Chủ đề peptit và protein

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) KINH NGHIỆM HƯỚNG dẫn học SINH vận DỤNG KIẾN THỨC hóa học lớp 11 và lớp 12 tạo RA một số sản PHẨM DÙNG TRONG GIA ĐÌNH (Trang 30 - 34)

1.3 .Yêu cầu cần đạt của môn Hóa học

2.2. Thiết kế các hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng tạo ra các sản phẩm

2.2.4. Chủ đề peptit và protein

Tiết 1 : Hoạt động 4 : Vận dụng và mở rộng kiến thức a. Mục tiêu hoạt động

Hướng dẫn học sinh làm sữa chua và đậu phụ.

Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng này được thiết kế cho HS thực hiện tại phòng thí nghiệm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn, hình thành phát triển năng lực thực hành hóa học.

b. Nội dung hoạt động

Hướng dẫn học sinh làm sữa chua từ sữa bò, làm đậu phụ từ đậu nành. Giải quyết các bài tập thực tiễn

c. Tổ chức thực hiện

Hoạt động 4. Thiết kế, trình bày và bảo vệ quy trình nhóm lựa chọn làm sữa chua và đậu phụ ( 30 phút -tại lớp )

Mục tiêu:

1.Học sinh trình bày được quy trình làm sữa chua và đậu phụ. 2.Thảo luận, lựa chọn quy trình làm sữa chua và đậu phụ. 3.Trình bày bản thiết kế quy trình làm sữa chua và đậu phụ.

Nội dung

-GV tổ chức cho đại diện 6 nhóm trình bày, giải thích sơ đồ quy trình ; các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm sữa chua và đậu phụ.

-GV tổ chức thảo luận quy trình các nhóm, các nhóm và GV nêu câu hỏi và thảo luận để thống nhất đề xuất quy trình thử nghiệm.Phân công công việc lên kế hoạch thực hiện thử nghiệm làm sữa chua và đậu phụ.

- GV chuẩn hóa các kiến thức liên quan cho HS, yêu cầu HS ghi lại kiến thức vào vở và chỉnh sửa phương án nếu cần.

Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh

Kết thúc hoạt động học sinh có :

Bản thiết kế quy trình làm sữa chua và đậu phụ. Ghi nhận ý kiến của các bạn và giáo viên.

Tổ chức thực hiện

Bước 1: Lần lượt các nhóm trình bày phương án thiết kế trong 3 phút. Các nhóm khác lắng nghe.

Bước 2 : GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương án thiết kế của nhóm bạn, nhóm trình bày trả lời các câu hỏi, bảo vệ phương án của mình, thu nhận góp ý, sữa chữa nếu phù hợp. Nếu các nhóm sau trùng với nhóm trước thì chỉ nêu các điểm khác biệt và giải thích.

Một số câu hỏi GV có thể hỏi và định hướng học sinh thảo luận: Câu 1. Peptit và protein có cấu tạo như thế nào?

Câu 2. Quá trình đông tụ protein xảy ra như thế nào? Cần những yếu tố gì ? Câu 3. Bản chất của quá trình làm sữa chua là gì?

Câu 4. Cho sữa chua cái có tác dụng gì?

Câu 5. Điều kiện kết tủa của sữa chua thế nào là phù hợp?

Câu 6 . Nhiệt độ của hỗn hợp sữa có ảnh hưởng gì đến quá trình đông của sữa chua thành phẩm hay không ?

Câu 7: Sữa chua thành phẩm sẽ bảo quản được trong bao lâu ? Câu 8. Bản chất của quá trình làm đậu phụ là gì?

Câu 9. Nước chua hoặc giấm , nước muối cái có tác dụng gì? Câu 10. Sữa đậu sau khi lọc bỏ bã có để được lâu không? Tại sao?

Câu 11 . Nhiệt độ khi đun ảnh hưởng gì đến chất lượng đậu phụ thành phẩm hay không?

Câu 12. Điều kiện kết tủa nước đậu thế nào là phù hợp ?

Câu 13. Nên sử dụng nước chua, nước muối hay giấm hay chất khác phù hợp hơn cho quá trình đông tụ sữa đậu?

Bước 3: Gv nhận xét, tổng kết và chuẩn hóa các kiến thức liên quan, chỉnh sửa cho các nhóm.

Bước 4: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà phân công nhiệm vụ cho các thành viên chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu theo bản thiết kế.

Hướng dẫn nhiệm vụ và yêu cầu tiếp theo: làm sản phẩm sữa chua và đậu phụ theo bản thiết kế đã đề ra.

Các nhóm phân công cho thành viên

Tiết 2 : Hoạt động : Vận dụng và mở rộng kiến thức ( tiếp theo ) HS thử nghiệm làm sữa chua, đậu phụ

a.Mục tiêu hoạt động.

Các nhóm HS dựa vào quy trình đề xuất làm thử nghiệm sữa chua và đậu phụ , giải quyết các vấn đề gặp phải nếu có để điều chỉnh quy trình.

-Tạo ra được sản phẩm sữa chua, đậu phụ minh họa cho quy trình đề xuất.

b. Nội dung hoạt động

HS làm thử nghiệm sữa chua, đậu phụ.

c. Tổ chức thực hiện

Mục đích : các nhóm thực hành làm được sản phẩm sữa chua, đậu phụ theo bản thiết kế .

Nội dung

HS làm việc theo nhóm tại phòng thí nghiệm sử dụng nguyên liệu và dụng cụ, theo quy trình , chụp ảnh và quay video quy trình đã thực hiện .

- Sữa đặc, sữa tươi , sữa chua cái, nồi , môi, ca rót, cốc, bếp để tiến hành làm sữa chua.

- Đậu nành, nước muối giấm, nước sạch, ca, máy xay, túi vắt. nồi, môi, khuôn ép, vải lót làm đậu phụ

Mỗi nhóm có sản phẩm sữa chua ( số hộp / cốc sữa chua ít nhất bằng số thành viên của nhóm ) ; đậu phụ 01 miếng.

Tổ chức thực hiện

Bước 1. HS chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ.

Bước 2. HS làmsữa chua, đậu phụ theo quy trình đã thiết kế

Bước 3. HS thử chất lượng sữa chua, đậu phụ, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm . HS điều chỉnh lại thiết kế , ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lý do cần điều chỉnh.

Bước 4. HS hoàn thành danh mục nguyên liệu và nhật kí làm việc.

Bước 5. HS hoàn thiện sản phẩm, chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm. GV đôn đốc, hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoàn thiện sản phẩm .

Tiết 3. Hoạt động : Vận dụng và mở rộng kiến thức ( tiếp theo ) Trình bày quy trình và giới thiệu sản phẩm sữa chua, đậu phụ

HS giới thiệu về sản phẩm sữa chua đáp ứng được các yêu cầu về sản phẩm đã đặt ra. Thuyết trình giới thiệu sản phẩm, đưa ra ý kiến nhận xét, phản biện, giải thích bằng kiến thức đã học , có ý thức cải tiến sản phẩm.

b. Nội dung hoạt động:

Các nhóm trình bày sản phẩm trước cả lớp. Giới thiệu về sản phẩm và trả lời các câu hỏi của các nhóm bạn , giáo viên và người dùng thử sản phẩm . Đề xuất phương án cải tiến sản phẩm.

c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh : Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là các hộp sữa chua, miếng đậu phụ và bài thuyết trình giới thiệu quy trình làm sản phẩm ( hoặc video giới thiệu quy trình làm ra sản phẩm )

d.Tổ chức thực hiện:

- Tổ chức cho HS các nhóm chuẩn bị và trưng bày sản phẩm, giới thiệu quy trình làm sản phẩm ( hoặc video giới thiệu quy trình làm ra sản phẩm ), phản ứng hóa học xảy ra. Đại diện HS và GV kiểm tra, thử sản phẩm và đánh giá vào phiếu.

-GV nhận xét và công bố kết quả chấm sản phẩm theo yêu cầu của phiếu đánh giá. - GV đặt câu hỏi cho bài báo cáo của các nhóm để làm rõ các bước thực hiện làm sữa chua và đậu phụ, giải thích các nội dung về tính chất của protein nhằm khắc sâu kiến thức liên quan.

- Khuyến khích các nhóm đặt câu hỏi cho nhóm bạn.

- GV tổng kết chung về các hoạt động của nhóm, hướng dẫn các nhóm cập nhật điểm. GV có thể nêu câu hỏi thu thập thông tin phản hồi :

* Các em đã học được những năng lực và phẩm chất nào trong quá trình thực hành làm sữa chua và đậu phụ ?

* Điều gì làm em ấn tượng nhất/ nhớ nhất / yêu thích nhất khi thực hiện làm sữa chua, đậu phụ ?

* Theo em nếu một người dị ứng với sữa bò thì có thể tìm kiếm nguyên liệu nào thay thế làm sữa chua mà vẫn đảm bảo nguồn protein có giá trị cao?

Khối 11.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) KINH NGHIỆM HƯỚNG dẫn học SINH vận DỤNG KIẾN THỨC hóa học lớp 11 và lớp 12 tạo RA một số sản PHẨM DÙNG TRONG GIA ĐÌNH (Trang 30 - 34)