Chủ đề Ancol

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) KINH NGHIỆM HƯỚNG dẫn học SINH vận DỤNG KIẾN THỨC hóa học lớp 11 và lớp 12 tạo RA một số sản PHẨM DÙNG TRONG GIA ĐÌNH (Trang 41)

1.3 .Yêu cầu cần đạt của môn Hóa học

2.2. Thiết kế các hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng tạo ra các sản phẩm

2.2.7. Chủ đề Ancol

Hướng dẫn học sinh làm giấm gạo tại nhà

Giấm ăn là một loại gia vị cần thiết trong nhà bếp của các bà nội trợ. Loại gia vị này được thêm vào thức ăn, nước chấm để tạo vị chua, muối chua một số loại rau quả hoặc dùng rửa cá để khử bớt mùi tanh. Đặc biệt, giấm ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng như các vitamin, axit amin các axit hữu cơ, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nên được nhiều gia đình ta chuộng. Ngoài ra giấm còn rất được sử dụng tẩy vết bẩn trên thảm, tẩy vết cặn mồ hôi trên áo, tẩy da chết, trị mụn trứng cá…

Tuy nhiên trên thị trường đa phần giấm được pha từ hóa chất - axit axetic dùng trong công nghiệp – và nước lã. Loại giấm gây ra ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của người dung. Thông qua chủ đề các em sẽ có được những hiểu biết về ancol trong đời sống thực tiễn và trải nghiệm quy trình làm giấm ngay tại nhà và làm nước rửa tay sát khuẩn.

Tiết 1 : Hoạt động : Vận dụng và mở rộng kiến thức a. Mục tiêu hoạt động

Hướng dẫn học sinh “ sản xuất giấm gạo”

Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng này được thiết kế cho HS thực hiện theo nhóm tại nhà, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn, hình thành phát triển năng lực thực hành hóa học.

b. Nội dung hoạt động

Hướng dẫn học sinh sản xuất giấm gạo Giải quyết các bài tập thực tiễn

c. Tổ chức thực hiện

- Chia lớp thành 4 nhóm . Các nhóm phân chia: trưởng nhóm và các thành viên, lập nhóm zalo/ messenger để thảo luận

- Nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể của các thành viên Dự án được thực hiện tối đa trong vòng 1 tuần với trình tự: -Tìm kiếm thông tin, tài liệu phục vụ dự án

-Chuẩn bị nguyên vật liệu, thiết bị và dụng cụ thực hiện dự án -Tiến hành thực nghiệm sản xuất men giấm

-Báo cáo kết quả đồng thời trưng bày sản phẩm thực tế -HS đánh giá kết quả , giáo viên đánh giá

Hoạt động 1: Thiết kế, trình bày và bảo vệ quy trình nhóm lựa chọn sản xuất giấm gạo . ( 20phút -tại lớp )

Mục tiêu hoạt động :

1.Học sinh trình bày được quy trình sản xuất giấm gạo. 2.Thảo luận, lựa chọn quy trình sản xuất giấm gạo. 3.Trình bày bản thiết kế quy trình sản xuất giấm gạo.

Nội dung

-GV tổ chức cho đại diện nhóm trình bày, giải thích sơ đồ quy trình thực hiện- GV tổ chức thảo luận quy trình các nhóm, các nhóm và GV nêu câu hỏi và thảo luận để thống nhất đề xuất quy trình thử nghiệm.Phân công công việc lên kế hoạch thực hiện thử nghiệm sản xuất giấm gạo.

-GV chuẩn hóa các kiến thức liên quan cho HS, yêu cầu HS ghi lại kiến thức vào vở và chỉnh sửa phương án nếu cần.

Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh

Bản thiết kế quy trình sản xuất giấm gạo (nhóm 1,2) Ghi nhận ý kiến của các bạn và giáo viên.

Tổ chức thực hiện

Bước 1: Lần lượt các nhóm trình bày phương án thiết kế trong 5 phút. Các nhóm khác lắng nghe.

Bước 2 : GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương án thiết kế của nhóm bạn, nhóm trình bày trả lời các câu hỏi, bảo vệ phương án của mình, thu nhận góp ý, sữa chữa nếu phù hợp.

Một số câu hỏi GV có thể hỏi và định hướng học sinh thảo luận: 1. Giấm gạo là gì?

2. Thành phần chính của giấm gạo là gì?

3. Giấm gạo được sử dụng như thế nào trong đời sống hằng ngày? 4. Nguyên liệu, dụng cụ cần thiết để sản xuất giấm gạo ?

Bước 3: Gv nhận xét, tổng kết và chuẩn hóa các kiến thức liên quan, chỉnh sửa cho các nhóm.

Bước 4: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà phân công nhiệm vụ cho các thành viên chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu theo bản thiết kế.

Hoạt động 2: Thiết kế, trình bày và bảo vệ quy trình nhóm lựa chọn làm nước rửa tay sát khuẩn . ( 20phút -tại lớp )

Mục tiêu:

1.Học sinh trình bày được quy trình làm nước rửa tay sát khuẩn. 2.Thảo luận, lựa chọn quy trình làm nước rửa tay sát khuẩn. 3.Trình bày bản thiết kế quy trình làm nước rửa tay sát khuẩn.

Nội dung

-GV tổ chức cho đại diện nhóm trình bày, giải thích sơ đồ quy trình thực hiện -GV tổ chức thảo luận quy trình các nhóm, các nhóm và GV nêu câu hỏi và thảo luận để thống nhất đề xuất quy trình thử nghiệm.Phân công công việc lên kế hoạch thực hiện thử nghiệm làm nước rửa tay sát khuẩn.

-GV chuẩn hóa các kiến thức liên quan cho HS, yêu cầu HS ghi lại kiến thức vào vở và chỉnh sửa phương án nếu cần.

Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh

Kết thúc hoạt động HS có :

Ghi nhận ý kiến của các bạn và giáo viên.

Tổ chức thực hiện

Bước 1: Lần lượt các nhóm trình bày phương án thiết kế trong 5 phút. Các nhóm khác lắng nghe.

Bước 2 : GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương án thiết kế của nhóm bạn, nhóm trình bày trả lời các câu hỏi, bảo vệ phương án của mình, thu nhận góp ý, sữa chữa phù hợp.

Một số câu hỏi GV có thể hỏi và định hướng học sinh thảo luận: 1.Ancol là gì?

2. Rượu / ancol ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ con người? 3. Công thức cấu tạo của glyxerol, vai trò của nó trong thực tế ?

4. Trình bày phương án lựa chọn nguyên liệu làm nước rửa tay sát khuẩn? 5. Khi thực hiện ở nhà nếu không có glyxerol chúng ta có thể thay thế bằng nguyên liệu tự nhiên nào ?

6. Tại sao khi làm nước rửa tay sát khuẩn nên thêm oxy già ?

Bước 3: Gv nhận xét, tổng kết và chuẩn hóa các kiến thức liên quan, chỉnh sửa cho các nhóm.

Bước 4: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà phân công nhiệm vụ cho các thành viên chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu theo bản thiết kế.

Tiết 2 : Vận dụng và mở rộng kiến thức ( tiếp theo )

Hoạt động 2.1. Thử nghiệmsản xuất giấm gạo ” và làm nước rửa tay sát khuẩn

a.Mục tiêu hoạt động.

Các nhóm HS dựa vào quy trình làm sản phẩm của nhóm mình đề xuất thử nghiệm, giải quyết các vấn đề gặp phải nếu có để điều chỉnh quy trình.

-Tạo ra được sản phẩm minh họa cho quy trình đề xuất.

b. Nội dung hoạt động

HS làm thử nghiệm sản xuất giấm gạo và làm nước rửa tay sát khuẩn

c. Tổ chức thực hiện

Mục đích : Các nhóm thực hành làm được sản phẩm theo bản thiết kế .

Nội dung

Nhóm 1, 2 sử dụng nguyên liệu và dụng cụ (ancol, nước , đường, bình chứa …) để tiến hành sản xuất giấm gạo

Nhóm 3, 4 sử dụng nguyên liệu và dụng cụ (cồn 90 0, nước cất , oxy già, glyxerol / nha đam / hoa hồng ) để tiến hành làm nước rửa tay sát khuẩn theo quy trình

Các nhóm làm, chụp ảnh và quay video quy trình đã thực hiện .

Sản phẩm của học sinh

Mỗi nhóm có sản phẩm theo phân công ,

Tổ chức thực hiện

Bước 1. HS chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ.

Bước 2. HS làmsản phẩm theo quy trình đã thiết kế

Bước 3. HS kiểm tra chất lượng sản phẩm, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm . HS điều chỉnh lại thiết kế , ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lý do cần điều chỉnh.

Bước 4. HS hoàn thành danh mục nguyên liệu và nhật kí làm việc.

Bước 5. HS hoàn thiện sản phẩm, chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm. GV đôn đốc, hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoàn thiện sản phẩm .

Hoạt động 2.2 : Trình bày quy trình và giới thiệu sản phẩm của các nhóm .

a.Mục tiêu hoạt động : HS giới thiệu về sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về sản phẩm đã đặt ra. Thuyết trình giới thiệu sản phẩm, đưa ra ý kiến nhận xét, phản biện, giải thích bằng kiến thức đã học , có ý thức cải tiến sản phẩm.

b.Nội dung hoạt động:

Các nhóm trình bày sản phẩm trước cả lớp. Giới thiệu về sản phẩm và trả lời các câu hỏi của các nhóm bạn , giáo viên . Đề xuất phương án cải tiến sản phẩm.

c.Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh

Kết thúc hoạt động, mỗi nhóm HS cần đạt được sản phẩm là các hộp đựng giấm gạo , bình rửa tay sát khuẩn và bài thuyết trình giới thiệu quy trình làm sản phẩm ( hoặc video giới thiệu quy trình làm ra sản phẩm )

c.Tổ chức thực hiện:

- Tổ chức cho HS các nhóm chuẩn bị và trưng bày sản phẩm, giới thiệu quy trình làm sản phẩm ( hoặc video giới thiệu quy trình làm ra sản phẩm ), Cho đại diện HS và GV kiểm tra, sản phẩm và đánh giá vào phiếu.

-GV nhận xét và công bố kết quả chấm sản phẩm theo yêu cầu của phiếu đánh giá.- GV đặt câu hỏi cho bài báo cáo của các nhóm để làm rõ các bước thực hiện sản phẩm và các phản ứng hoá học xảy ra nhằm khắc sâu kiến thức liên quan đến

- Khuyến khích các nhóm đặt câu hỏi cho nhóm bạn.

- GV tổng kết chung về các hoạt động của nhóm, hướng dẫn các nhóm cập nhật điểm học tập . GV có thể nêu câu hỏi thu thập thông tin phản hồi :

* Các em đã học được những năng lực và phẩm chất nào trong quá trình trải nghiệm sản xuất giấm gạo / làm nước rửa tay sát khuẩn?

* Điều gì làm em ấn tượng nhất/ nhớ nhất / yêu thích nhất khi thực hiện dự án của nhóm ?

2.2.8. Chủ đề Andehit

Thông qua chủ đề các em sẽ có được những hiểu biết về andehit, tìm hiểu một số ứng dụng của andehit cũng như một số kĩ năng mềm trong sử dụng dầu ăn để hạn chế quá trình sản sinh ra andehit có hại cho sức khoẻ , đặc biệt học sinh được trải nghiệm quy trình làm gương soi tại phòng thí nghiệm .

Hầu hết các loại gương được cấu tạo gồm một lớp nền (thường là thủy tinh) và chất phủ phản chiếu ở phía sau của kính,

Bằng kiến thức hóa học thông qua phản ứng andehit với dung dịch AgNO3/NH3, học sinh lựa chọn vật liệu và hóa chất để tự chế tạo cho mình một chiếc gương soi bỏ túi vô cùng tiện lợi.

Hướng dẫn học sinh làm gương soi

Tiết 1 : Hoạt động : Vận dụng và mở rộng kiến thức a. Mục tiêu hoạt động

Hướng dẫn học sinh làm gương soi

Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng này được thiết kế cho HS thực hiện theo nhóm , nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn, hình thành phát triển năng lực thực hành hóa học.

b. Nội dung hoạt động

Hướng dẫn học sinh làm gương soi Giải quyết các bài tập thực tiễn

c. Tổ chức thực hiện

- Chia lớp thành 4 nhóm . Các nhóm phân chia: trưởng nhóm và các thành viên, lập nhóm zalo/ messenger để thảo luận

- Nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể của các thành viên Dự án được thực hiện tối đa trong vòng 4 tuần với trình tự: -Tìm kiếm thông tin, tài liệu phục vụ dự án

-Chuẩn bị nguyên vật liệu, thiết bị và dụng cụ thực hiện dự án -Tiến hành thực nghiệm làm gương soi.

-Báo cáo kết quả đồng thời trưng bày sản phẩm thực tế -HS đánh giá kết quả , giáo viên đánh giá

Hoạt động 1: Thiết kế, trình bày và bảo vệ quy trình nhóm lựa chọn làm gương soi ( 20phút -tại lớp )

a.Mục tiêu hoạt động :

1.Học sinh trình bày được quy trình làm gương soi. 2.Thảo luận, lựa chọn quy trình làm gương soi 3.Trình bày bản thiết kế quy trình làm gương soi

b. Nội dung hoạt động :

-GV tổ chức cho đại diện nhóm trình bày, giải thích sơ đồ quy trình thực hiện -GV tổ chức thảo luận quy trình các nhóm, các nhóm và GV nêu câu hỏi và thảo luận để thống nhất đề xuất quy trình thử nghiệm. Phân công công việc lên kế hoạch thực hiện thử nghiệm làm gương soi.

-GV chuẩn hóa các kiến thức liên quan cho HS, yêu cầu HS ghi lại kiến thức vào vở và chỉnh sửa phương án nếu cần.

c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh

Kết thúc hoạt động học sinh có : Bản thiết kế quy trình làm gương soi Ghi nhận ý kiến của các bạn và giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Lần lượt các nhóm trình bày phương án thiết kế trong 5 phút. Các nhóm khác lắng nghe.

Bước 2 : GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương án thiết kế của nhóm bạn, nhóm trình bày trả lời các câu hỏi, bảo vệ phương án của mình, thu nhận góp ý, sữa chữa nếu phù hợp.

Một số câu hỏi GV có thể hỏi và định hướng học sinh thảo luận: 1.Tại sao nên chọn vật liệu là thủy tinh?

2.Các dụng cụ thủy tinh/đĩa petri cần phải thật sạch trước khi thực hiện tráng gương nhằm mục đích gì ?

3.Vì sao không nên lắc các dụng cụ thủy tinh/đĩa petri sau khi cho dung dịch andehit vào?

4.Vì sao cần phải cho vào cốc chứa nước nóng/ đun cách thủy/ hơ trên ngọn lửa? 5. Vì sao đun cách thủy/ cho vào cốc nước nóng thì sản phẩm sẽ đẹp hơn hơ trên ngọn lửa?

6. Nguyên liệu, dụng cụ cần thiết để làm gương soi?

Bước 3: Gv nhận xét, tổng kết và chuẩn hóa các kiến thức liên quan, chỉnh sửa cho các nhóm.

Bước 4: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà phân công nhiệm vụ cho các thành viên chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu theo bản thiết kế.

Tiết 2 : Vận dụng và mở rộng kiến thức ( tiếp theo ) Hoạt động 2.1 : Thử nghiệm làm gương soi

a.Mục tiêu hoạt động.

Các nhóm HS dựa vào quy trình làm sản phẩm của nhóm mình đề xuất thử nghiệm, giải quyết các vấn đề gặp phải nếu có để điều chỉnh quy trình.

-Tạo ra được sản phẩm minh họa cho quy trình đề xuất.

b. Nội dung hoạt động

HS làm thử nghiệm làm gương soi

c. Tổ chức thực hiện

Mục đích : Các nhóm thực hành làm được sản phẩm theo bản thiết kế . Nội dung

HS làm việc theo nhóm

Các nhóm sử dụng nguyên liệu và dụng cụ (dung dịch AgNO3, dung dịch NH3 , dung dịch andehit fomic, nước nóng, đĩa petri/ mặt kính đồng hồ bằng thuỷ tinh, chậu thuỷ tinh …) để tiến hành làm gương soi

Các nhóm làm, chụp ảnh và quay video quy trình đã thực hiện . Sản phẩm của học sinh

Mỗi nhóm có sản phẩm theo phân công ,

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1. HS chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ.

Bước 2. HS làm sản phẩm theo quy trình đã thiết kế

Bước 3. HS kiểm tra chất lượng sản phẩm, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm . HS điều chỉnh lại thiết kế , ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lý do cần điều chỉnh.

Bước 4. HS hoàn thành danh mục nguyên liệu và nhật kí làm việc. Bước 5. HS hoàn thiện sản phẩm, chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm. GV đôn đốc, hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoàn thiện sản phẩm .

a.Mục tiêu hoạt động : HS giới thiệu về sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu về sản phẩm đã đặt ra. Thuyết trình giới thiệu sản phẩm, đưa ra ý kiến nhận xét, phản biện, giải thích bằng kiến thức đã học , có ý thức cải tiến sản phẩm.

b.Nội dung hoạt động:

Các nhóm trình bày sản phẩm trước cả lớp. Giới thiệu về sản phẩm và trả lời các câu hỏi của các nhóm bạn , giáo viên . Đề xuất phương án cải tiến sản phẩm.

c.Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh

Kết thúc hoạt động, mỗi nhóm HS cần đạt được sản phẩm là chiếc gương soi và bài thuyết trình giới thiệu quy trình làm sản phẩm ( hoặc video giới thiệu quy trình làm ra sản phẩm )

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) KINH NGHIỆM HƯỚNG dẫn học SINH vận DỤNG KIẾN THỨC hóa học lớp 11 và lớp 12 tạo RA một số sản PHẨM DÙNG TRONG GIA ĐÌNH (Trang 41)