt giống KM414 có màu thịt củ vàng nhạt, không được ưa chuộng ở các đơn vị chế biến tinh bột sắn vì liên quan đến công nghệ xử lý tinh bột.
Số liệu ở bảng 3.8 cho thấy các giống sắn thí nghiệm đều nhiễm sâu bệnh hại ở mức độ nhẹ. Bệnh đốm nâu trên lá xuất hiện ở giai đoạn 4 - 6 tháng sau trồng, lá bệnh
bị rụng sau 7 – 10 ngày, tỷ lệ bệnh của giống KM94 nặng nhất (22,7%) so với các giống thí nghiệm, giống KM419 và KM397 có tính kháng cao nhất, với tỷ lệ tương ứng là 9,6% và 9,5%.