THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) KINH NGHIỆM HƯỚNG dẫn học SINH vận DỤNG KIẾN THỨC hóa học lớp 11 và lớp 12 tạo RA một số sản PHẨM DÙNG TRONG GIA ĐÌNH (Trang 54 - 56)

3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

- Xác định tính hiệu quả của việc hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để tạo ra các sản phẩm sử dụng trong gia đình.

- Đánh giá sự phù hợp của các sản phẩm học sinh làm được với các tiêu chí đánh giá đặt ra ban đầu.

- Đánh giá sự phù hợp của các hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng đã tổ chức trên lớp, ở nhà với kế hoạch dạy học đã đưa ra.

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

- Thiết kế một số hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng kiến thức để tạo ra sản phẩm ở các chủ đề dạy học thuộc đề tài.

- Đánh giá chất lượng tiết học, khả năng nhận thức, vận dụng của học sinh trong các chủ đề dạy học thuộc đề tài.

3.3. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi đã lựa chọn và tiến hành thực nghiệm sư phạm tại các lớp 11 và 12 của trường THPT Sào Nam, THPT Nam Đàn 1 và THPT Kim Liên trong năm học 2020-2021 và 2021- 2022. Các lớp thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau chất lượng học tập, GV dạy nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm , kế hoạch dạy học các chủ đề và thiết kế bài dạy được thực hiện nghiêm túc, cẩn thận. phương tiện dạy học phù hợp.

3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm

3.4.1. Tiến hành dạy học

- Lớp thực nghiệm hướng dẫn HS vận dụng sản xuất / làm các sản phẩm ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống gia đình.

- Dạy học ở các lớp đối chứng không vận dụng sản xuất các sản phẩm mà học sinh chỉ đọc, nghe, quan sát hình ảnh các sản phẩm ứng dụng.

3.4.2. Tiến hành kiểm tra

- Kiểm tra kết quả học tập của HS ở lớp. - Các sản phẩm HS làm / sản xuất được.

3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

3.5.1 Dựa vào chất lượng học tập của học sinh

Ở lớp thực nghiệm HS rất quan tâm và đánh giá cao hoạt động vận dụng tìm tòi, mở rộng theo hướng sản xuất ra sản phẩm dùng trong đời sống hàng ngày. Việc

tiếp nhận thông tin đặt vấn đề của GV và đề xuất ý tưởng, tìm kiếm thông tin có ích, xử lý thông tin và lên kế hoạch của HS rất nhanh nhạy. Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tư duy của các em phát triển tốt hơn. Việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong mỗi nhóm dễ dàng hơn, ý thức trách nhiệm và tự giác của các em thay đổi rất nhiều so với trước đây. HS hứng thú thực hiện nhiệm vụ được giao , phát triển các NL công nghê thông tin, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ học tập, vận dụng được kiến thức hoá học vào ứng dụng trong cuộc sống.

3.5.2. Dựa vào nhận xét của GV dạy thực nghiệm

Mặc dù đề tài thực hiện trong 2 năm học có dịch bệnh phức tạp, số lượng HS đến trường của các lớp thay đổi liên tục, thời gian học online kéo dài nhưng GV dạy thực nghiệm đều rất ủng hộ và muốn tiếp tục thực hiện các hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng theo hướng sản xuất ra các sản phẩm sử dụng trong đời sống gia đình. Các GV nhận thấy hướng đi này rất phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Các em chăm chỉ, chịu khó, sáng tạo và thông minh hơn.

3.5.3. Dựa vào nhận xét của GV dự giờ hoặc quan sát HS làm sản phẩm.

Rất nhiều sản phẩm của các nhóm HS được làm ra tại phòng thí nghiệm, nhà bếp của nhà trường nên rất nhiều GV đã quan sát và nhận thấy các em rất đoàn kết, khoa học, sáng tạo và linh hoạt trong khi hợp tác cùng nhau. Niềm vui, sự hồi hộp chờ thu hoạch sản phẩm của các em bộc lộ rất rõ. Các em rất hạnh phúc khi tự mình thưởng thức, chia sẻ cho mọi người sử dụng những sản phẩm được tạo ra sau mỗi bài học.

3.5.4. Dựa vào ý kiến của người dùng thử sản phẩm.

Với mỗi lần thu hoạch sản phẩm, các nhóm đều mời các thầy cô, bạn bè, phụ huynh… dùng thử và xin phản hồi. Ý kiến của người dùng thử khách quan, phản hồi tốt đã góp phần giúp các em tiến bộ sau mỗi chủ đề dạy học.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) KINH NGHIỆM HƯỚNG dẫn học SINH vận DỤNG KIẾN THỨC hóa học lớp 11 và lớp 12 tạo RA một số sản PHẨM DÙNG TRONG GIA ĐÌNH (Trang 54 - 56)